Liệu sự kiện halving của Bitcoin có thể tạo ra sức mạnh giữa một cuộc khủng hoảng kinh tế giả định sau Covid-19 hay nó được định sẵn sẽ tương quan với cổ phiếu?
Năm 2009 được đánh dấu bởi sự ra đời của Bitcoin và chứng khoán Hoa Kỳ bắt đầu một thị trường tăng giá chưa từng có – một thị trường hầu như không bị gián đoạn kể từ đó. Tuy nhiên, những lời bàn tán về một sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán luôn hiện hữu, và gần đây ngày càng táo bạo.
Trong bối cảnh Covid-19 ngày càng mất kiểm soát, cổ phiếu tiếp tục tăng cao hơn khi nhận được sự hỗ trợ chưa từng có từ phía các chính phủ. Nhưng bây giờ các chính sách nới lỏng định lượng không còn được thực hiện nữa, việc đề cập đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán liệu có chính đáng?
Nếu đúng như vậy, điều này có thể mang lại rủi ro cho Bitcoin vì có những dấu hiệu về mối tương quan chặt chẽ giữa Bitcoin và cổ phiếu. Vậy, điều gì có thể xảy ra với tiền điện tử nếu cổ phiếu Hoa Kỳ chạm đáy?
Khả năng thị trường chứng khoán sụp đổ là bao nhiêu?
Tạm thời loại bỏ tiền điện tử ra khỏi phân tích, ngày càng có nhiều suy đoán rằng một sự sụp đổ sắp xảy ra. Vào tháng 6, tỷ lệ lạm phát ở Hoa Kỳ cao hơn đáng kể so với dự kiến. Trong khi đó, chính phủ tiếp tục phát hành trái phiếu và tích lũy thêm nợ làm dấy lên những tin đồn về việc nâng giới hạn các khoản nợ.
Tất nhiên, tình trạng này được biện minh bởi nỗ lực nhằm khắc phục hậu quả do Covid-19 gây ra. Nhưng chính phủ đang bơm tiền vào nền kinh tế trong khi các yếu tố khác, chẳng hạn như giá cổ phiếu của Hoa Kỳ, cho thấy rằng việc cứu trợ là không cần thiết. Thị trường bất động sản Hoa Kỳ cũng đang bùng nổ, trong khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã bày tỏ lo ngại rằng các nhà đầu tư ngày càng trở nên liều lĩnh, đề cập đến sự thèm muốn đối với cổ phiếu meme và tiền điện tử.
Tất cả lượng tiền bơm vào nền kinh tế đến một lúc nào đó sẽ cạn kiệt, dẫn đến suy đoán rằng sự sụp đổ có thể là hệ quả tất yếu. Nhà phân tích nổi tiếng Michäel van de Poppe tin rằng “lo ngại về một đợt điều chỉnh mạnh là chính đáng”:
“Khả năng thị trường chứng khoán sụp đổ đang tăng lên từng ngày, vì thị trường đang trở nên quá nóng – không chỉ chứng khoán mà thị trường bất động sản cũng đang cho thấy những tín hiệu tương tự. Thị trường đang đi vào một giai đoạn bong bóng, được tạo ra bởi một lượng tiền quá lớn từ Fed, qua đó tầng lớp trung lưu đang bị đè ép”.
Toya Zhang, giám đốc marketing tại sàn giao dịch AAX đồng ý rằng sự sụp đổ sắp xảy ra nhưng khuyến cáo không nên cố gắng dự đoán thời điểm xảy ra.
“Xem xét mức độ suy giảm của thị trường chứng khoán và thực tế là thị trường được định giá quá cao, tôi nghĩ rằng khả năng thị trường chứng khoán suy thoái là rất cao. Không ai có thể nói chính xác khi nào điều đó sẽ xảy ra”.
Đang tương quan nhưng trong bao lâu?
Một câu hỏi đặt ra là: Sự phục hồi gần đây trên cả thị trường tiền điện tử và thị trường chứng khoán có liên quan gì đến tháng 3 năm 2020? Hầu hết các nhà phân tích thị trường chứng khoán đều ngạc nhiên trước sự phục hồi nhanh chóng và mạnh mẽ. Mặc dù, thực tế là S&P 500 nghiêng nhiều về các công ty công nghệ, cho thấy thế giới đang chuyển sang kỹ thuật số với tốc độ chóng mặt.
Nhưng trong không gian tiền điện tử, câu chuyện có phần khác. Trong trường hợp không có bất kỳ lời giải thích nào khác cho sự sụp đổ của thị trường, hầu hết mọi người đều ngạc nhiên rằng Bitcoin đã hoạt động theo cách có vẻ giống với cổ phiếu. Xét cho cùng, giả định luôn là Bitcoin không tương quan và sẽ hoạt động như một hàng rào chống lại các loại tài sản truyền thống như cổ phiếu và kim loại quý (vàng, bạc).
Dựa trên kinh nghiệm gần đây nhất, lịch sử sẽ cho thấy rằng nếu thị trường chứng khoán sụp đổ vào năm 2021, thị trường tiền điện tử sẽ theo sau. Một kịch bản thay thế sẽ là thị trường chứng khoán sụp đổ và các nhà đầu tư ngay lập tức chuyển vốn vào tiền điện tử. Ngay cả khi không có pullback vào tháng 3 năm 2020, điều này có vẻ khó xảy ra. Tiền điện tử vẫn được biết đến là một tài sản dễ biến động, một tài sản chưa được kiểm chứng là nơi trú ẩn an toàn trong cuộc khủng hoảng tài chính.
