Theo báo cáo từ Nikkei Asian Review, đại dịch Virus Corona đã thúc đẩy nhiều quốc gia châu Á áp dụng công nghệ blockchain để bảo mật dữ liệu của họ qua Internet nhằm chống lại hacker và những kẻ trộm mạng.
Sự gia tăng áp dụng này diễn ra khi The Business Research Company cho biết thị trường blockchain toàn cầu dự kiến sẽ chạm mốc 15,88 tỷ đô la vào năm 2023.
Tomohiro Maruyama, quản lý cấp cao của PwC Consulting, nói với Nikkei rằng ông tin sự chuyển đổi kỹ thuật số quy mô lớn do COVID-19 gây ra đã dẫn đến việc sử dụng blockchain để bảo vệ chống lại gian lận. Ông kêu gọi các công ty khác áp dụng blockchain để bảo mật dữ liệu, kinh doanh và các cuộc họp của họ qua Internet và nói rằng “nhiều công ty hơn nên áp dụng blockchain sau đại dịch”.
Maruyama tin rằng Blockchain đã nổi lên như một giải pháp lý tưởng để chống lại hàng giả kỹ thuật số, điều này đã khiến các công ty áp dụng nó. “Blockchain nổi lên như một giải pháp chống lại kỹ thuật số giả mạo, thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng công nghệ này”.
Kenta Akutsu, CEO của startup LasTrust tại Nhật Bản tiết lộ rằng, công ty của ông đã nhận được nhiều yêu cầu kể từ sự bùng phát của virus Corona. Công ty ông đã tung ra một dịch vụ blockchain vào tháng 9 có tên là “CloudCerts”, cung cấp chứng chỉ kỹ thuật số cho các trường đại học, bảng điểm học tập và bằng tốt nghiệp dự kiến cho sinh viên đại học đang tìm kiếm việc làm.
Về phần mình, BitFlyer Holdings đã công bố một ứng dụng dựa trên blockchain cho phép các cổ đông tổ chức những cuộc họp của họ và cũng có thể bỏ phiếu trực tuyến một cách an toàn. Theo công ty, ứng dụng ngăn chặn đạo văn bằng cách liên kết với hệ thống My Number ở Nhật Bản, cho phép các cổ đông bỏ phiếu từ xa một cách an toàn. Công ty giải thích rằng, họ đã sử dụng ứng dụng này để tổ chức một cuộc họp của các cổ đông vào tháng 6 năm ngoái và họ có kế hoạch ra mắt ứng dụng tại địa phương vào mùa thu năm nay và sau đó sẽ lan rộng ra châu Á.
Phần còn lại của cChâu Á
Các quốc gia châu Á khác cũng đã chuyển sang sử dụng blockchain trong thời kỳ đại dịch.
Tại Singapore, Agrocorp International đã hợp tác với Cargill của Mỹ, startup blockchain Dltledgers của Singapore và một số công ty hậu cần để giám sát các chuỗi cung ứng nông nghiệp bị gián đoạn sau khi nước này đóng cửa. Theo công ty, công nghệ blockchain đã rút ngắn thời gian giải quyết cho các giao dịch thương mại từ một tháng xuống còn 5 ngày.
Tại Trung Quốc, nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến Xiang Hu Bao, thuộc Alibaba Group Holding, đã đưa ra chính sách chi trả lên tới 100.000 nhân dân tệ (14.000 đô la) trong trường hợp tử vong vì virus corona.
Nhưng theo người phát ngôn của công ty, trở ngại chính trong việc giúp đỡ những người khốn khó là gian lận và thiếu minh bạch. Đối phó với điều này, họ đã sử dụng công nghệ blockchain của Alipay, cung cấp cho họ khả năng xác nhận tính minh bạch bên cạnh việc xử lý một tỉ giao dịch mỗi ngày.
- Bưu điện Hoa Kỳ nộp hồ sơ bằng sáng chế bỏ phiếu Blockchain trong mùa Covid-19
- Dữ liệu quyền chọn dự báo giá ETH $500 khá lạc quan
- Bitcoin đã thực sự tiến vào thị trường tăng giá chưa?
Ông Giáo
Theo Cointelegraph