Ethereum (ETH) hiện đang giao dịch ở quanh mốc 2.000 đô la sau khi phá vỡ mức cao nhất mọi thời đại ở khoảng 2.150 đô la, nhưng điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của nó?
Phá vỡ mức cao nhất mọi thời đại mới, hành động giá gần đây của ETH đã gây bão thị trường tiền điện tử và báo hiệu một mùa altcoin chính thức bắt đầu. Một số nhà phân tích dự đoán rằng ETH sẽ vượt qua mức cao nhất mọi thời đại trước đó là 2.150 đô la và tiếp tục vượt trội hơn Bitcoin trong tương lai gần.
Ngoài các dự đoán về giá, không thể phủ nhận Ethereum đang dẫn đầu thị trường tiền điện tử, là ngôi nhà của các dự án DeFi hàng đầu và các dự án token không thể (NFT) nổi tiếng. Tuy nhiên, động thái này diễn ra vào thời điểm Ethereum đang chuyển mình để bước sang Ethereum 2.0.
Mặc dù nhiều dự án blockchain được gắn nhãn là “kẻ giết chết Ethereum” (rồi tự mình chết trước) trong những năm qua, nhưng Ethereum hiện đang phải đối mặt với sự cạnh tranh thực sự, đó chính là bản thân nó, chủ yếu đến từ các vấn đề về khả năng mở rộng và tình trạng nghẽn mạng, phí gas tăng cao. Nếu không có giải pháp nào có thể mở rộng mạng một cách hiệu quả, Ethereum có thể sớm bắt đầu mất vị thế trước các nền tảng hợp đồng thông minh đối thủ.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ETH đang là vua của các altcoin, chỉ đứng sau Bitcoin về giá trị vốn hóa thị trường. Vì vậy, những yếu tố nào đang thúc đẩy giá ETH và liệu bối cảnh cạnh tranh đang hình thành có trở thành mối đe dọa thực sự đối với sự thống trị của Ethereum không?
NFT ngày càng phổ biến
Có thực sự rằng đang bị cường điệu quá không? vì số lượng bán và đấu giá NFT ngày càng tăng cũng như các trường hợp sử dụng đang được áp dụng, đặc biệt là trong ngành công nghiệp game và thế giới nghệ thuật. Tuy nhiên, các nghệ sĩ kỹ thuật số không phải là những người duy nhất tận dụng xu hướng và khám phá công nghệ.
Từ những người nổi tiếng như Logan Paul và Snoop Dogg đến các “cường quốc” thể thao lớn như Formula One và NBA, và bây giờ thậm chí cả các hãng phim lớn như Warner Bros (WB). Rất nhiều người với các lĩnh vực khác nhau và các công ty đang sử dụng NFT như một cách để quảng bá bản thân để tạo ra các dòng doanh thu thay thế.
Khi được hỏi làm thế nào NFT đang ảnh hưởng đến hệ sinh thái Ethereum và giá của ETH, Suz Lee, giám đốc marketing của Blind Boxes, một nền tảng NFT cho tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số cho biết: “NFT đang thúc đẩy động lực chính trên các lĩnh vực tiêu dùng như nghệ thuật và giải trí, thể thao chuyên nghiệp, thời trang, chơi game và ô tô. Các nhà sưu tập nghệ thuật đang trả phí bảo hiểm của người mua bằng ETH tại Christie’s để mua các tác phẩm được mã hóa”.
NFT không chỉ là duy nhất. Chúng cung cấp cho người sáng tạo nội dung quyền sở hữu có thể xác minh đối với tác phẩm của họ và chia sẻ lợi nhuận công bằng hơn bằng cách cắt bỏ những người trung gian. Nhưng bất chấp tiềm năng mạnh mẽ của chúng trong việc phá vỡ các ngành công nghiệp khác nhau, NFT có lẽ không phải là động lực chính đằng sau động thái gần đây của ETH. Hiện nay, giá của các bộ sưu tập NFT thực sự đã phải chịu một sự sụp đổ âm thầm.
