Khi nói đến việc các nhà đầu tư bán lẻ chấp nhận tiền điện tử, Châu Á là châu lục nổi bật đi đầu toàn cầu. Trên thực tế, Việt Nam đứng đầu báo cáo địa lý tiền điện tử năm 2022 của Chainalysis. Tuy nhiên, đối với các tổ chức tài chính truyền thống (TradFi) của châu Á, đó lại là một câu chuyện khác. Các ngân hàng và tổ chức tài chính ở lục địa đông dân nhất thế giới đang tụt hậu so với các đồng nghiệp toàn cầu trong việc nắm bắt công nghệ blockchain.
Với làn sóng đổi mới và chấp nhận như vậy trong khu vực Châu Á–Thái Bình Dương, có thể bây giờ là thời điểm thích hợp để TradFi nắm lấy Web3. Các chu kỳ gấu chứng tỏ đây là lúc tốt nhất để xây dựng và các tổ chức TradFi có thể bị bỏ lại phía sau vĩnh viễn vào thời điểm đợt tăng giá tiếp theo diễn ra.
Hãy bắt đầu từ khía cạnh thanh toán. Cơ sở hạ tầng này là nhiệm vụ quan trọng để tiền điện tử thực sự trở thành xu hướng chủ đạo. Xu hướng chung cho thấy những gã khổng lồ thanh toán TradFi đang tìm kiếm hợp tác với các công ty có nguồn gốc từ tiền điện tử, thường là với một tổ chức tài chính được cấp phép hoạt động.
Thế giới crypto nghe về thông báo hợp tác thanh toán mới mỗi tuần tại các thị trường phương Tây. Ví dụ như những tin tức gần đây về thẻ tiền điện tử trả trước của Binance và Mastercard ở Brazil hoặc Huobi và Solaris tung ra thẻ crypto-to-fiat ở EU. Trong khi đó, mức độ phát triển của không gian này đang bị tụt hậu nghiêm trọng ở châu Á. Một ví dụ điển hình là các sáng kiến do Mastercard đề xuất với BitKub có trụ sở tại Thái Lan, Amber Group có trụ sở tại Singapore và Coinjar có trụ sở tại Úc, được công bố vào năm 2021. Nhưng chỉ có sáng kiến thứ hai trong số ba sáng kiến này thành hiện thực, cho thấy tỷ lệ thành công thấp của các quan hệ đối tác như vậy trong khu vực cho đến nay.
Tiếp theo, cũng có khoảng cách khu vực trên mặt trận đầu tư. Hong Kong Exchanges and Clearing gần đây đã tạo ra bước đột phá mới vào tháng 12/2022 với quỹ hoán đổi danh mục (ETF) tiền điện tử đầu tiên của châu Á. Nhưng những bước đầu tiên này diễn ra hơn một năm sau khi các sàn giao dịch ở Bắc Mỹ tung ra sản phẩm tương tự vào năm 2021. Trong một báo cáo gần đây, Accenture nhận thấy “2/3 công ty quản lý tài sản ở châu Á không có kế hoạch cung cấp bất kỳ hình thức đề xuất tài sản kỹ thuật số nào”. Thay vào đó, các nhà đầu tư của châu Á đang tìm đến các diễn đàn trực tuyến để được tư vấn.
Hơn thế nữa, các công ty truyền thống của châu Á thậm chí còn chậm chạp trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số thông thường. Một báo cáo từ Broadridge cho thấy các tập đoàn Châu Á–Thái Bình Dương chậm hơn trong hầu hết mọi chỉ báo, lưu ý đến ảnh hưởng của các tập đoàn đó đối với tổ chức tài chính phục vụ họ.
Để không bỏ lỡ thông tin, mời quý độc giả theo dõi Telegram của chúng tôi: https://t.me/tapchibitcoinvn
Tuy nhiên, sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua một vài hào quang của TradFi trong bối cảnh tiền điện tử của Châu Á. DBS Bank của Singapore thường xuyên đứng đầu các cuộc thăm dò trong ngành về đổi mới các ứng dụng blockchain. Tại Thái Lan, Siam Commercial Bank thể hiện cam kết vững chắc với Web3 thông qua đơn vị SCB10x. Union Bank Philippines và Kenanga của Malaysia cũng đang khám phá không gian, trong số những tổ chức khác. Nhưng nhìn chung, các ví dụ về sự dẫn đầu của TradFi châu Á đối với tiền điện tử là rất ít.
Cơ hội để nhảy vọt?
Trong bối cảnh đó, các thị trường mới nổi ở châu Á đang chú ý đến cơ hội để vượt qua sự thống trị của các quốc gia phát triển về TradFi. Nhiều người chơi đang tìm cách phát triển hệ sinh thái Web3 và hệ thống tài chính tiền điện tử của riêng khu vực, cho dù TradFi địa phương có hưởng ứng hay không.
Lấy ví dụ, ứng dụng đầu tư tập trung vào tiền điện tử Pintu của Indonesia được tạo ra trong bối cảnh bùng nổ ứng dụng do đại dịch tại quốc gia này. Và tất nhiên, không thể thiếu dự án thành công lớn nhất của GameFi trên thế giới: Axie Infinity được studio Sky Mavis của Việt Nam phát triển và do đội ngũ kỹ sư tài năng sâu rộng của Việt Nam điều hành. Một ví dụ đáng chú ý khác là Animoca Brands có trụ sở tại Hồng Kông đang tiếp cận vốn đầu tư mạo hiểm thông qua quan hệ đối tác với nhiều công ty gốc Web3.
Một biểu hiện khác của hy vọng này là sự quan tâm ngày càng tăng trong khu vực đối với tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC). Lào gần đây bắt đầu thử nghiệm với một công ty blockchain có trụ sở tại Nhật Bản và chỉ là một trong 35 quốc gia khám phá các sáng kiến CBDC ở châu Á. Có lẽ một số ngân hàng trung ương trong khu vực đang dự tính chuyển thẳng sang blockchain trong khi bỏ qua quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng TradFi địa phương thường rất khó khăn.
Câu hỏi đặt ra là liệu các tổ chức truyền thống của khu vực có muốn hoặc thậm chí cần phải bắt kịp các đồng nghiệp phương Tây trong việc tiếp nhận Web3 hay không? Cho đến nay, Châu Á tiếp nhận rộng rãi tiền điện tử ở cấp cơ sở, cũng như các công ty có nguồn gốc từ tiền điện tử đang thống trị trong các lĩnh vực tương ứng của họ.
Nói tóm lại, bối cảnh crypto của châu Á hiện có đủ động lực để tự phát triển, từ việc chấp nhận của người dùng, cho đến phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư. Do đó, nếu TradFi châu Á muốn có một phần trong miếng bánh Web3, thì tốt hơn hết họ nên bắt kịp trước đợt tăng giá tiếp theo. Ngược lại, hệ sinh thái Web3 có thể không cần đến họ.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Cameron Winklevoss dự đoán bullrun tiền điện tử tiếp theo sẽ được châu Á thúc đẩy
- Singapore – Con rồng Châu Á với cách tiếp cận tiền điện tử khác biệt
- TVL Gains Network bùng nổ sau khi ra mắt trên Arbitrum, thu hẹp khoảng cách với GMX
Đình Đình
Theo Cryptoslate