Chỉ còn hơn 100 ngày nữa là đến đợt halving của Bitcoin, đã đến lúc để xem xét cách mà Bitcoin có thể phản ứng với việc halving (halvening) lần thứ ba. Không giống như những lần trước, câu chuyện xung quanh Bitcoin đã thay đổi.
Các cuộc tranh luận về việc halving tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn khi càng gần đến ngày đó. Một số ý kiến cho rằng Bitcoin được định trước cho việc halving, trong khi những người khác không đồng ý. Những người đồng tình với ý kiến trên thì tranh luận rằng, sự gia tăng từ 4.000 đô la lên 13.800 đô la là cuộc phục hồi tiền halving. Tom Lee từ Fundstrat là một trong số những theo phe còn lại, ông nghĩ rằng việc halving và các yếu tố khác có thể đẩy BTC tăng 100% vào năm 2020. Cuộc phục hồi tiền halving sẽ xảy ra hay thị trường sẽ trải qua một đợt tăng giá BTC đột ngột khác?
Một nhà phân tích có “nghệ danh” Digitalik.net là một trong số những người cùng quan điểm với Tom Lee.
“Lịch sử đã cho chúng ta thấy hai lần rằng halving là một sự kiện rất quan trọng vì vậy tôi không tin rằng lần này sẽ khác đi. Tôi tin rằng halving sẽ có tác động. Câu hỏi duy nhất là – tác động đó lớn cỡ nào?”
Halving không chỉ đơn giản là mối liên hệ nhịp nhàng giữa việc giảm cung và tăng cầu, nó còn hơn thế nữa: có vô số yếu tố ảnh hưởng đến giá cả.
Cái nhìn bao quát về sự phát triển của Bitcoin
Dòng vốn đầu tư
Một yếu tố quan trọng quyết định giá Bitcoin phản ứng như thế nào trước khi halving chính là dòng vốn. Nói chung, để giá Bitcoin tăng cao hơn, cần có một dòng vốn vào thị trường cao hơn.
Với giá BTC hiện tại khoảng 8.000 đô la, dòng vốn mỗi ngày sẽ lớn hơn 14,4 triệu đô la [144 khối/ngày × 12,5 BTC/khối × 8.000 đô la]. Như Tuur Demeester đã chỉ ra, để giá duy trì ở mức 8.000 đô la cho đến khi halving, cần phải có một dòng vốn 1,72 tỷ đô la đổ vào Bitcoin. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng dòng tiền vẫn duy trì ở các mức này hoặc tăng cao hơn, nếu không, giá sẽ giảm hơn nữa.
Hash Rate và vấn đề chính trị
Nói chung, sau khi halving, nguồn cung BTC giảm trong khi tổng cầu ròng của BTC vẫn giữ nguyên. Điều này sẽ gây ra cú sốc cung tiêu cực và về mặt lý thuyết sẽ khiến giá Bitcoin tăng cao hơn sau khi halving. Do đó, cộng đồng có xu hướng nắm giữ / tích lũy BTC trước khi halving, điều này phần nào giải thích cho việc tăng giá. Các sự kiện diễn ra trước khi halving là một điều hoàn toàn khác, đặc biệt là với tình hình hash rate hiện tại và sự sụp đổ giá của Bitcoin.
Cho đến nay, các miner (các miner phía tây Hoa Kỳ và châu Âu) được cho là hòa vốn và không thu được lợi nhuận. Điều này có thể là do căng thẳng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc đã loại bỏ khai thác Bitcoin khỏi ngành công nghiệp bị ngăn cấm, đưa ra “tín hiệu triển khai” cho các miner tại Trung Quốc. Sự hợp lưu của chính phủ Trung Quốc về lập trường khai thác và sự tập trung khai thác ở Trung Quốc mang tới cho các miner châu Á một lợi thế do chi phí điện rẻ. Có một tin đồn rằng, các miner Trung Quốc bị cáo buộc đang cố gắng thúc ép các miner phương Tây phải ra ngoài vì họ vẫn có lãi ngay cả khi Bitcoin giảm xuống mức 4.000 đô la.
