IBM đẩy nhanh phát triển máy tính lượng tử có thể đe dọa Bitcoin

Updated: 15/06/2025 at 17:00

Các nhà nghiên cứu từng cho rằng máy tính lượng tử sẽ chưa thể đe dọa đến hệ thống bảo mật của Bitcoin trong tương lai gần. Tuy nhiên, IBM vừa công bố một dự án có thể rút ngắn đáng kể mốc thời gian đó: chiếc máy tính lượng tử chịu lỗi đầu tiên trên thế giới, dự kiến ra mắt vào năm 2029.

Mặc dù máy tính lượng tử có khả năng xử lý đồng thời theo nhiều hướng khác nhau, các hệ thống hiện tại vẫn gặp tỷ lệ lỗi cao. Nếu không có cơ chế chịu lỗi – tức khả năng phát hiện và khắc phục lỗi trong thời gian thực – máy tính lượng tử sẽ không thể thực thi các thuật toán phức tạp đủ sức phá vỡ các blockchain.

IBM đặt tên hệ thống mới là Quantum Starling, thiết kế để thực hiện 100 triệu thao tác lượng tử nhờ vào 200 qubit đã được sửa lỗi. Thiết bị này sẽ được lắp đặt tại trung tâm dữ liệu lượng tử của IBM ở Poughkeepsie, New York, và là một phần trong lộ trình dài hạn phát triển máy tính lượng tử đến năm 2033.

“Lộ trình mới cập nhật của chúng tôi mở rộng đến năm 2033 và xa hơn. Tính đến nay, IBM đã hoàn thành đúng tiến độ tất cả các cột mốc đã đề ra,” công ty khẳng định. “Dựa trên thành công trong quá khứ, chúng tôi tự tin sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển đó.”

Đột phá với cơ chế sửa lỗi lượng tử

IBM lựa chọn chiến lược sửa lỗi để đảm bảo tính chịu lỗi – một điều đặc biệt quan trọng với các hệ thống lượng tử vốn cực kỳ nhạy cảm với nhiễu và các tác động từ môi trường. Công ty cho biết họ đang áp dụng mã Bivariate Bicycle, một dạng mã lượng tử mật độ thấp (LDPC), giúp giảm đến 90% số lượng qubit vật lý cần thiết so với các phương pháp cũ.

Ngoài ra, Starling sẽ được tích hợp bộ giải mã sửa lỗi thời gian thực, có thể chạy trên FPGA (mạch tích hợp khả trình) hoặc ASIC (vi mạch chuyên dụng), cho phép xử lý lỗi ngay lập tức trước khi chúng lan rộng.

“Chúng tôi đang dồn rất nhiều nguồn lực cho việc sửa lỗi và giảm lỗi lượng tử,” tiến sĩ Rosa Di Felice, Giám đốc kỹ thuật Trung tâm Đổi mới Lượng tử IBM tại USC, chia sẻ với Decrypt. “Bộ xử lý mới này đặc biệt hứa hẹn vì nó tăng cường khả năng triển khai các mã sửa lỗi lượng tử một cách hiệu quả hơn.”

Bà Di Felice cũng cho biết bộ xử lý mới có thể đơn giản hóa đáng kể các phép tính phức tạp trong nghiên cứu phân tử và vật liệu – mở ra đột phá trong các lĩnh vực như chống gỉ sét, cải tiến phản ứng hóa học, và phát triển dược phẩm mới.

Lộ trình phát triển Starling của IBM

2025

  • Ra mắt bộ xử lý IBM Nighthawk với 120 qubit, có độ sâu mạch tăng 16 lần.

  • Cập nhật phần mềm Qiskit, bao gồm mạch động và tích hợp với môi trường HPC (siêu máy tính).

  • Triển khai kiến trúc máy tính lượng tử chịu lỗi dạng mô-đun.

  • IBM Quantum Loon sẽ thử nghiệm các thành phần cho mã qLDPC, bao gồm “C-coupler” – bộ ghép nối qubit ở khoảng cách xa trên cùng một chip.

2026

  • Mục tiêu thực hiện các minh chứng lợi thế lượng tử đầu tiên.

  • Mở rộng các công cụ giảm lỗi và ánh xạ ứng dụng lượng tử để chuẩn bị cho hệ thống chịu lỗi hoàn chỉnh.

  • Ra mắt IBM Quantum Kookaburra, bộ xử lý mô-đun đầu tiên của IBM tích hợp bộ nhớ lượng tử với thao tác logic – bước đệm để mở rộng ra quy mô nhiều chip.

2027

  • Mở rộng lên 1.080 qubit thông qua kết nối chip với chip.

  • IBM Quantum Cockatoo sẽ kết nối hai mô-đun Kookaburra thông qua “L-coupler”, liên kết các chip lượng tử như các nút mạng, thay vì xây dựng chip quá lớn một cách phi thực tế.

2028–2029

  • Nguyên mẫu Starling – máy tính lượng tử chịu lỗi – dự kiến hoàn thành vào năm 2028, chính thức triển khai vào 2029.

