Trang chủ Kiến Thức Crypto Compound Finance là gì?

Compound Finance là gì?

Compound Finance là nơi bạn có thể cho vay hoặc mượn tiền điện tử. Tất cả những gì bạn cần là ví Ethereum, một số tiền và bạn có thể vay hoặc kiếm lãi ngay lập tức.

Compound Finance

Quá trình cung cấp tài sản cho Compound khá đơn giản và tiền của bạn không do bất kỳ bên thứ ba nào nắm giữ.

Giới thiệu

Vay và cho vay trong lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Compound Finance là một trong những giao thức vay và cho vay tiền điện tử hàng đầu trong không gian DeFi. Theo một nghĩa nào đó, Compound là tài khoản tiết kiệm mà bạn có thể kiếm được tiền lãi và không cần phải tin tưởng vào một bên thứ ba nắm giữ số tiền của mình.

Trải nghiệm người dùng khá mượt mà và giao thức đã được thử nghiệm trong thời gian dài. Ngoài ra, nhiều yield farmer (người canh tác lợi nhuận) sử dụng Compound để vay tài sản và cung cấp chúng cho các giao thức DeFi khác.

Compound Finance là gì?                

Compound Finance là giao thức cho vay DeFi. Nói một cách kỹ thuật hơn, đó là giao thức thị trường tiền thuật toán. Bạn có thể coi nó như một thị trường mở để kiếm tiền, cho phép người dùng gửi tiền điện tử và kiếm lãi hoặc vay các loại tiền điện tử khác. Nền tảng sử dụng các hợp đồng thông minh để tự động hóa việc lưu trữ và quản lý vốn được thêm vào nền tảng.

Bất kỳ người dùng nào cũng có thể kết nối với Compound và kiếm lãi bằng ví Web 3.0, chẳng hạn như Metamask. Đây là lý do tại sao Compound là giao thức không cần sự cho phép. Tức là bất kỳ ai có ví tiền điện tử và kết nối Internet đều có thể tự do tương tác với nó.

Tại sao Compound hữu ích? Nhà cung cấp và người đi vay không phải thương lượng các điều khoản như trong môi trường truyền thống. Cả hai bên tương tác trực tiếp với giao thức để xử lý tài sản thế chấp và lãi suất. Không có đối tác nào giữ tiền, vì tài sản được giữ trong các hợp đồng thông minh được gọi là pool thanh khoản.

Lãi suất cung cấp và vay trên Compound được điều chỉnh theo thuật toán. Điều này có nghĩa là giao thức Compound tự động điều chỉnh lãi dựa trên cung và cầu. Ngoài ra, người nắm giữ token COMP cũng có quyền điều chỉnh lãi suất.

Compound Finance hoạt động như thế nào?

Các vị trí (tài sản cung cấp) trong Compound được theo dõi bằng token được gọi là cTokens, token gốc của Compound. cTokens là các token ERC-20 đại diện cho các xác nhận một phần của pool tài sản trong Compound.

Ví dụ: nếu bạn gửi ETH vào Compound, nó sẽ được chuyển đổi thành cETH. Nếu bạn gửi stablecoin DAI, nó sẽ được chuyển đổi thành cDAI. Nếu bạn gửi nhiều coin, mỗi coin sẽ kiếm được lãi suất dựa trên lãi suất cá nhân của chúng. Nói cách khác, cDAI sẽ kiếm được lãi suất của cDAI và cETH sẽ kiếm được lãi suất cETH.

cTokens có thể được đổi lấy phần của pool mà chúng đại diện, làm cho các tài sản được cung cấp có sẵn trong ví được kết nối. Khi thị trường tiền tệ kiếm được lãi suất (đi vay tăng lên) thì cTokens kiếm được lãi suất và có thể chuyển đổi thành nhiều tài sản cơ bản hơn. Về cơ bản, điều này có nghĩa là kiếm lãi trên Compound chỉ đơn giản là nắm giữ token ERC-20.

Quá trình bắt đầu với việc người dùng kết nối ví hỗ trợ Web 3.0 của họ, chẳng hạn như Metamask. Sau đó, có thể chọn bất kỳ tài sản nào để mở khóa mà họ muốn tương tác. Nếu tài sản được mở khóa, người dùng có thể vay hoặc cho vay nó.

Cho vay khá đơn giản. Mở khóa tài sản mà bạn muốn cung cấp thanh khoản và ký một giao dịch qua ví của bạn để bắt đầu cung cấp vốn. Các tài sản ngay lập tức được thêm vào pool và bắt đầu kiếm lãi theo thời gian thực. Đây là khi tài sản được chuyển đổi thành cTokens.

