Kỳ vọng của thị trường hiện tại về một đợt tăng giá do halving Bitcoin chủ yếu phát triển dựa trên kinh nghiệm của hai sự kiện từng xảy ra trước đó. Hình bên dưới mô tả halving ở 2 lần trước, trong đó ở lần đầu, mức giá cao nhất mọi thời đại (ATH) đã bị phá vỡ 367 ngày sau đó và giá thị trường BTC tăng vọt 9.260%. Ở lần thứ hai, một ATH mới đã đạt được 526 ngày sau đó, và giá đã tăng 2.976%.
So với hai chu kỳ halving trước, sự xuất hiện của các yếu tố như vốn hóa thị trường Bitcoin đã trở nên lớn hơn và sự thịnh vượng của thị trường phái sinh đã làm suy yếu sự biến động của tiền điện tử hàng đầu. Du vậy, nhiều người vẫn tin rằng sự kiện halving lần thứ 3 chắc chắn sẽ làm tăng giá BTC hơn 10 lần.
Đường trung bình động (MA)
MA đề cập đến mức trung bình của xu hướng giá Bitcoin. Mô hình này có xu hướng tin rằng giá BTC trong lịch sử có tác động mạnh mẽ hơn đến các xu hướng trong tương lai. MA thường hiển thị trên 5 ngày/ 10 ngày; 30 ngày/ 60 ngày; 120 ngày/ 240 ngày đối với các khoản đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tương ứng. Bài viết này sẽ sử dụng nửa chu kỳ của các chỉ số MA 2 năm và MA * 5 của Bitcoin làm công cụ phân tích, chủ yếu cho thấy giai đoạn mua và bán nào có thể tạo ra lợi nhuận lớn hơn.
- Công cụ đầu tư Bitcoin = MA730 (BTCUSD) và MA730 * 5 (BTCUSD)
Hình bên dưới cho thấy khi giá giảm xuống dưới MA 2 năm (đường màu xanh lá cây), mua Bitcoin sẽ tạo ra lợi nhuận vượt mức; khi giá breakout trên MA x 5 năm (đường màu đỏ), nó thể hiện thời gian bán chạy nhất. Với việc halving Bitcoin, nó tồn tại những biến động theo chu kỳ thị trường rõ ràng: tăng vọt, điều chỉnh, hợp nhất gây ra bởi sự phấn khích quá mức của những người tham gia thị trường và sự co lại quá mức của giá cả.
Có thể thấy trong hình khu vực màu xanh lá cây xảy ra khoảng một năm trước halving. Nếu áp dụng điều tương tự, thời điểm tốt nhất để mua Bitcoin cho halving thứ ba nằm trong khoảng từ tháng 12/2018 đến tháng 4/2019. Chúng ta có thể đang bước vào một khu vực màu xanh lá cây thứ hai.
Mô hình Altman (Z-Score)
Mô hình Atman cho thấy đỉnh của thị trường với độ chính xác cao hơn. Chỉ số này có xu hướng khám phá giá trị hợp lý của Bitcoin thông qua các giao dịch C2C. Để tính toán:
Market Cap được biểu thị bằng giá Bitcoin hiện tại nhân với số lượng coin đang lưu hành; Realized Cap (giá trị thực) lấy giá của mỗi BTC khi nó được di chuyển lần cuối (tức là lần cuối cùng nó được gửi từ ví này sang ví khác). Sau đó cộng tất cả các giá trị riêng lẻ đó và lấy trung bình bằng cách nhân giá trung bình với tổng số coin đang lưu hành.
Realized Cap thường đại diện cho giá của các giao dịch lớn khi mua bán trực tiếp. Theo dữ liệu của BTC.com, kể từ ngày 3/1/2020, 0.000349% địa chỉ hàng đầu nắm giữ 15,14% BTC. Đây vẫn là một thị trường tập trung cao độ, và ở một mức độ nào đó, giá giao dịch lớn có thể đại diện cho giá hợp lý của tiền điện tử.
Phép tính Z-Score đại diện sự khác biệt giữa giá trị thị trường và giá trị hợp lý, chia cho độ lệch chuẩn của cả hai dữ liệu. Mô hình này có thể được sử dụng để xác định các giai đoạn khi Bitcoin cực kỳ vượt mức hoặc bị định giá thấp so với “giá trị hợp lý” của nó.
