Trang chủ Tạp chí Hoán đổi token (Token Swaps): Chúng là gì, chúng hoạt động như...

Hoán đổi token (Token Swaps): Chúng là gì, chúng hoạt động như thế nào và tại sao chúng lại xảy ra vào lúc này?

Token của bạn hiện đang được gửi đến một blockchain mới…

Khác xa các trò lừa đảo tiền mã hóa đầy phức tạp, quyết định thực hiện quá trình này, thường được gọi là “chuyển dịch token” hay “hoán đổi token”, đã trở nên ngày càng phổ biến trong các dự án blockchain. Đáng chú ý, hai trong số 25 loại tiền mã hóa hàng đầu đang giao dịch trên toàn cầu – Tron và EOS – hiện đang trong một quá trình chuyển đổi như vậy và ít nhất hai token trong top 30 token hàng đầu được dự kiến ​​sẽ sớm thực hiện điều tương tự.

Với hàng triệu – thậm chí hàng tỷ đô la – tổng giá trị của các token liên quan đến mỗi lần chuyển dịch, đương nhiên sẽ tồn tại rất nhiều rủi ro. Nhưng mặc dù vậy, ngành công nghiệp blockchain hầu như không có nhiều thông tin về những lần chuyển dịch token và các tác động của chúng. Trong một lần kiểm tra chuyên sâu, CoinDesk nhận thấy rằng ngay cả các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp đôi khi cũng không thể trả lời các câu hỏi cơ bản về quy trình.

Tuy nhiên, nhiều thứ liên quan đến chuyển dịch token có thể được cho biết từ những người tiên phong trong sự thay đổi. Đối với những người đã trải qua quá trình chuyển đổi như vậy, chúng thường được xem là đại diện cho một bước đi khó khăn nhưng cần thiết trong việc thực hiện tầm nhìn của dự án của họ.

Đối với Shawn Wilkinson, nhà sáng lập của startup lưu trữ phi tập trung hóa Storj, vốn đã bắt đầu chuyển dịch token của mình vào năm 2017, đã cho thấy việc này mang lại lợi ích nhiều hơn rủi ro.

Ông nói với CoinDesk:

    “Ý tưởng là bạn chỉ cần gỡ băng gạc ra khỏi vết thương và để tiếp tục tiến bước trên con đường mà không để mình rơi ra khỏi vách đá”.

Nhưng tại sao ngay từ đầu một dự án lại cần phải hoàn thành một đợt chuyển dịch token?

Thông thường, sự thay đổi được thực hiện bởi các dự án vốn bắt đầu bằng cách sử dụng blockchain ethereum để gây quỹ và phân phối token của chúng. Các token được phân phối ở giai đoạn này thường đóng vai trò là “cổ phần” cho những người mà cuối cùng được sử dụng khi dự án đi vào hoạt động.

Một lợi ích của chiến lược là các nhà giao dịch không bị khóa vốn này. Thay vào đó, họ có thể trao đổi các cổ phần này trên các sàn giao dịch trong khi họ phát triển công nghệ của họ.

Do đó, một đợt “chuyển dịch token” diễn ra để mô tả quá trình mà số dư của chủ sở hữu token được chuyển từ ví ethereum của họ đến một ví tương thích mới của dự án được cung cấp. Sau khi chuyển dịch, token đã được “di chuyển” từ blockchain này sang blockchain khác một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là việc chuyển dịch token không chỉ liên quan đến việc khởi chạy blockchain trực tiếp mà cũng diễn ra khi các dự án chuyển từ giao thức này sang giao thức khác.

Ví dụ, chuyển dịch token của Storj được thực hiện bởi quyết định chuyển từ giao thức bitcoin sang ethereum do các vấn đề về khả năng mở rộng.

Wilkinson nói: “Chúng tôi ngày càng nhận thức được rằng nếu chúng tôi không thực hiện [chuyển dịch token], hậu quả sẽ khá lớn”.

Chúng hoạt động như thế nào?

Đối với người dùng và nhà đầu tư, mức độ tham gia của họ trong quá trình chuyển dịch token là tùy thuộc – thường phụ thuộc vào nơi họ lưu trữ token.

Đối với những người lưu trữ token trên sàn giao dịch, họ ít có khả năng phải thực hiện thêm bất kỳ bước nào để tham gia chuyển dịch. Ví dụ, Sàn giao dịch lớn là Binance, cho biết họ sẽ xử lý “tất cả các yêu cầu kỹ thuật” của quy trình cho việc chuyển dịch EOS, Tron, ICON và Ontology.

