Chính phủ Argentina đã áp đặt kiểm soát vốn đối với công dân của mình để đối phó với các vấn đề tài chính đang gia tăng trong nước. Quốc gia Nam Mỹ này đã giới hạn sức mua đô la chỉ còn 10.000 đô la mỗi tháng sau khi 3 tỷ đô la đã bị rút khỏi nguồn dự trữ ngoại tệ của họ vào thứ năm và thứ sáu.
Đã đến lúc chuyển sang Bitcoin?
Kinh tế Argentina đang bên bờ vực thẳm
Giá của đồng peso, đơn vị tiền tệ của Argentina, đã rơi tự do trong vài tuần qua khi chính phủ cố gắng trả hết các khoản nợ ngắn hạn của họ. Đồng peso đã giảm hơn 25% chỉ trong tháng qua. Lãi suất tăng đột biến trong khi ngân hàng trung ương Argentina cố gắng kiểm soát nợ của họ, từ đó khiến chính phủ nước này phải đưa ra quyết định trì hoãn thanh toán khoản nợ 7 tỷ đô la vào thứ tư.
Quyết định này do Tổng thống Mauricio đưa ra, ông là người đã hứa sẽ ngừng can thiệp vào nền kinh tế của nhà nước. Bây giờ ông ta lại đang áp dụng các biện pháp kiểm soát tiền tệ. Bối cảnh chính trị hiện tại ở Argentina có thể khiến Mauricio và Đảng của ông sẽ thất bại trong cuộc bầu cử tháng 10 sắp tới. Tình trạng này đang khiến nhiều nhà đầu tư trong nước sợ hãi.
Phe đối lập đã kêu gọi kiểm soát tiền tệ, tuyên bố rằng chính phủ đang ở trong tình trạng mặc định ảo. Các khoản dự trữ của ngân hàng trung ương đã giảm gần 12 tỷ đô la do bất ổn chính trị.
Argentina siết chặt giao dịch USD, người dân đổ xô đi rút tiết kiệm
Ngay từ sáng 2/9, trước khi các ngân hàng ở Buenos Aires kịp mở cửa, người dân Argentina đã xếp hàng dài chờ rút tiền tiết kiệm do lo sợ chính phủ siết chặt kiểm soát tiền tệ.
“Đây là thời buổi chúng tôi phải đón nhận nhiều bất ngờ. Khi thức giấc vào ngày hôm sau, có thể mọi thứ đã thay đổi. Tôi thà cẩn thận còn hơn hối tiếc sau này”, Catalina Pedace, 25 tuổi, một sinh viên tại Buenos Aires, cho biết.
Trong nhiều đợt biến động kinh tế trước đây, người dân Argentina thường đối diện với các biện pháp hạn chế tiếp cận tài sản gửi ngân hàng. Họ đã quen với việc nhanh chóng rút hết tiền khỏi các ngân hàng và tích trữ tại nhà ngay khi nhìn thấy dấu hiệu siết chặt kiểm soát tiền tệ, theo Reuters.
Trong các cuộc khủng hoảng giai đoạn năm 1989-1990 và năm 2001-2002, nhiều người Argentina chịu lệnh hạn chế rút tiền và không tiếp cận được tài khoản tiết kiệm của họ.
Bạo loạn bùng phát vào cuộc khủng hoảng những năm 2001-2002. Người biểu tình phẫn nộ đập phá và hôi của tại các siêu thị, phá trụ ATM lấy tiền mặt.
Người dân xếp hàng dài bên ngoài Ngân hàng Quốc gia (Banco Nacion) ngày 2/9 chờ rút tiền. Ảnh: Reuters.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay tại quốc gia Nam Mỹ chưa dẫn đến bất ổn trật tự xã hội. Tuy nhiên, lo ngại của thị trường gia tăng sau khi ứng viên đối lập Alberto Fernandez vượt qua Tổng thống Mauricio Macri ở bầu cử sơ bộ ngày 11/8.
Niềm tin của các nhà đầu tư sụp đổ khiến giá cổ phiếu, trái phiếu và đồng peso lao đao. Tổng thống Macri tuần trước phải điều chỉnh lịch đáo hạn trái phiếu chính phủ.
Ông ra lệnh siết chặt kiểm soát tiền tệ vào ngày 1/9. Giá trái phiếu Argentina rơi xuống mức thấp kỷ lục ngay ngày hôm sau.
Quy định mới cấm người dân mua vào hơn 10.000 USD/tháng hoặc tiến hành các khoản giao dịch vượt mốc này mỗi tháng. Ngân hàng Trung ương Argentina (BCRA) nói người dân không bị cấm rút tiền từ tài khoản.
Theo dữ liệu từ BCRA, làn sóng rút tiền khỏi ngân hàng đã bắt đầu từ trước khi chính phủ siết chặt kiểm soát tiền tệ. Tổng tiền gửi ngày 27/8 còn 31,55 tỷ USD, giảm mạnh so với 35,24 tỷ USD trước ngày bầu cử sơ bộ.
Bitcoin được xem như một tài sản an toàn
Một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của Bitcoin là nó không bị bất kỳ một bên nào kiểm soát. Trong khi tiền fiat truyền thống bị nhà nước kiểm soát, chính phủ có quyền kiểm soát hoàn toàn chính sách tiền tệ quốc gia. Họ có thể điều chỉnh tỷ lệ lạm phát, thay đổi lãi suất và cụ thể là trong trường hợp này, chính phủ thực hiện kiểm soát tiền tệ để nói cho công dân biết họ có thể và không thể làm gì với tiền tệ.
Nếu đồng peso tiếp tục giảm, chúng ta sẽ thấy một loại tiền fiat khác trải qua siêu lạm phát. Các công dân sẽ tiếp tục mất niềm tin vào tiền tệ của nước nhà và tìm kiếm các lựa chọn thay thế. Và nếu những hạn chế này được giữ nguyên hoặc trở nên tồi tệ hơn, đồng đô la sẽ không còn là một lựa chọn tốt.
Bitcoin và các loại tiền điện tử khác có thể là loại tài sản an toàn mà người dân Argentina cần khi họ phải đối mặt với sự bất ổn kinh tế này. Một loại tiền tệ giảm mạnh sẽ không được nhiều người chấp nhận, vì khi đó, không có gì đảm bảo rằng những tờ giấy bạc họ cầm sẽ có giá trị vào ngày hôm sau. Bitcoin có thể lấp đầy khoảng trống khi mọi người đang phải đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn hơn khi đồng tiền của nước nhà mất giá.
- Bitcoin là tài sản an toàn nhất để cải thiện nền tài chính toàn cầu
- Bitcoin có thể thay thế tiền Fiat khi người dân Argentina và Hồng Kông đang trả cao hơn 10% thị trường do bất ổn chính trị
Kim Tuyến
Tạp Chí Bitcoin | Bitcoinist