Fed, lãi suất và DeFi
Trong khi cơn sốt NFT dường như đang chậm lại, thì ngược lại, DeFi lại một lần nữa phá vỡ kỷ lục. Do sự gia tăng về giá của ETH, tổng giá trị bị khóa (TVL) trong các giao thức DeFi hiện là hơn 61 tỷ đô la. Lợi nhuận đáng kể cũng có thể quan sát được trong số lượng giao dịch và trong việc định giá các token DeFi.
Giống như Bitcoin đang đóng vai trò là cửa ngõ cho các nhà đầu tư tổ chức tham gia vào thị trường tiền điện tử, ETH đang mang đến cho những nhà đầu tư cơ hội tương tự để thử nghiệm với DeFi. Nhiều công ty và nhóm đầu tư mạo hiểm, chẳng hạn như DeFi Alliance (Chicago DeFi Alliance) đã đầu tư táo bạo vào ngành DeFi.
Số lượng các nhà đầu tư tổ chức đổ xô vào DeFi dự kiến sẽ tăng lên, giúp mang lại tính thanh khoản, giảm biến động và tăng uy tín cho ngành. Nhiều dự án DeFi đã và đang phát triển các giải pháp dành cho các nhà đầu tư tổ chức, cung cấp các công cụ quản lý rủi ro và các dịch vụ cấp tổ chức khác, tương tự như tài chính truyền thống để các công ty này có thể tự bảo vệ vị thế của mình và giảm thiểu rủi ro.
Justin Wright, giám đốc điều hành và tài chính của nền tảng đầu tư Yield App cho biết: “Những ngày thu về tiền mặt thực sự đã qua lâu rồi”, đặc biệt là trước thông báo gần đây của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) rằng họ sẽ không tăng lãi suất .
“Lãi suất tại các ngân hàng chính thống hiện nay rất gần bằng 0. Điều này có nghĩa là khi bạn tính đến lạm phát nếu bạn tiết kiệm bằng tài sản tiền tệ fiat truyền thống hoặc tiền mặt tại một ngân hàng truyền thống, bạn đang mất tiền”.
Wright tin rằng, nơi duy nhất để kiếm được lợi nhuận thực sự có ý nghĩa từ các tài sản được chốt bằng đô la là trong lĩnh vực DeFi, chủ yếu nằm trên blockchain Ethereum. Trong DeFi, người sử dụng các phương tiện và kinh nghiệm hạn chế có thể kiếm được lợi nhuận hàng chục phần trăm trên USD Coin (USDC), Tether (USDT) và các loại stablecoin khác được hỗ trợ và gắn với đồng đô la Mỹ. Do đó, không phải chịu sự biến động của nhiều loại tiền điện tử.
Ngoài ra, người dùng DeFi có thể kiếm được phần thưởng bằng đồng nội tệ của nền tảng, cho phép những người save bằng stablecoin tiếp cận với một số lĩnh vực phát triển cao hơn của DeFi mà không phải đặt bất kỳ khoản vốn nào vào rủi ro. Điều này làm cho DeFi cực kỳ hấp dẫn đối với những người save và các nhà đầu tư thay thế, những người đã không kiếm được lợi nhuận trong hơn một thập kỷ.
Khả năng tương tác là chìa khóa chính
Các blockchain tập trung vào khả năng tương tác như Polkadot và Cosmos đang ngày càng trở nên quan trọng đối với hệ sinh thái tiền điện tử. Cùng với các giải pháp Layer-2, chúng có thể giúp giải tỏa một phần nào đó cho mạng lưới bị tắc nghẽn cực kỳ nghiêm trọng của Ethereum. Nhưng những giải pháp này, ít nhất là tại thời điểm này, dường như chỉ là vấn đề tạm thời hơn là khắc phục vấn đề.