Sàn giao dịch tại San Francisco Kraken cũng nhắm đến mục tiêu giảm bớt tính khó khăn của quá trình.

“Chúng tôi tạm dừng việc gây quỹ trước khi chuyển đổi, tiến hành đổi tất cả các đồng coin cũ sang các coin mới và khi chúng tôi tiếp tục việc gây quỹ, tất cả số dư cũ sẽ đều dành cho các đồng coin mới”, đồng sáng lập Kraken và Giám đốc điều hành Jesse Powell giải thích. “Nó thực sự chỉ đơn giản như thế”.

Tuy nhiên, người dùng lưu trữ token của họ trong ví điện tử có thể sẽ cần phải bắt đầu quá trình theo cách thủ công.

Cụ thể hơn, họ phải trải qua việc đăng ký token, còn được gọi là “mapping”, để gửi token của họ từ blockchain trước đó sang mạng lưới mới.

Trong thực tế, quy trình này thường đòi hỏi phải tạo khóa dành riêng cho dự án (ví dụ: khóa EOS) và gửi token đến địa chỉ khóa nơi token được lưu trữ ban đầu sau khi mua, vào thời điểm trước khi khởi chạy mainnet (ví dụ: khóa Ethereum).

Các dự án thường xuất hiện các khoảng thời gian hoãn, thời điểm mà người dùng phải đổi các token của họ. Trong các dự án như EOS, có những thời hạn “cứng” mà sau thời điểm đó các token trên blockchain cũ sẽ bị “đóng băng” và người dùng sẽ không thể truy cập vào được.

Các dự án khác cho phép chuyển dịch tùy ý.

Rủi ro?

Nhưng bất chấp những nỗ lực của các sàn giao dịch để đơn giản hóa việc chuyển dịch token, rủi ro vẫn không hoàn toàn suy giảm.

“Tôi không nghĩ có bất kì cách nào hoàn hảo để thực hiện một sự chuyển dịch token“, Wilkinson nói. “Nó sẽ luôn luôn là một vấn đề nhức nhối, một vấn đề khó chịu và vẫn luôn tồn tại, không phải là một khả năng nhỏ mà là một khả năng rất lớn, ví dụ như bạn có thể làm hỏng mọi thứ”.

Đối thoại với cộng đồng của họ là một trong những cách mà các dự án có thể làm để giảm thiểu một vấn đề chung (cho đến nay): sự thiếu hụt nhận thức và thông tin giữa các chủ sở hữu token.

Theo Wilkinson, mặc dù đã bắt đầu đợt chuyển dịch token Storj vào năm 2017, người dùng vẫn đang chuyển dịch token của họ vào thời điểm một năm sau đó. Storj đã tiếp tục hỗ trợ việc chuyển dịch token, nhưng đối với các dự án có thời hạn cứng cho việc đóng băng token, chủ sở hữu token có thể mất tiền nếu họ không biết về quá trình chuyển dịch.

Có lẽ rủi ro đáng kể nhất liên quan đến việc chuyển dịch token chính là chúng không phải là các quá trình “có thể tin tưởng”.

Thay vào đó, người dùng phải đặt niềm tin của họ vào những người phụ trách dự án để thực hiện việc hoán đổi theo kế hoạch. Tuy nhiên, do việc chuyển dịch token tương đối mới, nên thường không có kế hoạch chi tiết nào cho việc thực thi việc này.

Vì lý do này, Wilkinson nói, “Rất nhiều thứ xoay quanh việc chuyển dịch [Storj] mà chúng tôi phải thiết kế ngay từ đầu”.

Mặc dù những rủi ro này không phải là vấn đề nhỏ nhưng chúng cũng không phải là điều gì quá bất ngờ đối với những công nghệ “tân tiến” như vậy, ông nói thêm.

Về những thứ cần lưu ý đối với các dự án hiện đang thực hiện việc chuyển dịch token, Wilkinson kết luận:

    “Bạn phải đưa ra một loạt các phỏng đoán hợp lí để có thể thực hiện đúng. Những điều mà tôi thấy hiệu quả với chúng tôi là chúng tôi biết nơi mình muốn hướng đến và chúng tôi phải có một sự giao tiếp lành mạnh với cộng đồng của mình để có được sự ủng hộ của họ với khái niệm mới mẻ này“.