Tác động đến Bitcoin và hệ mật mã hiện tại

Gần đây, đồng sáng lập Strategy – Michael Saylor – đã cho rằng mối đe dọa từ máy tính lượng tử với Bitcoin bị phóng đại, và rằng “chúng sẽ phá hệ thống ngân hàng, tài khoản Google, Microsoft của bạn trước, vì những hệ thống đó yếu hơn nhiều.”

Tuy nhiên, các chuyên gia như Giáo sư David Bader (Viện Công nghệ New Jersey) lại xem cơ chế chịu lỗi là “chìa khóa” để biến máy tính lượng tử thành công cụ thực tế – và là mối đe dọa thật sự với các hệ thống mật mã hiện tại.

“Chịu lỗi giúp máy tính lượng tử ít mong manh hơn, ít lỗi hơn – đó là công nghệ cốt lõi để mở rộng quy mô từ vài qubit lên hàng nghìn hoặc hàng triệu qubit cần thiết cho các ứng dụng thực tế.”

Ông cũng thừa nhận rằng nếu một máy tính lượng tử đủ mạnh để chạy thuật toán Shor được chế tạo thành công, nó có thể phá vỡ các thuật toán mật mã hiện đang bảo vệ tiền điện tử như Bitcoin. Do đó, ông kêu gọi cộng đồng phát triển blockchain nhanh chóng chuyển sang các thuật toán mã hóa kháng lượng tử.

“Một máy tính lượng tử đủ mạnh để chạy thuật toán Shor vẫn còn cách nhiều năm nữa,” ông Bader nói. “Blockchain sẽ không đột ngột sụp đổ vào năm 2029 – nhưng đây là điều rất đáng theo dõi.”

Thạch Sanh

Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Khi thị trường crypto bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng, các nhà đầu tư đang ráo riết tìm kiếm những altcoin có khả năng mang lại lợi nhuận đột phá. Bước vào giai đoạn tiếp theo của thị trường tăng giá, một số token đã bắt đầu thể hiện... ...

Thị trường RWA (tài sản trong thế giới thực) trên Arbitrum đang bùng nổ, kéo theo đà tăng giá mạnh mẽ cho đồng altcoin này. Theo dữ liệu từ Messari và Entropy Advisors, tổng giá trị tài sản mã hóa bị khóa (TVL) trên Arbitrum đã vượt mốc 310 triệu... ...

Bitcoin đã chính thức vượt qua mức 118.000 USD, đánh dấu một cột mốc cao nhất mọi thời đại mới và gây chấn động giới đầu tư tiền điện tử toàn cầu. Sự bứt phá này không chỉ là dấu hiệu của sự phục hồi mạnh mẽ mà còn mở... ...

Nhà đồng sáng lập và cựu CEO của Binance, Changpeng Zhao (CZ), đã mạnh mẽ bác bỏ các báo cáo gần đây từ Bloomberg, trong đó cho rằng ông có mối liên hệ với một đồng stablecoin mang tên USD1, do World Liberty Financial (WLF) phát hành — một công... ...

Vào thời điểm viết bài, Bitcoin đang giao dịch ở mức 118.158 USD, sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại mới là 118.856 USD vào hôm qua. Cột mốc này một lần nữa khẳng định sự lạc quan trong cộng đồng đầu tư, khi tâm lý tích cực... ...

Giá Stellar (XLM) đã có một loạt phiên đóng ngày mạnh mẽ, phản ánh áp lực mua đáng kể và niềm tin ngày càng tăng của nhà đầu tư. Từ góc nhìn kỹ thuật, động lực thị trường đã nghiêng hoàn toàn về phe mua, tuy nhiên giá XLM đang... ...

Sau nhiều tuần dao động quanh mức thấp cục bộ, giá Pi Coin đã bắt đầu cho thấy những dấu hiệu phục hồi tích cực. Vào ngày 10 tháng 7, token này đã bật tăng từ mức 0,46 đô la lên 0,51 đô la, một động thái đáng khích lệ... ...

Thị trường crypto hôm nay đã chứng kiến một đợt bùng nổ mạnh mẽ, phản ánh sự gia tăng rõ rệt nhu cầu đầu tư mạo hiểm của các trader. Điểm nhấn đặc biệt là sự bứt phá mạnh mẽ của các altcoin hàng đầu, khi hầu hết đều ghi... ...

Sau nhiều tháng củng cố, Dogecoin (DOGE) lại đang thu hút sự chú ý. Và lần này, các tín hiệu có vẻ thuyết phục hơn bao giờ hết. Năm 2025, DOGE đã ghi nhận một đợt phục hồi chậm nhưng ổn định, với giá hiện dao động quanh $0,199, ngay... ...

Các quỹ Bitcoin ETF giao ngay tại Mỹ đã ghi nhận dòng vốn vào vượt 1 tỷ đô la trong hai ngày liên tiếp tính đến thứ 6. Đây là lần đầu tiên các ETF này có hai phiên liên tiếp đạt dòng vốn 10 chữ số kể từ khi... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode