Thách thức đặt ra bởi tiền điện tử Libra của Facebook có thể đã thúc đẩy các ngân hàng trung ương lớn thành lập một nhóm mới, từ đó nghiên cứu tiềm năng phát hành tiền kỹ thuật số cho riêng họ. Thông tin được một cựu giám đốc của Ngân hàng Nhật Bản cho biết hôm thứ Tư.
Các ngân hàng trung ương của Anh, khu vực đồng euro, Nhật Bản, Canada, Thụy Điển và Thụy Sĩ hôm thứ Ba đã công bố kế hoạch chia sẻ kinh nghiệm để xem xét trường hợp phát hành tiền kỹ thuật số, trong bối cảnh cuộc tranh luận ngày càng tăng về tương lai của tiền tệ.
Hiromi Yamaoka, cựu giám đốc bộ phận giám sát thanh toán và hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nhật Bản BOJ (Bank Of Japan), cho biết quyết định này là một dấu hiệu phản ánh Libra đã kích hoạt một cuộc cạnh tranh toàn cầu giữa các ngân hàng trung ương, từ đó khiến cho đồng tiền của họ hấp dẫn hơn.
Hiromi Yamaoka
Yamaoka đã đảm nhận việc trực tiếp phụ trách các cuộc đàm phán về công nghệ mới trong suốt thời gian làm việc tại BOJ. Ông cũng cho biết thêm rằng quyết định mới nhất (của 6 ngân hàng trung ương) không chỉ xoay quanh việc chia sẻ thông tin. Đó là một nỗ lực để giữ các thực thể như Libra trong tầm kiểm soát.
“Những dự án như Libra sẽ làm cho chi phí giao dịch rẻ hơn nhiều. Các ngân hàng trung ương lớn cần phải chứng minh họ cũng đang nỗ lực để giải quyết hiệu quả hơn với việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số“, ông nói với Reuters.
Mặc dù hiện là thành viên hội đồng quản trị tại công ty tư vấn CNTT Future Corp, Yamaoka vẫn giám sát nghiên cứu về các loại tiền kỹ thuật số cho BOJ và giữ liên lạc chặt chẽ với các nhà hoạch định chính sách ngân hàng trung ương toàn cầu.
Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ mà họ đang xem xét để phát hành các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ, còn được gọi là CBDC. Sự thúc đẩy của Facebook (FB.O) khi khởi động tiền điện tử Libra đã củng cố cho câu hỏi liệu các quốc gia sẽ tiếp tục kiểm soát tiền tệ trong những thập kỷ tới hay không.
Trong số các ngân hàng trung ương lớn, Trung Quốc đã nổi lên như là người tiên phong trong nỗ lực tạo ra tiền kỹ thuật của riêng mình, mặc dù chi tiết về dự án này vẫn còn rất hiếm hoi.
BOJ đã thực hiện một dự án nghiên cứu chung với Ngân hàng Trung ương châu Âu, nhưng cho biết họ không có kế hoạch phát hành CBDC trong thời gian tới.
Yamaoka cho biết việc thành lập nhóm nghiên cứu chung có thể tăng tốc động thái của các ngân hàng trung ương trong việc sử dụng công nghệ blockchain để giải quyết bán buôn quy mô lớn.
Nhưng Yamaoka đã chỉ ra trở ngại cho các ngân hàng trung ương khi phát hành các loại tiền kỹ thuật số nằm ở khu vực bán lẻ vốn vẫn chiếm ưu thế rất cao. Làm như vậy sẽ kìm hãm sự cạnh tranh của khu vực tư nhân.
Yamaoka cũng phản bác quan điểm, được đưa ra bởi một số học giả, rằng các ngân hàng trung ương có thể khiến lãi suất âm tăng dễ dàng hơn bằng cách phát hành tiền tệ kỹ thuật số.
“Trong thế giới của các ngân hàng trung ương, ý tưởng sử dụng CBDC để tăng cường hiệu quả của chính sách tiền tệ dường như đã lắng xuống phần nào“, ông nói.
“Ngày càng có nhiều nghi ngờ về ảnh hưởng của lãi suất âm như một công cụ chính sách. Nếu thực vậy, bạn có muốn phát hành CBDC vì mục đích triển khai chính sách với các hiệu ứng đáng ngờ không?“, Yamaoka bổ sung.
Một yếu tố khác thúc đẩy các ngân hàng trung ương nghiên cứu CBDC là nhu cầu tăng cường sự thuận tiện đối với tiền tệ của họ. Qua đó họ có thể tồn tại trong thời đại đa dạng hóa phương tiện thanh toán, theo Yamaoka.
Đó là lý do tại sao Cục Dự trữ Liên bang, nơi phát hành loại tiền tệ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, không quan tâm đến CBDC, như cách lý giải của Yamaoka.
“Nếu bạn muốn làm cho chính sách tiền tệ có hiệu quả, bạn cần đảm bảo mọi người tiếp tục sử dụng loại tiền do bạn phát hành“.
- Thụy Sĩ dịu giọng với Libra sau khi cựu tổng thống nói rằng dự án “thất bại”
- Tập đoàn viễn thông Anh Vodafone là công ty mới nhất ‘bỏ rơi’ Libra
Nguyên Bảo
Tạp chí Bitcoin | Reuter