Nguồn: Tapchibitcoin/coindesk

Xem thêm:

MỚI CẬP NHẬT

Cộng đồng vẫn hoài nghi về Pi Network dù giá phục hồi nhẹ

Pi Network (PI) gần đây đã trải qua một đợt giảm giá mạnh, hình thành mức thấp nhất mọi thời đại (ATL) mới. Dù...
Bitget

Bitget đốt 30 triệu BGB trong quý 1/2025, có ý nghĩa gì đối với...

Bitget đang đẩy mạnh chiến lược giảm phát cho token BGB bằng cách thực hiện các đợt đốt token quy mô lớn. Trong thị...
Bán hay mua?

Bán hay mua? Cá voi tiền điện tử phản ứng thế nào với sự...

Thị trường tiền điện tử đang đối mặt với làn sóng bán tháo mạnh mẽ dưới áp lực từ các chính sách thuế quan...

TOP 3 altcoin có xu hướng nổi bật hôm nay – Ngày 9 tháng...

Thị trường tiền điện tử tiếp tục chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch hôm nay, khi tổng vốn hóa toàn thị trường...
DOGE

Giá DOGE vẫn ổn định khi 21Shares ra mắt DOGE ETP đầu tiên tại...

21Shares vừa chính thức niêm yết sản phẩm Dogecoin ETP trên SIX Swiss Exchange, với mã giao dịch là “DOGE”. Sự kiện này đánh...
link

LINK có nguy cơ giảm xuống 7,5 đô la?

Chainlink (LINK) đang phải đối mặt với áp lực giảm mạnh khi giá giảm hai chữ số trong tuần qua. Một nhà phân tích...
binance

Binance ra mắt LDUSDT, cam kết không có APR âm

Sàn Binance chuẩn bị ra mắt LDUSDT — tài sản margin sinh lời thứ hai, không phải stablecoin — dành cho người dùng nền...
bitcoin

5 lý do thương chiến có thể thúc đẩy Bitcoin tăng giá

Căng thẳng leo thang trong cuộc chiến thương mại đã gây biến động mạnh mẽ trên thị trường, làm dấy lên mối lo ngại...

Tin vắn Crypto 09/04: Bitcoin có nguy cơ giảm sâu hơn nữa nếu không...

Từ nhận định Bitcoin có nguy cơ giảm sâu hơn nữa nếu không thể lấy lại mức $80.000 đến Andreessen Horowitz muốn huy động...

Berachain (BERA) giảm 50% trong một tháng khi các chỉ số cảnh báo tiếp...

Berachain (BERA) đang chịu áp lực lớn, giảm 50% trong 7 ngày qua khi các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục đưa ra cảnh...
shib

Cá voi bán 801 tỷ SHIB trong 24 giờ, tác động đến giá như...

Trong ba ngày qua, thị trường crypto biến động cực kỳ mạnh. Với tình hình sụp đổ lan rộng, các nhà đầu tư, nhà...

Mantra (OM) ra mắt Quỹ hệ sinh thái – Liệu giá có bứt...

Giá Mantra (OM) duy trì quanh ngưỡng $6,24 vào ngày thứ Tư, đánh dấu mức tăng gần 9% kể từ đầu tuần. Động lực...

Strategy của Saylor có thể bị buộc phải bán tất cả Bitcoin, tiết lộ...

Giá Bitcoin giảm gần đây và mức hỗ trợ quan trọng gần $75.000 đã khiến các nhà đầu tư quan ngại. Nhưng đó không...
Team MELANIA đã ‘lặng lẽ bán’ 30 triệu đô la

Bubblemaps: Team MELANIA đã ‘lặng lẽ bán’ 30 triệu đô la

Team phát triển đứng sau đồng memecoin của Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump, Melania Meme (MELANIA), đã thực hiện việc chuyển số...

Top 5 Altcoin RWA cần chú ý vào tháng 4/2025

Ondo (ONDO), Parcl (PRCL), Mantra (OM), OriginTrail (TRAC) và Clearpool (CPOOL) là 5 RWA altcoin đáng chú ý vào tháng 4/2025. ONDO nắm giữ vốn...
btc-eth-xrp

Phân tích giá BTC, ETH, XRP ngày 9/4: Xu hướng giảm đã kết thúc...

Giá Bitcoin (BTC) duy trì dao động quanh ngưỡng $76.200 trong phiên giao dịch thứ Tư, sau khi giảm 3,59% vào ngày trước đó....