Đi vay phức tạp hơn một chút. Đầu tiên, người dùng ký quỹ (tài sản thế chấp) để trang trải khoản vay của họ. Đổi lại, họ có “quyền vay” được yêu cầu để vay trên Compound. Mỗi tài sản có sẵn để cung cấp sẽ thêm một quyền vay khác. Sau đó, người dùng có thể vay tùy theo quyền vay mà họ có.

Tương tự như nhiều dự án DeFi khác, Compound hoạt động với khái niệm thế chấp vượt mức. Điều này có nghĩa là người đi vay phải cung cấp nhiều hơn giá trị họ muốn vay để tránh bị thanh lý.

Cần lưu ý rằng mọi tài sản đều có một tỷ lệ phần trăm vay và cung cấp hàng năm duy nhất (APR). Vì tỷ lệ vay và cung cấp được điều chỉnh dựa trên cung và cầu nên mỗi tài sản sẽ có một mức lãi suất riêng cho cả cho vay và đi vay. Như đã thảo luận trước đây, mỗi tài sản sẽ có lãi suất khác nhau.

Compound Finance hỗ trợ những tài sản nào?

Kể từ ngày 01/9/2020, các tài sản được hỗ trợ cho vay và vay bằng Compound gồm:

  • ETH
  • WBTC (Wrapped Bitcoin)
  • USDC
  • DAI
  • USDT
  • ZRX
  • BAT
  • REP

Các token khác có thể sẽ được thêm vào trong tương lai.

Quản trị của Compound hoạt động như thế nào?

Compound khởi đầu là một công ty do Robert Leshner thành lập và được các nhà đầu tư mạo hiểm tài trợ. Tuy nhiên, quản trị của Compound Finance đang dần được phân cấp nhờ token COMP. Token mang lại cho holder (người nắm giữ) phí và quyền quản trị giao thức.

Do đó, chủ sở hữu token có thể thực hiện các thay đổi đối với giao thức thông qua đề xuất cải tiến và bỏ phiếu on-chain. Mỗi token đại diện cho một phiếu và người nắm giữ có thể bỏ phiếu cho các đề xuất với số lượng token nắm giữ của họ. Trong tương lai, giao thức có thể hoàn toàn được holder token COMP quản trị.

Một số vấn đề phổ biến nhất mà người nắm giữ COMP bỏ phiếu là gì?

  • Những thị trường cToken được niêm yết.
  • Lãi suất và yêu cầu thế chấp cho từng tài sản.
  • Sử dụng những oracle blockchain nào.

Ưu và nhược điểm của Compound Finance

Người dùng sử dụng Compound để làm gì? Kiếm lãi là một trường hợp sử dụng đơn giản và trải nghiệm người dùng của Compound khá thân thiện với người mới bắt đầu. Nhưng Compound cũng có thể là một cách hiệu quả để các trader cao cấp hơn tăng đòn bẩy cho vị thế.

Ví dụ: giả sử một trader long ETH và họ cung cấp ETH đó cho giao thức Compound. Sau đó, họ vay USDT so với ETH mà họ đã cung cấp và mua thêm ETH bằng số tiền đó. Nếu giá ETH tăng lên và lợi nhuận thu được nhiều hơn lãi phải trả khi đi vay, họ sẽ kiếm được lợi nhuận.

Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng rủi ro. Nếu giá ETH giảm, họ sẽ vẫn phải trả lại số tiền đã vay kèm theo lãi suất và ETH mà họ đưa ra làm tài sản thế chấp có thể bị thanh lý.

Còn rủi ro nào không? Compound được các công ty như Trail of Bits và OpenZeppelin kiểm toán. Mặc dù họ thường được coi là các công ty kiểm toán có uy tín, nhưng lỗi và lỗ hổng có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn và chúng là điều thường gặp ở bất kỳ phần mềm nào.

Người dùng nên xem xét cẩn thận tất cả các rủi ro trước khi gửi tiền vào một hợp đồng thông minh. Nhưng với bất kể loại sản phẩm tài chính nào, không bao giờ nên mạo hiểm với số tiền nhiều hơn mức có thể mất.

Kết luận

Compound là một trong những giải pháp vay và cho vay phổ biến nhất trong DeFi. Khi nhiều sản phẩm khác tích hợp hợp đồng thông minh của họ vào ứng dụng, Compound là một phần không thể thiếu của hệ sinh thái DeFi.

