Nic Carter nghi ngờ rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây của Hoa Kỳ là một mưu đồ để đẩy nhanh việc áp dụng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC).
Đối tác chung tại Castle Island Ventures cho biết tình trạng hỗn loạn vào cuối tuần qua đã củng cố vị trí của CBDC. Giờ đây, “không ai tin tưởng” các ngân hàng và CBDC là một giải pháp cứu họ khỏi mớ hỗn độn và có mối liên hệ trực tiếp giữa mọi người với ngân hàng trung ương.
“Vị trí chính trị của CBDC trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều vào cuối tuần trước. CBDC bị cho là làm mất tính trung gian của các ngân hàng thương mại, nhưng bây giờ không ai tin tưởng các ngân hàng thương mại nữa”.
Điều quan trọng cần lưu ý là tồn tại nhiều mô hình CBDC khác nhau, bao gồm cả mô hình “bán buôn” sử dụng trung gian ngân hàng.
Tuy nhiên, khi có thêm thông tin chi tiết về cuộc khủng hoảng ngân hàng, bao gồm các cáo buộc về âm mưu có chủ ý nhằm bôi nhọ tiền điện tử, đánh giá của Carter càng có trọng lượng hơn.
Ngành ngân hàng Hoa Kỳ hỗn loạn
Vào ngày 9/3, Silvergate thông báo ngừng hoạt động sau các vấn đề về thanh khoản. “Ngân hàng tiền điện tử” cho biết họ đang gặp khó khăn trong bối cảnh lượng rút tiền tăng đột biến vào quý 4/2022 – khiến họ buộc phải bán tài sản thua lỗ để trang trải các khoản nợ rút tiền.
Silicon Valley Bank đã được Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) tiếp quản vào ngày 10/3, do công ty cho vay công nghệ đang suy kiệt này phải chịu cuộc khủng hoảng thanh khoản do một loạt các khoản rút tiền hàng loạt.
Vụ việc đã làm dấy lên cuộc thảo luận về việc làm thế nào ngân hàng lớn thứ 16 của Hoa Kỳ có thể trở nên bi thảm như vậy, đặc biệt là khi nó vẫn được vốn hóa tốt.
Tương tự như vậy, các nhà quản lý New York đã đóng cửa Signature Bank vào ngày 12/3, vì cần phải ngăn chặn cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng.
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã công bố Cơ sở cho vay dành cho các ngân hàng (BTFP) để đối phó với cuộc khủng hoảng. Chương trình sẽ cho các tổ chức tài chính vay theo mệnh giá của tài sản nắm giữ, do đó đảm bảo hệ thống có đủ thanh khoản.
Thông điệp anti-crypto
Thành viên hội đồng quản trị của Signature Bank và cựu Dân biểu của Hoa Kỳ, Barney Frank, cho rằng ngân hàng không gặp phải lo ngại về khả năng thanh toán và bị tịch thu tùy tiện. Frank quy điều này cho các cơ quan quản lý muốn bôi nhọ ngành công nghiệp tiền điện tử.
“Tôi nghĩ một phần những gì đã xảy ra là do các cơ quan quản lý muốn gửi một thông điệp anti-crypto quyết liệt”.
Adam Cochran, Đối tác tại Cinneamhain Ventures, cho biết điều đáng lo ngại là các giao thức FDIC có thể được sử dụng để “lừa” cổ đông của Signature Bank.
Cochran đã nói về hành vi sai trái chính trị để thúc đẩy chương trình nghị sự ẩn. Anh gọi những hành động này là nỗ lực “múa rìu qua mắt thợ” nhằm bắt nạt ngành công nghiệp tiền điện tử.
“Các nhà quản lý cố gắng bắt nạt ngành công nghiệp vì họ biết rằng họ không thể đấu tranh trên một sân chơi công bằng”.
Thêm vào đó, nhà tối đa hóa Bitcoin Jimmy Song cho biết BTFP quốc hữu hóa lĩnh vực ngân hàng một cách hiệu quả, khiến CBDC trở thành “phát triển tự nhiên” từ đây.
Các nhà phê bình cho rằng CBDC có khả năng trở thành chế độ chuyên chế tài chính, chẳng hạn như ra lệnh cho tiền có thể được chi tiêu như thế nào và ở đâu.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Bitcoin tăng vọt lên $26.200 khi Mỹ công bố dữ liệu CPI tăng 0,4% trong tháng 2
- Ấn Độ đạt được bước tiến với CBDC e-rupi
- Chuyển động CBDC: Nga, Nhật Bản, Brazil đẩy nhanh thí điểm
Đình Đình
Theo Cryptoslate