Đức đã trở thành một quốc gia thân thiện với tiền điện tử và khuyến khích công dân nắm giữ loại tài sản này. Cơ quan Thuế Trung ương Liên bang Đức coi tiền điện tử là tiền riêng tư cho mục đích thuế. Điều này có nghĩa là tiền điện tử không được coi là tiền tệ hợp pháp, một dạng ngoại tệ hay một dạng tài sản.
Khái niệm rất đơn giản: nếu bạn muốn thu lợi từ tiền điện tử, bạn phải giữ chúng trong 365 ngày. Nếu sau đó bạn chuyển đổi chúng trở lại thành tiền fiat, tất cả các khoản lợi nhuận bạn kiếm được đều được miễn thuế.
Bất kỳ ai bán tiền điện tử của họ trước khi kết thúc thời hạn nắm giữ (chính thức được gọi là thời kỳ đầu cơ) phải trả thuế thặng dư vốn trên toàn bộ lợi nhuận nếu nó vượt quá 600 euro.
Kịch bản này đã làm dấy lên một ý tưởng trong số giới đầu tư. Trong suốt năm, họ chỉ sử dụng tiền điện tử để staking hoặc cho vay. Kết quả là, các loại tiền điện tử có thể tạo thêm tiền một cách thụ động trong khoảng thời gian được chỉ định.
Quy định mới đã tạo ra làn sóng tranh luận về việc liệu có nên nâng thời gian nắm giữ lên 10 năm trong một số trường hợp hay không. Tuy nhiên, nghị sĩ Đức Frank Schäffler tiết lộ rằng ý tưởng này đã bị loại bỏ.
“Thời gian nắm giữ sẽ không được kéo dài đến 10 năm”, ông tweet.
Tóm lại, điều này ngụ ý rằng bất kỳ khoản lợi nhuận Bitcoin nào đều được miễn thuế sau một năm, bất kể tiền điện tử được sử dụng như thế nào trong thời gian đó.
Đăng ký tài khoản Binance tại đây (giảm 10% phí giao dịch Spot, Margin và Futures): https://accounts.binance.com/en/register?ref=29171587
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- Thành viên quốc hội Ấn Độ yêu cầu áp thuế thu nhập tiền điện tử lên hơn 30%
- Miner và staker có thể không phải báo cáo với Sở Thuế vụ Hoa Kỳ
Annie
Theo Cointelegraph