Những điểm tương đồng giữa cơn sốt công nghệ kỹ thuật số mới trong thế giới nghệ thuật và giá trị của hoa tulip gia tăng ở Hà Lan vào thế kỷ 17 cho thấy tất cả đều có thể kết thúc bằng những giọt nước mắt.
Rất ít khi sự xáo trộn thương mại của thế giới nghệ thuật tạo ra một khoảnh khắc thực sự gây chấn động. Nhiều người nghĩ rằng khoảnh khắc đó đã đến vào ngày 11/3 khi token không thể thay thế (NFT) của nghệ sĩ kỹ thuật số Beeple được bán tại Christie’s trong một cuộc đấu giá trực tuyến với giá 69,3 triệu đô la, một mức cao hơn nhiều so với bất kỳ tác phẩm của những người vĩ đại kinh điển như Georgia O’Keeffe, Eugene Delacroix, Francisco Goya, Jackson Pollock và Marcel Duchamp.
Lần đầu tiên, Christie’s chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử ETH — bao gồm cả phí riêng cho họ. Tác phẩm không tồn tại ở dạng vật chất này đã được nhà đầu tư người Ấn Độ Metakovan – người sở hữu nhiều tác phẩm Beeple mua với giá 42.329,453 ETH, bao gồm cả phí chênh lệch mua tại Christie’s.
Metakovan, tỷ phú tiền điện tử 32 tuổi
“Nó giống như Duchamp. Chúng ta đang đối mặt với cùng một loại bước nhảy vọt về khái niệm”. Candace Worth, một cố vấn nghệ thuật có trụ sở tại New York, cho biết: “Có phải chúng ta chỉ là thế hệ sai lầm?” càng khiến Worth khó hiểu và anh tự hỏi liệu jpeg của Beeple có thể trở thành sản phẩm tương đương với Fountain của Duchamp được tạo ra ở thế kỷ 21, vốn đã chứng tỏ sự khó hiểu không kém khi được trưng bày lần đầu tiên vào năm 1917.
“Beeple’s Everydays: The First 5000 Days” là ảnh ghép kỹ thuật số của tất cả các hình ảnh mà Beeple đã đăng trực tuyến từ năm 2007. NFT về cơ bản là các tệp kỹ thuật số trong đó tính xác thực và quyền sở hữu được chứng nhận. Chúng có thể biến hầu hết mọi thứ thành một bộ sưu tập ảo: ô tô, tweet, đất đai, giày thể thao, âm nhạc, thậm chí cả video clip quay các cú đánh bóng rổ đẳng cấp. Trong vài tháng qua, những token này đã được giao dịch với giá cao trên các nền tảng chuyên biệt bởi các nhà đầu cơ, những người đã kiếm được vận may kỹ thuật số từ tiền điện tử như BTC và ETH. Tổng vốn hóa của BTC đã tăng lên hơn 1 nghìn tỷ đô la sau khi nhận được sự hậu thuẫn từ Tesla, các quỹ đầu cơ và nhà đầu tư lớn khác.
Khi một thế giới nghệ thuật gây choáng váng đang dần được nhận ra, giới nhà giàu đang trả những cái giá rất cao cho nghệ thuật NFT. Cũng như các token của Beeple, CryptoPunks, một bộ sưu tập 10.000 ký tự do thuật toán tạo ra từ năm 2017 bởi Larva Labs, cũng đã được bán ở mức giá làm người ta choáng váng. Vào ngày 11/3, Punk No. 7804, một trong chín CryptoPunks “người ngoài hành tinh” hiếm, được bán với giá 4.200 ETH, khoảng 7,5 triệu đô la vào thời điểm ấy.
Mức giá được trả cho một tệp máy tính có chứa hình ảnh giống với Space Invader (người ngoài hành tinh) chỉ gồm 576 pixel là cao hơn nhiều so với mức cao nhất trong phiên đấu giá cho các tác phẩm của nghệ sĩ tương tự đắt hàng như Amoako Boafo và Matthew Wong. Chỉ 3 năm trước đó, Punk No. 7804 được bán với giá 12 ETH, tương đương khoảng 15.000 đô la.
Punk No. 7804 của Larva Labs được bán với giá khoảng 7,5 triệu đô la vào tháng trước | Nguồn: Larva Labs
“Trong 30 năm, tôi chưa bao giờ thấy phản ứng như vậy trong thế giới nghệ thuật. Nó không kém gì một trận động đất”, Kenny Schachter (một nhà văn, nhà sưu tập, người giao dịch NFT tại New York) cho biết bán được hơn 200.000 đô la các tác phẩm trên Nifty Gateway, nền tảng bán hàng trực tuyến thuộc sở hữu của cặp song sinh tỷ phú Tyler và Cameron Winklevoss.