Ngoài ra, chỉ báo hash ribbons (được thấy trong biểu đồ trên) đã đảo ngược về phía âm (xanh sang đỏ) tiếp tục xác nhận kịch bản được đề cập ở trên rằng các miner phương Tây không sinh lợi. Sự đảo ngược đã xảy ra trong lịch sử chỉ sau khi halving dẫn đến sự giảm giá ngay sau đó.
Sự phát triển của Bitcoin & các nhà đầu tư
Lần halving đầu tiên (28 tháng 11 năm 2012) là khoảng 2 năm sau khi Bitcoin ra mắt. Đó là lúc mà Bitcoin không đạt được lực kéo, cả về mức độ phổ biến và sự chấp nhận. Halving lần thứ hai (09 tháng 7 năm 2016) đã diễn ra sau một đợt tăng giá hưng phấn đã đẩy BTC lên gần 1.000 đô la.
Tuy nhiên, đợt halving lần thứ ba sắp tới là khá khác biệt so với 2 lần còn lại; một phần do sự phổ biến rộng rãi của Bitcoin sau đợt tăng giá năm 2017, và chủ yếu là do sự kìm kẹp quy định và sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức. Kể từ đợt halving lần thứ hai, vô số sản phẩm đã được đưa vào thị trường Bitcoin, Công cụ phái sinh, Tương lai, Quyền chọn, v.v. Sự tăng trưởng của hệ sinh thái này không bắt nguồn từ những tay chơi không được quy định, mà còn từ những tay chơi như CME và Bakkt. Do đó, sự tiến hóa này không chỉ có thể phá vỡ các định kiến về việc halving mà còn có thể là một stress-test cho các mô hình đã tồn tại từ trước, được sử dụng cho BTC.
Meltem Demirrors đã nói về những điều trên trong podcast Unchained khi cô phác thảo thị trường Bitcoin ngày nay “lớn hơn nhiều” so với trước đó. Cô ấy nói thêm về cách mà các nhà đầu tư sẽ chỉ thực sự “long” với các khoản đầu tư của họ.
“Có nhiều công ty lớn hơn “dính dáng” đến Bitcoin. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, tính định hướng trong một thị trường sâu rộng hơn nhiều đối với Bitcoin sẽ thay đổi cách mọi người giao dịch trong khoảng thời gian halving. Tôi nghĩ sẽ rất thú vị khi thấy mọi người giao dịch trong giai đoạn halving – đặc biệt là một số công ty giao dịch với tần suất cao”.
Stress-test các mô hình Bitcoin
PlanB hay 100trillionUSD là thành viên nổi tiếng của cộng đồng Bitcoin với các mô hình S2F. Các mô hình Stock-to-Flow do PlanB phát triển sử dụng S2F vàng và bạc để dự đoán hồi tố biến động giá cho bitcoin. Mô hình của PlanB đưa giá Bitcoin lên trên 50.000 đô la sau khi halving; trước khi halving, giá vẫn dưới 10.000 đô la. Các mô hình được tạo, nói chung, xem xét dữ liệu trong quá khứ để dự đoán cách một tài sản có thể phản ứng trong tương lai; theo nghĩa đó, mô hình S2F của Bitcoin, mặc dù giống với vàng và bạc, nhưng có khả năng nó có thể không đúng trong đợt havling sắp tới. Đặc biệt, vì câu chuyện đang thay đổi nhanh chóng.
Chúng ta nên mong đợi điều gì?
Hash rate ngày càng tăng và khó khăn, giá giảm và câu chuyện đang thay đổi, tất cả đều hướng đến một điều, một kết quả khác cho việc halving. Có lẽ, cuộc phục hồi tháng 4 năm 2018 đã được tính trước cho giá Bitcoin về việc halving. Sự phát triển của hệ sinh thái Bitcoin và tùy chọn của mọi người, long và short, có thể thay đổi hiệu ứng của đợt halving.
- 3 kịch bản về giá Bitcoin khi halving xảy ra vào tháng 5 năm 2020
- Halving Bitcoin? Đã đến thời điểm để mua BTC
Thủy Tiên
Tạp chí Bitcoin | Ambcrypto