Ngân hàng Thế giới gần đây đã báo cáo giá năng lượng toàn cầu có thể vẫn ở mức “cao trong lịch sử” cho đến năm 2024. Họ dự kiến giá năng lượng sẽ “tăng hơn 50% vào năm 2022”. Với năng lượng là chi phí trực tiếp duy nhất mà mạng khai thác Bitcoin phải trang trải, điều này có ý nghĩa gì đối với tương lai của ngành khai thác PoW?
Giám đốc quản lý Mas Nakachi tại XBTO cho biết:
“Giá năng lượng toàn cầu tăng vọt có thể sẽ dẫn đến biên lợi nhuận cho các thợ mỏ Bitcoin thắt chặt hơn, gây giảm động lực tổng thể để khai thác Bitcoin”.
Giảm hashrate
Tính bảo mật của mạng Bitcoin phụ thuộc vào việc duy trì hashrate, là tổng sức mạnh tính toán được chỉ định để khai thác các khối mới. Nếu động lực khai thác Bitcoin giảm, điều này có thể khiến các thợ mỏ rời khỏi mạng. Vào năm 2021, hashrate của Bitcoin giảm 40% trong một tháng do thợ mỏ ngừng hoạt động ở Trung Quốc. Tuy nhiên, biểu đồ bên dưới cho thấy hashrate và hành động giá Bitcoin dường như không tương quan. Đây là một chủ đề được Bitcoin Maxis tranh luận sôi nổi. Hashrate giảm vào tháng 10/2020 đã không thể ngăn cản đợt tăng giá diễn ra ngay sau đó. Hơn nữa, khi hashrate giảm mạnh vào tháng 6/2021, giá vẫn ổn định, đạt mức cao nhất mọi thời đại chỉ vài tháng sau đó.
Hashrate trung bình của Bitcoin | Nguồn: Glassnode
Bên cạnh đó, hashrate giảm xuống không làm thị trường hoảng sợ vì có biện pháp bảo vệ tích hợp trong code được gọi là “độ khó”. Nếu số lượng người tham gia mạng thấp hơn, sức mạnh cần thiết để khai thác một khối và độ khó cũng sẽ giảm và ngược lại. Cơ chế này giúp ngăn chặn các cuộc tấn công trên mạng do gia tăng đột ngột sức mạnh khai thác hoặc một sự kiện chưa từng có tiền lệ, khiến nhiều thợ mỏ phải rời khỏi mạng, như đã xảy ra ở Trung Quốc. Kevin Zhang, phó chủ tịch của công ty khai thác Foundry cho biết sau cuộc đàn áp các thợ mỏ của Trung Quốc:
“Khi càng nhiều hashrate rời khỏi mạng, độ khó sẽ điều chỉnh giảm xuống và hashrate vẫn hoạt động trên mạng sẽ nhận được nhiều phần thưởng khai thác theo tỷ lệ hơn”.
Tăng độ khó
Hơn nữa, độ khó của Bitcoin gần đây đạt mức cao nhất mọi thời đại và do đó sức mạnh cần thiết để khai thác một khối tăng lên. Càng thêm nhiều sức mạnh tính toán vào mạng, thì khai thác một khối càng trở nên khó khăn hơn. Đây là cơ chế được xây dựng để đảm bảo rằng nguồn cung của Bitcoin không đổi. Bởi vì điều này, sẽ mất hơn 100 năm để khai thác 2 triệu Bitcoin còn lại. Tuy nhiên, như Samuel Becker từ Sofi Learn giải thích:
“Khi việc khai thác Bitcoin trở nên khó khăn hơn, quá trình này tiêu tốn nhiều điện hơn”.
Mức độ tham gia và doanh thu từ khai thác Bitcoin dự kiến sẽ tăng trong vài năm tới, đạt 4,5 tỷ đô la vào năm 2026. Số lượng thợ mỏ gia tăng sẽ làm tăng độ khó và do đó làm giảm phần thưởng Bitcoin trên mỗi hash. Hiện tại, phần thưởng cho mỗi 100TH/s là 0,00042199 BTC mỗi ngày (16,2 đô la) chưa tính đến chi phí điện.