Như có thể thấy trong hình dưới, khi giá trị thị trường của Z-Score cao hơn bất thường so với giá trị hợp lý, nó sẽ đi vào vùng màu đỏ cho thấy nó đã đạt đến đỉnh của chu kỳ thị trường hiện tại. Ngược lại, Z-Score sẽ đi vào vùng màu xanh lá cây khi giá trị hợp lý cao hơn bất thường so với giá trị thị trường, cho thấy đã đạt mức đáy của chu kỳ thị trường hiện tại. Hiện tại, một khu vực xanh mới đang đến gần.
Rủi ro dự trữ
Các chỉ số rủi ro dự trữ có xu hướng quy về giá trị của BTC đối với những hodler dài hạn. Rủi ro chủ yếu phụ thuộc vào số ngày nắm giữ. Số ngày Bitcoin = số lượng Bitcoin nhân số ngày mà nó được đặt trong một địa chỉ. Khi Bitcoin được chuyển, số ngày mất hiệu lực.
Ví dụ: Bạn đã mua 1 BTC và giữ nó trong ví của mình trong 7 ngày, sau đó bạn bán nó và khi nó được chuyển từ ví của bạn sang ví người mua mới, con số 7 ngày không còn hiệu lực. Càng nhiều ngày bị mất hiệu lực như vậy cho thấy số lượng hodler dài hạn trong giai đoạn này đang giảm và rủi ro nắm giữ Bitcoin đang gia tăng cùng một lúc.
Hình dưới đây cho thấy sự mất hiệu lực của số ngày Bitcoin với các giai đoạn hodl khác nhau. Các khoảng thời gian thấp nhất là 1 ngày và 7 ngày, và cao như 3 năm và 5 năm. Hodl ngắn hạn đại diện cho nhu cầu và hodl dài hạn đại diện cho cung. Như đã thấy trong hình, mỗi đợt tăng giá BTC được thúc đẩy bởi nhu cầu mới về tích trữ Bitcoin.
Khi chuyển đổi dữ liệu này thành tài sản được hodl trong các thời kỳ khác nhau, kết quả được hiển thị trong hình bên dưới. Nó có thể phản ánh trực tiếp hơn mối quan hệ tích cực giữa mỗi đợt tăng giá Bitcoin và số lượng BTC được hodl. Trong số đó, dữ liệu 1 ngày có thể được coi là khối lượng giao dịch hàng ngày.
Tài sản hodl ở các thời kỳ khác nhau được xác định là HODL Bank. Rủi ro dự trữ tỷ lệ nghịch với HODL Bank và tỷ lệ thuận với giá BTC. Nghĩa là, BTC càng được lưu trữ, Rủi ro dự trữ càng thấp và ngược lại. Công thức như sau:
- Rủi ro dự trữ = Giá Bitcoin / HODL Bank
Hình dưới cho thấy mỗi khi giá trị rủi ro dự trữ xâm nhập vào vùng màu đỏ, đó là mức cao nhất của thị trường. Khi nó đi vào khu vực màu xanh lá cây, đó là thời điểm tốt để hodl BTC. Và thị trường hiện tại (đầu tháng 1/2020) nằm trong khu vực giữ màu xanh lá cây.
Đây là một phân tích chu kỳ thị trường dựa trên đường trung bình động (MA), Z-Score và rủi ro dự trữ. Mặc dù phân tích chỉ ra thời điểm hiện tại (đầu tháng 1/2020) dường như là một cơ hội mua khác, cần lưu ý rằng sự tăng giá BTC sau khi halving có xu hướng kéo dài sau mỗi lần. Đối với các trader theo đuổi lợi nhuận tối đa nên lưu ý rằng chu kỳ thị trường này dự kiến sẽ không hoàn thành cho đến năm 2022.
Disclamer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về quyết định của bạn.
- Halving Bitcoin có thể gây thảm họa cho ngành khai thác như thế nào?
- Google Trends: Các lượt tìm kiếm về “Halving Bitcoin” đã tăng đáng kể trong năm 2019 trên toàn thế giới
Nguyên Bảo
Tạp chí Bitcoin | Medium