Châu Á hiện là một trong những lục địa được kiểm soát luật lệ tiền mã hóa nhiều nhất trên trái đất. Hồng Kông là quốc gia châu Á mới nhất thắt chặt luật tiền mã hóa đối với các nhà đầu tư và sàn giao dịch.
Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hồng Kông (SFC) đang tìm cách thắt chặt các luật lệ về tiền mã hóa hiện hành khi mối lo ngại về tội phạm tiền mã hóa và rửa tiền ngày càng gia tăng trên khắp Đông Nam Á.
Thắt chặt các luật lệ tiền mã hóa còn kém nghiêm ngặt
Quan điểm hiện tại của Hồng Kông về tiền mã hóa là một trong những quan điểm ít nghiêm ngặt nhất trong khu vực, điều này trái ngược hoàn toàn với cách tiếp cận cứng rắn hơn của khu vực Trung Quốc đại lục. Vì Hồng Kông là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, SFC được thiết lập để đánh giá lại các luật về tiền mã hóa, đặc biệt là về mặt quản lí lĩnh vực ICO.
Các hoạt động thương mại liên quan đến tiền mã hóa ở Trung Quốc bị cấm khá nhiều, vì vậy một số người có thể nghĩ rằng động thái này đã xảy ra quá hạn. Theo SFC, nếu một quỹ đầu tư có từ 10% trở lên trong tài sản kỹ thuật số thì bây giờ họ sẽ cần phải có giấy phép. Và thậm chí sau đó các công ty sẽ chỉ có thể bán sản phẩm của họ cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
SFC muốn thiết lập một chương trình tự nguyện, nơi các sàn giao dịch sẽ có thể kiểm tra tài sản kỹ thuật số của họ trong một thứ gọi là “một khu vực tự do (sandbox) được quản lí tạm thời,” và sau đó sẽ có thể quyết định xem họ có cần xin giấy phép hay không.
Các cảnh báo trước đó từ Hồng Kông
SFC Hồng Kông đã cảnh báo ngành công nghiệp trong nhiều tháng về kế hoạch áp đặt luật tiền mã hóa chặt chẽ hơn. Đầu năm nay vào tháng Hai, SFC đã cảnh báo bảy sàn giao dịch tiền mã hóa trong bối cảnh xảy ra các khiếu nại của các nhà đầu tư.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Hồng Kông đang tìm cách thắt chặt luật tiền mã hóa vì nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới hiện đang đánh giá lại lập trường của họ đối với các quy định về tiền mã hóa.
Có nhiều ưu và nhược điểm trong các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với ngành công nghiệp tiền mã hóa Hồng Kông. Mặc dù nhiều người cho rằng điều đó là cần thiết để bảo vệ các nhà đầu tư và che chở cho ngành công nghiệp, những người khác tin rằng luật tiền mã hóa mới có thể tốn kém và hoạt động nhằm chống lại các công ty tiền mã hóa ở Hồng Kông.
Giáo sư Daisuke Yasaku từ Viện nghiên cứu Daiwa tin rằng đó có thể là một tin tức tồi tệ đối với Hồng Kông khi cho biết:
“Các chi phí của quy định sẽ cao. Các yêu cầu từ sáng kiến SFC có thể sẽ quá nặng nề đối với một số nhà khai thác.”
Giá của việc chấp nhận tiền mã hóa rộng rãi hơn sẽ luôn cao, nhưng đó là cái giá chúng ta đôi khi phải trả để đảm bảo ngành công nghiệp và nhà đầu tư được bảo vệ. Việc thắt chặt luật tiền mã hóa ở Hồng Kông sẽ là điều tốt hay xấu cho ngành công nghiệp địa phương? Chỉ có thời gian mới trả lời được.
Nguồn: Tapchibitcoin.vn/ccn