Một khi quản trị được phân quyền hoàn toàn, Compound có thể củng cố vị trí trong DeFi như một trong những giao thức thị trường tiền tệ cốt lõi.

Minh Anh

Theo Academy Binance

MỚI CẬP NHẬT

Trump bổ nhiệm cựu cầu thủ bóng đá Bo Hines làm người đứng đầu...

Vào Chủ nhật trên Truth Social, Donald Trump đã bổ nhiệm hai nhân vật mới làm cố vấn về các vấn đề kinh tế. Đáng...

Liệu Ethereum có cần “Michael Saylor” của riêng mình?

Nhà giáo dục và người ủng hộ Ethereum, Anthony Sassano đã đưa ra lập luận rằng một người nào đó sẽ thay mặt cho...

Stablecoin RLUSD của Ripple Labs là gì?

RLUSD là một loại stablecoin được phát triển bởi Ripple Labs, tổ chức đứng sau XRP. Với mục tiêu tạo ra một loại tiền...

Tâm lý xã hội về Bitcoin chạm đáy trong năm, báo hiệu giá sắp...

Tâm lý xã hội về Bitcoin đã chạm mức thấp nhất vào năm 2024, báo hiệu khả năng giá sắp phục hồi trên ngưỡng...
stablecoin

SpaceX của Elon Musk sử dụng stablecoin để phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Theo nhà đầu tư mạo hiểm Chamath Palihapitiya đến từ Silicon Valley cho biết trong podcast All-In vào thứ 6, SpaceX đang sử dụng...

UAE hiện nắm giữ 40 ​​tỷ đô la Bitcoin

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện sở hữu 40 tỷ đô la Bitcoin sau nhiều năm đầu tư để xây...

4 sự kiện kinh tế quan trọng có thể định hình giá trị của...

Khi năm 2024 đang dần khép lại, cộng đồng đam mê Bitcoin không khỏi xôn xao suy đoán về tương lai của đồng tiền...
Wall Street Pepe presale xuất sắc huy động vượt 33,5 triệu USD

Dogecoin và Pepe phục hồi mạnh mẽ, Wall Street Pepe presale xuất sắc huy...

Sau cú sụt giảm mạnh khiến toàn bộ thị trường điêu đứng, Bitcoin đã ngay lập tức phục hồi ấn tượng, tăng 3,9% và...

Tin vắn Crypto 22/12: Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng giá...

Từ nhận định Bitcoin đã sẵn sàng bước vào giai đoạn parabol của chu kỳ thị trường hiện tại đến Spacecoin XYZ đã phóng...
doge-giam-gia

Dogecoin lao dốc 30% từ đỉnh, đối mặt nguy cơ tụt dưới mốc $0,20

Giá Dogecoin (DOGE) giảm hơn 30% so với mức cao nhất năm là $0,48 vào đầu tháng này. Sự sụt giảm được liên kết...

Nhiều Bitcoin “ngủ đông” đang dần hồi sinh và được chuyển đến ví mới

Trong suốt bốn ngày qua, giá Bitcoin liên tục thoái lui khỏi mức đỉnh kỷ lục 108.000 USD, chứng kiến giá trị giảm hơn...

Doanh số NFT tăng 32% trong tuần đạt 304 triệu đô la

Tuần trước, doanh số bán NFT dựa trên Ethereum đã ghi nhận mức tăng mạnh, đẩy tổng khối lượng giao dịch NFT kỹ thuật...

Altcoin tăng 20.000% và 9 token khác đang dẫn đầu về hoạt động cá...

Dữ liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu thị trường Santiment đã chỉ ra một altcoin đang ghi nhận mức tăng trưởng ấn...
XRP

Cá voi XRP mua dip, ảnh hưởng thế nào đến giá?

Giá Ripple (XRP) giảm gần đây đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư lớn, với dữ liệu on-chain cho thấy...
Bitcoin

Bitcoin sụp đổ có thể là bước đệm cho sự phục hồi lịch sử...

Giá Bitcoin gần đây đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 108.364 đô la trước khi lao dốc xuống còn 92.118 đô...

Cựu CEO Binance.US Brian Brooks gia nhập hội đồng quản trị MicroStrategy

MicroStrategy, công ty phần mềm nổi bật của bò Bitcoin Michael Saylor, vừa thông báo việc bổ nhiệm cựu CEO của Binance.US, Brian Brooks,...