Thị trường Bitcoin sụt giảm hơn 90% dòng tiền đổ vào các quỹ Bitcoin ETF giao ngay, từ 3 tỷ đô la trong tuần cuối tháng 4 xuống chỉ còn 228 triệu đô la trong tuần này.
Theo lịch sử, dòng vốn chảy vào ETF chậm lại thường có tác động đến giá BTC, đặc biệt khi dòng vốn hàng ngày từng đạt trung bình trên 1,5 tỷ đô la trong nhiều tuần liên tiếp.
Để hiểu rõ hơn về tác động tiềm tàng đối với Bitcoin, hãy cùng phân tích bốn giai đoạn chính mà ETF giao ngay hoạt động mạnh mẽ và mối tương quan giữa chúng với biến động giá BTC.

Theo dữ liệu từ SoSoValue, trong quý 1/2024, từ ngày 2/2 đến ngày 15/3, các ETF giao ngay đã ghi nhận 11,39 tỷ đô la tiền chảy vào ròng trong bảy tuần, thúc đẩy mức tăng giá 57%. Tuy nhiên, giá BTC đã đạt đỉnh vào tuần thứ 5, vì 4,8 tỷ đô la tiền chảy vào trong hai tuần cuối không đủ để đẩy giá trị lên cao hơn.

Tương tự, quý 3/2024 ghi nhận 16,8 tỷ đô la dòng tiền đổ vào trong vòng chín tuần từ ngày 18/10 đến 13/12, góp phần thúc đẩy mức tăng giá 66% của Bitcoin. Tuy nhiên, khi dòng vốn chậm lại vào tuần thứ 10, giá Bitcoin giảm 9%, càng củng cố mối liên hệ giữa dòng tiền ETF và các đợt điều chỉnh giá.
Trong quý 1/2025, dòng vốn 3,8 tỷ đô la chảy vào chỉ trong hai tuần (từ 17–24/1) trùng hợp với mức đỉnh lịch sử mới là 110.000 đô la vào ngày 20/1, nhưng sau đó giá đã giảm tổng cộng 4,8%.
Gần đây nhất, trong quý 2/2025 (từ 25/4 đến 9/5), có 5,8 tỷ đô la dòng vốn đổ vào và giá Bitcoin tăng 22%, mặc dù trước đó hai tuần, giá đã tăng 8% dù dòng vốn ròng vẫn âm.

Dữ liệu này đặt ra nghi vấn về quan điểm cho rằng dòng tiền vào ETF giao ngay luôn thúc đẩy giá tăng. Mặc dù quý 3/2024 và quý 2/2025 cho thấy dòng vào mạnh có thể dẫn đến các đợt tăng giá, thì quý 1/2024 và quý 1/2025 lại chứng minh giá đi ngang hoặc giảm dù dòng vốn lớn đổ vào. Đợt tăng giá trong quý 2/2025 phần nào độc lập với hoạt động ETF giao ngay, cho thấy có thể tồn tại các yếu tố khác như Mỹ nới lỏng thuế quan, sự quan tâm từ nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc hoạt động tích lũy của các cá voi Bitcoin.
Với dòng vào hiện chỉ ở mức 228 triệu đô la, xu hướng lịch sử nghiêng về chiều giảm, cho thấy khả năng điều chỉnh giá. Tuy nhiên, hoạt động gần đây của các cá voi mang đến góc nhìn lạc quan hơn.
Bitcoin chịu áp lực bán, nhưng cá voi có thể giữ vững xu hướng tăng
Theo CEO Joao Wedson của Alphractal, Bitcoin hiện đang đối mặt với áp lực bán ngắn hạn khi chỉ số Chênh lệch áp lực mua/bán (Buy/Sell Pressure Delta) chuyển sang âm. Biểu đồ cho thấy các cá voi bắt đầu xả BTC ở vùng giá từ 105.000 đến 100.000 đô la – mức giá mà Wedson đánh giá là rủi ro. Sự dịch chuyển theo hướng giảm, cùng với chỉ số delta khối lượng tích lũy âm, phản ánh áp lực bán trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, áp lực mua dài hạn vẫn duy trì mạnh, cho thấy đợt giảm này chỉ là một nhịp điều chỉnh chứ không phải đảo chiều xu hướng. Theo dữ liệu từ CryptoQuant, các cá voi đang chốt lời ít hơn đáng kể so với đỉnh giá trước đó. Nhà phân tích ẩn danh Blitzz Trading nhận định:
“So với các đợt tăng giá trước, chúng ta có thể thấy cá voi đã chốt lời ít hơn nhiều trong đợt tăng gần đây. Vì vậy, xu hướng tăng vẫn còn tiếp diễn. Biểu đồ này cần được theo dõi sát sao”.

- JP Morgan nhận định Bitcoin sẽ vượt vàng nhờ thị trường phái sinh tiền điện tử mở rộng
- Trader thay đổi quan điểm về vai trò của Bitcoin trong danh mục đầu tư khi giá củng cố trên $100.000
- Cá voi Lido bán tháo 10 triệu đô la token — Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất của LDO
Đình Đình
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Thẻ đính kèm:
- Alphractal
- Joao Wedson