Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York đã âm thầm trao 75 tỷ đô la tiền mặt cho các ngân hàng vào thứ 4 trong một quy trình được gọi là ‘hoạt động mua lại’ (repo).
Biện pháp khẩn cấp như vậy đã không được sử dụng ở mức quy mô trong một thập kỷ, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính cuối cùng.
Việc làm này như một lời nhắc nhở về sức mạnh của các ngân hàng trung ương để mở rộng nguồn cung tiền một cách giả tạo và phá giá tiền của người dân. Đây là lý do tại sao Bitcoin với nguồn cung giới hạn và sản lượng nghiêm ngặt có thể dự đoán được sẽ chiếm ưu thế.
“Cái quái gì đang diễn ra vậy? Fed sẽ bơm 75 tỷ đô la vào hệ thống tài chính sau khi siết chặt tài trợ”
Hoạt động repo là gì?
Nói một cách đơn giản, ngân hàng trung ương in 75 tỷ đô la và cung cấp cho các ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian 24 giờ.
Đổi lại, các ngân hàng gửi trái phiếu kho bạc và các tài sản khác làm tài sản thế chấp.
Tiền cũng được cung cấp đến các ngân hàng thanh khoản ngay lập tức cho thị trường cho vay cách nhật, nơi các ngân hàng thực hiện các khoản vay ngắn hạn với nhau. Cụ thể:
“Các ngân hàng có thể nhận được vốn cách nhật bằng cách cầm cố tài sản thế chấp, thường là trái phiếu kho bạc, để đổi lấy tiền mặt. Khi Fed cung cấp tiền mặt, về cơ bản họ sẽ in tiền để đổi lấy chứng khoán”.
Dấu hiệu của khủng hoảng?
Có thể ví như chim hoàng yến trong mỏ than. Tức là thanh khoản đã cạn kiệt trong thị trường cho vay cách nhật.
Các ngân hàng rất cần tiền mặt luân chuyển để giao dịch và cho vay cách nhật.
Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên được đưa ra khi lãi suất cách nhật tăng lên tới 10% (tăng từ mức 2% thông thường). Fed buộc phải can thiệp để xoa dịu cuộc khủng hoảng thanh khoản.
Tại sao điều này xảy ra?
Phóng viên người Đức Holger Zschaepitz đã tóm tắt bằng một dòng đơn giản:
“Có vẻ như các ngân hàng đột nhiên thiếu tiền mặt”.
Dramatic moves in the money mkt that led to US Central bank shunting $53bn into the system on Tue show that the unexpected can still occur, even in an era of tight bank regulation & relative fin stability. It looked like banks were suddenly short of cash. https://t.co/Dcnof1GlgJ pic.twitter.com/6noMgEgAlZ
— Holger Zschaepitz (@Schuldensuehner) September 18, 2019
“Những động thái kịch tính trong thị trường tiền tệ đã khiến Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ chuyển 35 tỷ đô la đến hệ thống vào hôm thứ 3 vừa qua. Như vậy, điều bất ngờ vẫn có thể xảy ra ngay cả trong thời đại ngân hàng quản lý chặt chẽ và ổn định tài chính tương đối. Có vẻ như các ngân hàng đột nhiên thiếu tiền mặt”.
Fed New York thừa nhận nguyên nhân rất có thể là do tài sản dự trữ giảm dần tại các ngân hàng.
Vào năm 2017, người đứng đầu bộ phận vận hành và phân tích thị trường Lorie Logan tại Fed New York cho biết: “Áp lực tăng giá của lãi suất cách nhật là chỉ số trực tiếp nhất cho thấy lượng dự trữ đang trở nên khan hiếm”.
Nói cách khác, các ngân hàng không có đủ tiền mặt.
Repo trượt dốc
Hoạt động repo là vũ khí ngắn hạn.
Fed bơm tiền thanh khoản và các ngân hàng sẽ trả lại sau 24 giờ. Như vậy, chỉ trở thành một vấn đề thực sự khi hoạt động repo kéo dài ngày này qua ngày khác. Và hiện chúng ta đang ở ngày thứ hai.
Mặc dù không phải là một cuộc khủng hoảng, nhưng nó sẽ làm tiền đề cho chính sách nới lỏng tiền tệ lớn hơn nhiều. Hành động của Fed làm tăng khả năng nới lỏng định lượng (QE) – là chương trình mua trái phiếu của Federal Reserve (Cục Dự trữ Liên bang).
Repo sẽ tiếp tục lao dốc vào ngày Federal Reserve dự kiến giảm lãi suất.
Đây là lý do tại sao Bitcoin được hưởng lợi
Xu hướng rất rõ ràng. Nới lỏng tiền tệ đã trở lại trên phạm vi rộng lớn.
Kích thích, lãi suất thấp, QE. Kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, những công cụ này đã tràn vào nguồn cung tiền của Mỹ và làm suy yếu sức mua của đồng đô la.
Lehman Brothers filed for the largest ever bankruptcy 11 years ago, on September 15, 2008. Many things changed that day, but the most lasting impact is arguably what’s happened to the money supply — what a chart pic.twitter.com/0B8gqTflLc
— Alex Rampell (@arampell) September 15, 2019
“Lehman Brothers đã nộp đơn xin phá sản lớn nhất 11 năm trước, vào ngày 15/9/2008. Nhiều thứ đã thay đổi vào hôm đó, nhưng tác động lâu dài nhất có thể nói là điều đã xảy ra với cung tiền”.
Bitcoin thì khác. Bitcoin không bị các ngân hàng trung ương thao túng.
BTC có giới hạn 21 triệu vốn hóa được mã hóa cứng không bao giờ có thể thay đổi. Không có thực thể nào có thể in thêm hoặc quyết định lãi suất cho vay.
Nguồn cung Bitcoin hàng ngày là có thể dự đoán được. Chính sách tiền tệ của nó được biết đến từ thập kỷ trước.
BTC giảm phát theo tự nhiên, được thiết kế để tăng giá trị miễn là nhu cầu tăng. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương đang đấu tranh để hạ thấp giá trị đồng tiền của họ, bằng cách đó, phá hủy giá trị dài hạn của khoản tiền tiết kiệm.
Các ngân hàng trung ương đang in tiền trong khi Bitcoin cũng không chịu thua thiệt. Theo phương pháp sản xuất hết khối này đến khối khác, cứ sau 10 phút lại có khối mới như thiết kế.
- Bitcoin có thể đang hình thành một động thái lớn khi biến động giá đạt mức thấp nhất sau 4 tháng.
- Lý do tại sao sử dụng Bitcoin? Phần 2: Vị thế Bitcoin vs Vàng
Thùy Trang
Tạp chí Bitcoin | CCN