Tuy nhiên, những gì xảy ra sau vụ sụp đổ có thể tạo ra một cuộc thảo luận thú vị hơn về tương quan thị trường. Điều gì xảy ra nếu lần này, thị trường chứng khoán không chuyển sang chế độ phục hồi tự động? Kịch bản này là một giả định hợp lý, vì hiệu ứng đại dịch Covid-19 hiện đã được định giá trên thị trường và ít bất ổn hơn rất nhiều so với hồi tháng 3 năm ngoái.
Bitcoin sẽ như thế nào trong trường hợp chứng khoán Hoa Kỳ đi ngang hoặc thậm chí giảm giá kéo dài? Tiền đề mạnh mẽ nhất cho lập luận “Bitcoin không tương quan với cổ phiếu” là nó có các chu kỳ thị trường của riêng mình – liên quan đến sự kiện halving – điều đó quyết định biến động giá theo một cách hấp dẫn hơn nhiều so với bất kỳ lực lượng kinh tế bên ngoài nào. Nhìn vào khía cạnh này của Bitcoin, mọi người có thể suy đoán rằng bất kể thị trường chứng khoán có phục hồi sau tháng 3 năm 2020 hay không, nó vẫn sẽ tiếp tục đạt được mức cao nhất mọi thời đại mới (ATH).
Nhưng ngay cả khi đi ngược lại mô hình stock-to-flow (S2F) được phát triển bởi PlanB, Bitcoin đã phải vật lộn để duy trì trong ranh giới cho đến nay. Tuy nhiên, cuộc biểu tình gần đây có nghĩa là mô hình đã được giữ vững và giá hiện đang cho thấy lời hứa đáng kể về phục hồi bền vững. Vì vậy, ngay cả khi sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán có thể gây ra biến động mạnh trong tiền điện tử, có dữ liệu dự đoán rằng các chu kỳ thị trường Bitcoin cuối cùng có thể tiếp tục sự kiểm soát giá một cách khá rõ ràng.
Cuộc đấu tranh của các lực lượng đối lập
Nếu có một sự sụp đổ ngắn hạn, cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy giá Bitcoin sẽ không đi theo. Giả sử nó xảy ra trong năm nay, diễn biến sau đó có thể trở thành cuộc chiến giữa các chu kỳ thị trường của Bitcoin và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo dài.
Tuy nhiên, giả sử tác động của cuộc chiến giữa các chu kỳ thị trường của Bitcoin có thể lớn hơn ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo dài, thậm chí là tăng lên, nó sẽ khiến Bitcoin trở nên hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn (trong trường hợp không có nhiều lựa chọn thay thế khác). Nếu mọi thứ khác đang đi xuống, Bitcoin chỉ cần duy trì giá trị để thu hút các nhà đầu tư. Nhưng với điều kiện chu kỳ halving của Bitcoin có thể chứng minh khả năng phủ nhận hoàn toàn ảnh hưởng của suy thoái kéo dài trên thị trường. Trong trường hợp đó, Bitcoin có thể trở thành một trong những tài sản duy nhất mang lại cơ hội tạo ra lợi nhuận đáng kể trong thời kỳ suy thoái.
Sean Rach, đồng sáng lập của công ty dịch vụ blockchain phi lợi nhuận “hi”, tin rằng tiền điện tử cuối cùng sẽ trở thành một tài sản hấp dẫn đối với những người tìm kiếm hiệu suất vượt trội.
“Ngày càng có nhiều sự thất vọng đối với hệ thống tài chính, cũng như lịch sử của tất cả các loại tiền tệ fiat, có nghĩa là việc tìm kiếm các lựa chọn thay thế vẫn là một yếu tố tích cực cho sự phát triển của thị trường tiền điện tử”.
Trong khi đó, Mati Greenspan, nhà sáng lập và CEO tại công ty tư vấn Quantum Economics cho biết:
“Trong lịch sử ngắn hạn của tài sản tiền điện tử, thị trường token phần lớn đã di chuyển trùng khớp với các tài sản rủi ro khác như cổ phiếu và hàng hóa. Chúng có xu hướng phản ứng đặc biệt tốt với việc in tiền của ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều chỗ cho sự phát triển của tiền điện tử vì nó đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Vì vậy, ngay cả khi chúng ta thấy cổ phiếu đạt đỉnh, tôi không nghĩ rằng nó sẽ có bất kỳ tác động lâu dài nào đến tài sản kỹ thuật số”.
Cuối cùng, cần nhớ rằng sụp đổ là sự kiện ngắn hạn. Chúng có thể bị ảnh hưởng, nhưng triển vọng dài hạn là nơi mọi thứ trở nên thú vị hơn. Giả sử các cổ phiếu kết thúc trong một thị trường gấu duy trì trong khi kinh tế vĩ mô phục hồi thì khi đó, nó có thể dễ dàng biến thành cơ hội cho các nhà đầu tư tạo ra lợi nhuận khi tiền điện tử chạm đáy. Do đó, mặc dù khó tránh khỏi mối tương quan trong ngắn hạn, nhưng vẫn có khả năng tiền điện tử có thể ‘xoay chuyển càn khôn’ trong dài hạn.
- Có thể xác định các mức sinh lời của Bitcoin khi quan sát điều này
- Đây là 3 cách kiếm Bitcoin mà không cần đào
Ông Giáo
Theo Cointelegraph