Chi phí sản xuất
Chi phí cho mỗi megawatt năng lượng đối với các thợ mỏ Bitcoin lớn như Hut8, Greenridge, Hive và Marathon dao động từ 22-40 đô la. Điều này có nghĩa là đối với một công ty như Hut8, năng lượng khai thác ở mức 2,54 E/H. Chi phí điện cho công ty tổng cộng là 36,9 triệu đô la vào năm 2019, với lợi nhuận là 172.124 đô la. Báo cáo hàng năm của họ cho thấy nếu giá này tăng 30%, họ sẽ lỗ 10,8 triệu đô la. Giá của Bitcoin vào năm 2019 chỉ là 9.300 đô la ở mức cao nhất và họ nổi tiếng là holder Bitcoin bền bỉ.
Báo cáo thường niên năm 2021 của họ ghi nhận:
“Yếu tố thời vụ duy nhất mà công ty gặp phải có liên quan đến những thay đổi giá điện tiềm ẩn dựa trên sự biến động của giá khí đốt tự nhiên trên thị trường, điều này ảnh hưởng đến tất cả các cơ sở của Hut 8”.
Giá khí đốt tự nhiên tăng 100% kể từ tháng 12/2021, trong khi giá Bitcoin giảm 25%. Chi phí nhiên liệu cung cấp cho các hoạt động khai thác tăng 100% (giả sử chi phí này đã được chuyển cho thợ mỏ), trong khi lợi nhuận giảm 25% khi được định giá bằng đô la.
Biểu đồ giá khí đốt tự nhiên 1 ngày | Nguồn: TradingView
Hơn nữa, Hut8 tuyên bố trong các yếu tố rủi ro phát sinh từ mô hình kinh doanh của họ:
“Công ty có thể đối mặt với rủi ro gián đoạn nguồn cung cấp điện và tăng giá điện”.
Tuy nhiên, họ liệt kê một số thỏa thuận tại chỗ, cho thấy các hợp đồng giá cố định đã được đưa ra để giảm thiểu rủi ro này. Một thợ mỏ lớn khác, Marathon, cũng tuyên bố trong báo cáo hàng năm rằng họ phải trả chi phí cố định là 0,042 đô la/kWh cho mức tiêu thụ điện của mình.
Kết luận
Do đó, có vẻ như một số thợ mỏ lớn hoạt động để giúp bảo mật mạng đã có các hợp đồng năng lượng có giá cố định, giúp họ tránh được nguy cơ gánh chịu chi phí năng lượng tăng theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, vẫn có rủi ro bản thân các công ty năng lượng không thực hiện được các thỏa thuận, vì trên thực tế một số công ty năng lượng của Vương quốc Anh đã phá sản vào năm 2021.
Bất chấp điều đó, phải có kịch bản về ngày tận thế cho thợ mỏ Bitcoin buộc họ rời mạng để có tác động thực sự. Nếu việc mất 65% sức mạnh khai thác Bitcoin vào năm 2021 chỉ là một cú hích tốc độ, thì rất có thể cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ có tác động tương tự.
Giá khí đốt tự nhiên hiện đang ở mức cao nhất kể từ khi Bitcoin được tạo ra, tuy nhiên vào năm 2008, giá đã cao hơn 100% so với hiện tại. Cuối cùng, theo Ark Investments, 76% sức mạnh khai thác của Bitcoin đến từ năng lượng tái tạo. Những thợ mỏ duy nhất có vẻ như bị một cuộc khủng hoảng năng lượng ảnh hưởng là thợ mỏ cá nhân, tư nhân phụ thuộc vào mạng lưới năng lượng truyền thống. Bất kỳ ai khai thác Bitcoin tại nhà với máy đào ASIC có thể cần phải chuyển sang năng lượng tái tạo hoặc phải chịu chi phí cao trong 24 tháng tới.
Đăng ký tài khoản Binance tại đây (giảm 10% phí giao dịch Spot, Margin và Futures): https://accounts.binance.com/en/register?ref=29171587
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Tiền điện tử và chứng khoán mất hàng tỷ đô la khi Fed dự kiến tăng lãi suất quyết liệt vào tuần tới
- Sử dụng năng lượng tái tạo để đào Bitcoin tăng gần 60% trong một năm
- Chỉ số đô la (DXY) chạm ngưỡng kháng cự dài hạn, điều này có giúp BTC phục hồi?
Đình Đình
Theo Cryptoslate