DeFi đã phát triển khá rõ ràng kể từ khi thành lập. Được ra mắt để thay đổi cơ bản nền kinh tế tài chính toàn cầu, hệ thống tương đối mới lạ này mang đến cho người dùng một loạt các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến công nghệ cao.
Với hàng tỷ đô la đổ vào không gian hàng ngày, hệ thống không rõ ràng, được kiểm soát chặt chẽ và truyền thống đã dần mất đi tính độc quyền đối với những người đam mê công nghệ.
Sau khi tìm thấy các ngách cụ thể, các sàn giao dịch phi tập trung đã bắt đầu đi trên con đường của riêng họ. Uniswap và SushiSwap – hai trong số những tên tuổi lớn nhất trong không gian DeFi, đã phân nhánh theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ, Uniswap đã bắt đầu chủ yếu tập trung vào giao dịch giao ngay trên Ethereum và L2.
Mặt khác, SushiSwap đã hướng nhiều hơn đến các sản phẩm DeFi khác biệt khác. Trên thực tế, cơ sở người dùng của họ thậm chí còn trở nên hợp lý và khác biệt hơn.
Cuộc chiến on-chain
Trong khoảng thời gian xảy ra flash crash vào tháng 5 năm nay, việc sử dụng DeFi đã giảm mạnh. Điển hình, đó là thời điểm mà sự khác biệt thậm chí còn trở nên rõ ràng và nổi bật hơn.
Trong khoảng thời gian nói trên, khối lượng hàng tuần của Sushiswap đã giảm 85% trong khi Uniswap chỉ giảm 68%, cho thấy hoạt động kém hiệu quả của Sushi.
Nguồn: Dune Analytics
Tuy nhiên, trong cùng khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7, số lượng người dùng và giao dịch chỉ giảm từ một đến hai con số. Số lượng giao dịch cao không chuyển thành khối lượng giao dịch, nói chung, ngụ ý rằng người dùng Sushi đang canh tác lợi nhuận (yield farming) và liên tục bán token mà họ kiếm được hơn là giao dịch.
Do đó, sẽ không sai khi khẳng định rằng cơ sở người dùng của Sushi chủ yếu bao gồm những người tham gia DeFi và cơ sở người dùng bán lẻ tương đối thấp.
Nguồn: Dune Analytics
Điều thú vị là trong giai đoạn phục hồi sau đó, số lượng của Sushi đã tăng gần 170% so với mức đáy cục bộ, trong khi của Uniswap chỉ tăng 97%.
Kết hợp điều này với quy mô giao dịch trung bình trên mỗi người dùng và các trader hàng tuần duy nhất, có thể suy ra rằng SusipSwap đã hoạt động tốt hơn Uniswap trong vài tháng qua.
Quy mô giao dịch trung bình trên mỗi người dùng của SusipSwap và Uniswap.
Trader hàng tuần duy nhất của SusipSwap và Uniswap.
Các sản phẩm DeFi bổ sung cung cấp những cách mới để tương tác với nền tảng của Sushi và điều đó, khá rõ ràng, mang lại cho nó một lợi thế hơn so với Uniswap. Nói chung, họ đã có thể kiếm thêm doanh thu và tăng lượng người tham gia mới vào hệ sinh thái.
Có hai yếu tố chính gồm đợt bán Bit DAO – tạo ra khối lượng hơn 250 triệu đô la trên nền tảng – và dịch vụ bán chéo (cross-selling) sản phẩm của Shoyu – nền tảng NFT gốc của Sushi.
Nói một cách đơn giản, cross-selling là mời khách hàng mua các mặt hàng có liên quan/ bổ sung. Do đó, Sushiswap đã có thể tăng doanh thu một cách hoàn toàn tự nhiên mà không tái phát các chi phí bổ sung, không mong muốn.
Mặc dù có sự khác biệt về cơ sở người dùng và sản phẩm, giá SUSHI và UNI đều có mối tương quan khá cao và đang tạo ra mức cao và mức thấp cùng nhau. Trên thực tế, chúng phản ánh khá nhiều chuyển động của nhau trên biểu đồ giá.
Vì vậy, mặc dù có con đường hoạt động khác nhau cho đến nay, vẫn sẽ cần thời gian để cả hai hệ sinh thái trưởng thành và phát triển độc lập.
Nguồn: TradingView
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- UNI và DYDX cần động lực từ một “sự kiện vĩ mô” khác để tăng trưởng
- SUSHI có thể sớm tiến tới mức cao nhất mọi thời đại của nó
Annie
Theo Ambcrypto