Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã đặt ra một yêu cầu mới cấm những người tham gia đấu giá mua lại Signature Bank tiếp tục kinh doanh với khách hàng tiền điện tử.
Quyết định này dự kiến sẽ làm sâu sắc thêm sự hoài nghi của những người trong ngành vốn dĩ đang do dự sau khi 3 ngân hàng liên quan mật thiết với ngành công nghiệp tiền điện tử đã đóng cửa gần đây.
#FDIC Imposes Ban on Business with #Cryptocurrency Customers for Bidders of Closed Signature Bank Auction @azcoinnews https://t.co/N6JEpRRMnQ
— AZCoin News (@azcoinnews) March 16, 2023
Tính đến ngày 31/12/2022, Signature Bank có tổng tài sản khoảng 110,36 tỷ đô la và tổng tiền gửi khoảng 88,59 tỷ đô la. Tính đến cuối tháng 9/2019, tỷ lệ tiền gửi của khách hàng tiền điện tử chiếm khoảng 25%. Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York (NYDFS) đóng cửa Signature Bank vào ngày 12/3 dưới danh nghĩa tránh khủng hoảng hệ thống tài chính do vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank.
Các chuyên gia, bao gồm cả cựu nghị sĩ Đảng Cộng hòa Barney Frank, đã bày tỏ sự hoài nghi về phản ứng của NYDFS. Brian Brooks, cựu Quyền Ủy viên của Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ (OCC) và từng là CEO Binance.US, cho biết việc đóng cửa Signature Bank là nỗ lực phối hợp của các cơ quan quản lý nhằm ngăn ngành công nghiệp tiền điện tử xâm nhập hệ thống ngân hàng.
Đáp lại giọng điệu này, Giám sát viên NYDFS Adrienne Harris giải thích crypto không phải là một yếu tố dẫn đến đóng cửa Signature Bank. Bà nói rằng đó là “do khủng hoảng niềm tin vào ban lãnh đạo của ngân hàng chứ không phải vì bất kỳ ngành cụ thể nào”.
Hơn nữa, vào ngày 8/3, Silvergate Capital có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến tiền điện tử đã thông báo có kế hoạch tự nguyện thanh lý hoạt động kinh doanh ngân hàng và thu hẹp hoạt động kinh doanh. Trước khi tai họa ập đến, mạng thanh toán của Silvergate Bank “Silvergate Exchange Network (SEN)” là phương tiện được các nhà đầu tư tổ chức ưa chuộng để gửi tiền đến sàn giao dịch tiền điện tử.
Việc đóng cửa các ngân hàng này đã làm dấy lên mối lo ngại về sự ổn định của ngành công nghiệp tiền điện tử và quan hệ với các tổ chức tài chính truyền thống. Yêu cầu mới của FDIC cấm các nhà thầu đấu giá mua lại Signature Bank làm ăn với khách hàng sử dụng crypto có thể được coi là dấu hiệu khác cho thấy các cơ quan quản lý đang thắt chặt kiểm soát ngành.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) và Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) cũng đã điều tra Signature Bank về khả năng rửa tiền trước khi bị đóng cửa. Vào tháng 2, một vụ kiện tập thể đã được đệ trình chống lại ngân hàng, cáo buộc tạo điều kiện cho hành vi gian lận của FTX. Các nguyên đơn chủ yếu cáo buộc Signature Bank đã biết FTX đang biển thủ tiền của khách hàng và cho phép họ sử dụng mạng thanh toán của mình.
Nhìn chung, việc đóng cửa Signature Bank và các ngân hàng liên quan khác, cùng với yêu cầu mới do FDIC đặt ra, có thể sẽ tác động đáng kể đến ngành công nghiệp tiền kỹ thuật số và mối quan hệ với các tổ chức tài chính truyền thống. Vẫn còn phải xem ngành sẽ phản ứng như thế nào với những phát triển này và cách các cơ quan quản lý sẽ tiếp tục điều chỉnh ngành trong tương lai.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Sam Bankman-Fried và đồng bọn đã nhận 3,2 tỷ đô la từ Alameda
- Hoa Kỳ khẳng định Signature Bank đóng cửa không phải để “dằn mặt” tiền điện tử
- Loạt sự kiện crypto hàng đầu trong năm 2021-2023 mà trader nên nghiên cứu
Minh Anh
Theo AZCoin News