“Đây là một kiểu khán thính giả hoàn toàn mới. Họ không biết gì về thế giới nghệ thuật và họ không quan tâm đến nó”, Schachter nói.
NFT có làm thay đổi đáng kể văn hóa không? Hay đây chỉ là sự điên cuồng đầu cơ của đám đông tiền điện tử, như sự cuồng nhiệt đối với hoa Tulip vào giữa những năm 1630 hay bong bóng cổ phiếu South Sea năm 1720?
Christine Bourron, giám đốc điều hành của công ty phân tích thị trường nghệ thuật Pi-eX lập trụ sở tại London, giải thích đơn giản.
“ETH đã tăng từ 100 đô la một năm trước lên 1.800 đô la. Một nhóm người đã trở thành triệu phú và tỷ phú. Rất khó để chuyển nó trở lại thành đô la hoặc một loại tiền fiat khác và họ không có nhiều lựa chọn để chi tiêu ETH của mình. Và NFT là một trong số ít các lựa chọn”.
Nhưng dường như ông đã nhầm, vì thanh khoản crypto ra tiền mặt hiện tại là rất dễ dàng.
ETH là mấu chốt
Bourron cũng chỉ ra rằng việc Christie’s bán NFT của Beeple đã thu về cao hơn 44% so với 48 triệu đô la mà nhà đấu giá đã thu được từ tất cả các phiên đấu giá tháng 1 và tháng 2 cộng lại, bao gồm khoảng 3.000 lần đấu giá.
Không có gì ngạc nhiên khi các nhà đấu giá, cùng với những nhà đấu giá khác trong thế giới nghệ thuật tương tự, đột nhiên coi NFT là El Dorado tài chính. Đây là loại tác phẩm nghệ thuật được thực hiện trực tuyến, xem trực tuyến, mua trực tuyến và sở hữu trực tuyến, không phát sinh chi phí vận chuyển (thực tế là có phí gas), lưu trữ, chụp ảnh hoặc bảo hiểm. Và nó tạo ra giá rất lớn. Có điều gì còn khiến bạn không thích?
Chà, vấn đề là hầu hết các tác phẩm nghệ thuật NFT như Beeple’s Everydays đều được giao dịch bằng ETH, một loại tiền điện tử có tính biến động cao và không được chấp nhận rộng rãi cho các khoản thanh toán của người dùng.
“Nhiều ứng dụng thanh toán tiền điện tử đã được tạo ra trong những năm gần đây để thúc đẩy việc sử dụng ETH”, nhà kinh tế học Chi Lo tại BNP Paribas đã chỉ ra trên Investors’ Corner, blog chính thức của bộ phận quản lý tài sản của ngân hàng Pháp. “Nhưng không loại nào trong đó trở thành cốt lõi của các giao dịch và thanh toán hàng ngày trên thế giới, ngoại trừ một số giao dịch trong thế giới ngầm”.
Giá trị của các tác phẩm NFT không tồn tại ở dạng vật chất phụ thuộc hoàn toàn vào giá của ETH. Nếu ETH đang ở mức cao thì tác phẩm nghệ thuật tính bằng ETH cũng ở mức cao. Đó là tất cả về tiền kỹ thuật số. Bourron nói:
“Cuộc đấu giá của Christie’s sẽ không thành công nếu họ không chấp nhận ETH. Đó là mấu chốt”.
Ít nhất là vào thời điểm hiện tại, với việc giá ETH tăng hơn gấp đôi kể từ đầu năm, nó sẽ thúc đẩy giá tác phẩm nghệ thuật NFT tăng lên.
Sotheby’s gần đây đã hợp tác với nghệ sĩ kỹ thuật số Pak để bán NFT với tổng trị giá 16,8 triệu đô la. Trong một tuyên bố, nhà đấu giá cho biết cuối cùng họ đang “tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh mạo hiểm này trong những tháng tới để đưa ra ý tưởng và khái niệm mới, chẳng hạn như giới thiệu các nghệ sĩ đương đại nổi tiếng vào không gian nghệ thuật kỹ thuật số”.