Mặt khác, bản nâng cấp Ethereum 2.0 sắp tới có tiềm năng mở rộng mạng một cách hiệu quả và mang lại ứng dụng phi tập trung hơn và áp dụng DeFi. Tuy nhiên, chỉ mới có Phase 0 được khởi chạy và bản nâng cấp đã gặp phải rất nhiều sự chậm trễ trong quá khứ nên nó đã trở thành một meme.
Mạng Ethereum đã đạt đến trạng thái độc quyền. Có vẻ như nó đã trở nên chỉ hợp túi tiền đối với cá voi và các nhà đầu tư giàu có, đánh bật những người dùng thông thường. Để thực hiện một giao dịch đơn giản hoặc triển khai hợp đồng thông minh, người dùng được yêu cầu trả các khoản phí cao ngất ngưởng.
Điều này đã khiến một phần lớn các nhà phát triển tiền điện tử và người dùng chuyển sang các blockchain khác. Binance Smart Chain (BSC) ra mắt như một đối thủ cạnh tranh nổi bật với Ethereum. Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) khác nhau, chẳng hạn như SushiSwap, hiện cũng đang triển khai các hợp đồng trên BSC và các mạng khác như một cách để tránh phí cao và cung cấp dịch vụ giá cả phải chăng hơn cho các nhà giao dịch.
Mặc dù nhiều dự án đang khám phá các lựa chọn thay thế và một số dự đoán cho thấy Ethereum có thể mất một phần lớn vị thế thống trị thị trường NFT vào tay BSC, nhưng có vẻ như hiệu ứng mạng Ethereum vẫn còn quá mạnh. Các dự án sẽ không sớm rời bỏ hoàn toàn blockchain Ethereum, vì nó vẫn có nhiều nhà phát triển và hoạt động của người dùng nhất cho đến nay.
Những người theo chủ nghĩa tối đa tin rằng blockchain Ethereum sẽ là nền tảng hợp đồng thông minh duy nhất mà thế giới cần. Tuy nhiên, sự phổ biến của các giải pháp khả năng tương tác lại minh họa hoàn toàn ngược lại, cho thấy rằng ngày càng có nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy một tương lai đa hướng, nơi các blockchain được kết nối khác nhau có thể được sử dụng thay thế cho nhau.
Các nhà đầu tư tổ chức vào cuộc
Sau thương vụ mua Bitcoin trị giá 1,5 tỷ đô la của Tesla, đã thu hút rất nhiều sự chú ý trong cộng đồng tiền điện tử, không có gì ngạc nhiên khi có nhiều công ty đang tìm cách đa dạng hóa và nắm giữ các vị thế lâu dài trên ETH. Theo một báo cáo của Coinbase, các nhà đầu tư tổ chức hiện công nhận ETH là một kho lưu trữ giá trị tiềm năng, tương tự như Bitcoin.
Mặc dù có vẻ như ETH chỉ mới củng cố gần đây như một loại tài sản tổ chức, nhưng sự thật là nhiều công ty trong danh sách Fortune 500 đã đầu tư vào ETH gần một năm trước. Theo nghiên cứu, một số địa chỉ ví Ethereum thuộc về các tập đoàn lớn như JPMorgan Chase, IBM, Microsoft, Amazon và Walmart.
Hoàn toàn có thể là rất nhiều nhà đầu tư tổ chức lớn đã sở hữu ETH nhưng chưa công khai. Tesla đã làm điều đó, chỉ công bố khoản đầu tư Bitcoin của mình khoảng một tháng sau khi thực hiện động thái này. Với việc Grayscale tiếp tục phát triển niềm tin vào ETH và các tập đoàn lớn tiếp tục tích trữ Bitcoin và ETH, rõ ràng tiền từ các nhà đầu tư tổ chức là một trong những yếu tố đằng sau đợt tăng giá mới nhất.
ETH đang hướng đến đâu?
Việc tăng giá hiện tại không phải là kết quả của một sự kiện duy nhất, mà nó bắt nguồn từ sự phát triển đã diễn ra trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng dòng tiền của các tổ chức, cùng với việc ra mắt hợp đồng tương lai CME Ether vào tháng 2, đã là công cụ cho hiệu suất của ETH trong thị trường tăng giá này.
