PHÂN TÍCH Ripple
Số giao dịch thực hiện trên thị trường cryptocurrency của Hàn Quốc chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ so với toàn thế giới. Tuy nhiên, Hàn Quốc chính là yếu tố “thép” đã tăng giá trị vốn hóa của Ripple từ 40 tỉ đô la lên tới 88 tỉ đô la. Ripple là một trong những crypto thành công nhất năm 2017, với bước tiến thần tốc, tăng 360x lần so với hồi đầu năm. Ngày 1/1/2017, những ngày đầu tiên của năm mới, một đồng Ripple chỉ có giá 6/10 cent. Giờ đây, một thẻ duy nhất trị giá 2.29 đô la.
Bước tiến thần tốc của Ripple
Vừa mới tuần qua, Ripple đã vượt mặt Ethereum và chễm chệ trên vị trí thứ hai những cryptocurrency mạnh mẽ nhất trên thị trường toàn cầu. Ripple hiện đã trở thành altcoin đầu tiên cán mốc 100 tỉ đô la giá thị trường.
Rất nhiều nhà đầu tư, bao gồm là Ethereum và Bitcoin đều ngạc nhiên trước bước tiến quá thần kì của Ripple. Các nhà phân tích trên tờ Forbes cho rằng sự tăng nhanh đột biến về giá Ripple là do mối quan hệ chiến lược giữa SBI Ripple Châu Á và các ngân hàng Hàn Quốc. Tuy nhiên, những ngân hàng mới trong giai đoạn hợp tác sẽ chỉ bắt đầu tiến hành thanh toán trên mạng lưới Ripple vào cuối tháng 4 năm 2018. Các nghi vấn đang tăng thêm khi cân nhắc vai trò của Hàn Quốc trong công cuộc tăng giá thần kì của Ripple.
Ryan Selkis, doanh nhân tại gia tại studio Blockchain ConsenSys cho biết:
“Tôi biết rằng không ngân hàng nào đang a) sử dụng hoặc b) đụng chạm tới Ripple, do Ripple nằm dưới sự kiểm soát của một công ty SV và tới 20% trên tổng số XRP đang tồn tại do các nhà sáng lập Ripple nắm giữ. Sản phẩm Ripple đề nghị với các ngân hàng, thực chất chỉ là một công cụ chuyền tin sử dụng giao thức PPP, đi kèm vài bước mật mã học thông minh để đảm bảo các giao dịch luôn bùng nổ. Mô hình thanh khoản được sử dụng thì tương tự như ngân hàng đại lý (correspondent banking). Một số ngân hàng sẽ có tính thanh khoản sâu nhằm hủy đi các giao dịch thanh toán. Sự thật là phương thức Ripple sử dụng đã giúp nó củng cố địa vị trên các sàn giao dịch và “ngụ ý” chứ không trực tiếp tuyên bố các ngân hàng đang sử dụng mạng lưới Ripple về lâu dài.”
Liệu tuyên bố trên có chính xác?
Tuyên bố không ngân hàng nào đang sử dụng mạng lưới Ripple để thanh toán là không chính xác tuyệt đối. Hồi đầu năm nay, hàng loạt các ngân hàng Thụy Điển đã giúp đóng góp 180 triệu đô la vào mạng lưới Blockchain của Ripple khi họ gửi các khoản thanh toán ngoại quốc, trên danh nghĩa các khách hàng có địa vị cao. Trong vài tháng vừa qua, các ngân hàng ở Thái Lan và Nhật Bản cũng đang tiến hành các giao dịch gần như ngay tức thì sử dụng Ripple.
Tuy nhiên, sự thật là không ngân hàng lớn nào đang tận dụng mạng lưới Blockchain Ripple một cách thường xuyên để tiến hành khối lượng giao dịch lớn.
Hàn Quốc phía sau cơn lốc Ripple
Tony Lyu, nhà sáng lập, đồng thời là CEO của sàn giao dịch cryptocurrency Hàn Quốc Korbit, cho biết trên tờ New York Times rằng thị trường Hàn Quốc đang bị điều khiển bởi FOMO, và nỗi sợ hãi không theo kịp làn sóng mới. Nguyên văn, Lyu nói:
“Những câu chuyện lan tỏa rất nhanh ở Hàn Quốc. Một khi có ai đó được đầu tư, họ muốn kêu gọi cả những người khác tham gia cùng mình. Đây được xem là bước tiến chuyển trong cộng đồng, một bước tiến lớn.”
Trong tuần vừa qua, thị trường Hàn Quốc và các sàn giao dịch lớn nhất như Bithumb, Coinone và Korbit chiếm tới hơn nửa khối lượng giao dịch hằng ngày của Ripple. Giá trị của khối lượng giao dịch Ripple tổng cộng lên tới 4.5 tỉ đô la.
Hàn Quốc tiếp tục trả giá đắt khi mua tiền mã hóa. Ví dụ trên trang Bithumb, Ripple được bán với giá 2.54 đô la, cao hơn giá trung bình toàn cầu tới 24 phần trăm.
Những phỏng đoán và cơn sốt tiền mã hóa ở thị trường Hàn Quốc đang đặt một dấu hỏi lớn cho các nhà lập pháp. Bộ Tài Chính Hàn Quốc đã cấm người nước ngoài và các nhà đầu tư chưa đủ tuổi hợp pháp đầu tư vào cryptocurrency nhằm nỗ lực kiểm soát những thay đổi chóng mặt trong thời đại kĩ thuật số.
Xem thêm:
Dịch giả: Hà Anh
Xuất bản bởi: Tapchibitcoin.vn