500 khối từ bộ sưu tập có thể thay thế của Pak | Nguồn: Sotheby’s và Pak
Mua NFT, nhận một bức tranh miễn phí
Mintable, một chợ NFT trực tuyến được Shark Mark Cuban đầu tư đã phát hiện ra tiềm năng của việc sử dụng tiền điện tử để tăng giá các tác phẩm nghệ thuật loại này. Vào tháng 3, Mintable đã tổ chức cuộc đấu giá được coi là “cuộc đấu giá NFT vĩ đại nhất từ trước đến nay”, bao gồm Abstract Composition (khoảng năm 1925) của nghệ sĩ tiên phong người Nga Wladimir Baranoff-Rossiné và chứng chỉ kỹ thuật số đi kèm để mua bằng ETH.
Việc chọn một tác phẩm của Baranoff-Rossiné làm trọng tâm của chương trình kết hợp kéo dài 7 ngày này có thể đã khiến nhiều người trong thế giới nghệ thuật chính thống phải chú ý như một bước đi táo bạo. Nghệ thuật tiên phong của Nga là một lĩnh vực nổi tiếng trong thị trường hàng giả, nhiều trong số đó mang xuất xứ và chứng chỉ xác thực không có thật.
Khả năng của loại ưu đãi mua một NFT, nhận tác phẩm nghệ thuật thật miễn phí (Bangraf) này là hầu như vô tận, với 1 triệu đô la tiền mặt kỹ thuật số đang tìm kiếm thứ gì đó để mua.
Ví dụ: nếu Christie’s đã cung cấp tất cả 3.000 lô tương tự mà họ đấu giá vào tháng 1 và tháng 2 với các token kỹ thuật số đi kèm, có thể mua được bằng ETH, thì có thể họ đã bán được với giá 4,8 tỷ đô la, thay vì chỉ 48 triệu đô la. Phải thừa nhận quá trình tính toán blockchain của nhiều giao dịch NFT sẽ sử dụng năng lượng tương đương với mức tiêu thụ trung bình hàng ngày của 6.000 ngôi nhà ở Mỹ, nhưng ít nhất nó sẽ làm thay đổi các số liệu về doanh thu của nhà đấu giá bị đình trệ do Covid.
Chắc chắn là sự kết hợp cũng như nhầm lẫn giữa tiền điện tử và mô hình hóa này đại diện cho mối đe dọa lớn nhất đối với sự cân bằng của nền kinh tế nghệ thuật rộng lớn hơn.
Trở lại vào tháng 1 năm 1637 ở Hà Lan, vào thời kỳ đỉnh cao của hội chứng hoa Tulip, một củ có giá chào bán là 10.000 guilder – tương đương với giá của một dinh thự ở một trong những quận cao cấp nhất của Amsterdam. Thị trường hoa đã sụp đổ vài tháng sau đó, dẫn đến giá giảm tới 99%.
5 năm sau tại Amsterdam, Rembrandt đã được một công ty lính ngự lâm Kloveniersdoelen trả khoảng 1.600 guilder để vẽ kiệt tác hoành tráng The Night Watch hiện được lưu giữ trong Rijksmuseum.
Mặc dù rất nhiều bức tranh tuyệt vời về hoa đã được vẽ và bán ở Hà Lan vào thế kỷ 17 nhưng thị trường hoa và nghệ thuật vẫn có sự khác biệt. Trong thế kỷ 21, thế giới đang chịu áp lực kinh tế và văn hóa rất lớn để coi công nghệ kỹ thuật số là giải pháp cho mọi thứ. Chắc chắn, công nghệ mới mang lại cho chúng ta những lợi ích to lớn, nhưng một số khía cạnh nhất định, chẳng hạn như đầu cơ tiền điện tử, cũng làm phát sinh rủi ro. Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman đã viết trên tờ New York Times, gọi Bitcoin là “một bong bóng được bao bọc bởi chủ nghĩa thần bí công nghệ bên trong cái kén của hệ tư tưởng tự do”.
Việc bán các tác phẩm nghệ thuật hữu hình bằng tiền điện tử có thể sẽ kết thúc trong nước mắt. Và chúng sẽ không phải là kỹ thuật số.
- Top nhà phân tích cho biết altcoin này sẽ tăng lên mà không có giới hạn
- Bố già của Thung lũng Silicon Ron Conway: Nền kinh tế tiền điện tử là cơ hội trị giá hàng tỷ đô la tiếp theo
- Brian Armstrong đã bán 291,8 triệu đô la cổ phiếu COIN của Coinbase vào ngày ra mắt
Minh Anh
Theo Theart Newspaper