Ngoài ra, Visa thông báo sẽ cho phép các đối tác giải quyết các giao dịch trên Ethereum và nguồn cung ETH thấp hiện tại trên các sàn giao dịch đã đóng góp một phần. Sau khi chạm mức thấp nhất trong 28 tháng, việc thiếu nguồn cung ETH trên các sàn giao dịch không chỉ khiến giá tăng mà còn có thể là một dấu hiệu tiềm ẩn của sự tích lũy tổ chức.
Hiện tại cũng có một tâm lý tăng giá mạnh mẽ xung quanh ETH. Điều này được phản ánh rõ nhất qua lời khai của nhà đầu tư nổi tiếng và cá voi tiền điện tử Mark Cuban, người đã ca ngợi ETH là “gần như chúng ta có một loại tiền tệ thực sự”. Nhưng tất cả sẽ đi về đâu từ đây?
Anton Bukov, đồng sáng lập của 1inch Network tin rằng, đa phương tiện có thể là chìa khóa cho tương lai của DeFi và NFT. Nếu đúng như vậy, cạnh tranh có thể là điều cần thiết cho sự tồn tại của Ethereum cùng với không gian tiền điện tử rộng lớn hơn. Ông cho biết: “Ngay từ đầu Ethereum là cái nôi của DeFi, nhưng ngày nay ngày càng có nhiều dự án đang khám phá các cơ hội để mở rộng và có sự hiện diện trên nhiều chuỗi”.
“Các dự án hiện buộc phải theo dõi người dùng của họ, vì chúng tôi thấy BSC có xu hướng tăng trưởng rất mạnh mẽ về số lượng ví và giao dịch. Ngoài ra, một số blockchain bắt đầu hoạt động trên các cầu nối phi tập trung”.
Phase 1 của bản nâng cấp Ethereum 2.0 dự kiến phát hành trong năm nay và sẽ giới thiệu khái niệm về shard chain. Bản cập nhật quan trọng này, cùng với các giải pháp nhiều Layer-2 và khả năng tương tác đang được phát triển bởi các dự án khác, được thiết lập để cải thiện đáng kể quy mô của mạng Ethereum.
Cùng với lời hứa về khả năng mở rộng và phí gas thấp hơn cho các giao dịch và hợp đồng thông minh, Ethereum 2.0 cũng mang lại cho người dùng khả năng stake ETH của họ và kiếm phần thưởng từ việc đó bằng cách chạy một node hoặc tham gia một trong nhiều pool stake có sẵn hoặc thậm chí bằng cách thông qua một sàn giao dịch tập trung như Binance hoặc Kraken.
Stake Ethereum 2.0 cũng có thể là một trong những yếu tố thúc đẩy giá của ETH. Cho đến nay, hơn 7,7 tỷ đô la ETH đã được stake. Điều này không chỉ hạn chế nguồn cung, mà tỷ lệ phần trăm hàng năm cao cho việc stake cũng có thể thúc đẩy nhu cầu.
Một đề xuất khác, cơ chế thu phí và burn coin của EIP-1559 sẽ làm cho ETH trở nên khan hiếm hơn và có giá trị hơn nếu được chấp thuận. Đề xuất cải tiến Ethereum nhằm mục đích giới thiệu một khoản phí cơ bản sẽ bị burn khi một giao dịch diễn ra. Các thợ đào sẽ vẫn nhận được tiền thưởng để xác thực các giao dịch, nhưng thu nhập của họ sẽ giảm. Trong khi đề xuất nhằm mục đích kiểm soát phí gas tăng vọt, nó cũng có thể được coi là một dấu hiệu tăng giá đối với ETH, vì nó sẽ làm giảm nguồn cung.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
- Balancer liên doanh bên ngoài Ethereum, nhằm mục đích trở thành Uniswap của Algorand
- Anthony Scaramucci: Ethereum có các nguyên tắc cơ bản tốt và nó sẽ phát triển
Ông Giáo
Theo Cointelegraph