Trong bối cảnh các loại tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương (CBDC) đang được đưa ra mổ xẻ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang xem xét vai trò tiềm năng của nó trong việc phát hành tiền kỹ thuật số có chủ quyền trong tương lai.
IMF cân nhắc ưu và nhược điểm của CBDC
Trong một phân tích được đăng trên IMFBlog hồi đầu tháng 12, IMF đã thảo luận về vai trò tiềm năng của mình khi nhắc đến CBDC mới nổi cũng như những ưu – nhược điểm của các loại tiền kỹ thuật số có chủ quyền.
Theo blog, IMF đã xác định ba lĩnh vực có thể hỗ trợ cho các quốc gia muốn ra mắt CBDC của riêng họ. Một đoạn trích từ bài viết trên blog ghi nhận:
“IMF có thể hỗ trợ theo 3 cách: bằng cách thông báo tranh luận chính sách, triệu tập các bên liên quan để thảo luận về lựa chọn chính sách và giúp các quốc gia xây dựng chính sách. Do CBDC là một chủ đề mới lạ nên IMF chủ yếu hoạt động trong 2 lĩnh vực đầu tiên, nhưng cũng đang dần chuyển sang lĩnh vực thứ 3 khi các nước thành viên xem xét các lựa chọn CBDC và tìm kiếm lời khuyên”.
Liên quan đến CBDC, IMF lập luận rằng mặc dù có những bất lợi như phi trung gian hóa ngân hàng và tác động chính sách quốc tế nhưng các loại tiền kỹ thuật số quốc gia có một số lợi thế.
Theo đó, những ưu điểm được nhắc đến là giảm chi phí hoạt động tiền tệ và thúc đẩy toàn diện tài chính lớn hơn. IMF cũng chỉ ra rằng CBDC sẽ là một đối thủ đáng gờm của tiền điện tử tư nhân.
Với IMF, việc chấp nhận các dự án tiền điện tử tư nhân này có thể mang lại rủi ro cho tính toàn vẹn của cơ sở hạ tầng tài chính tại các quốc gia. Một số nhà bình luận trong giới tài chính chính thống phản đối dự án như Libra đã trích dẫn mối quan ngại tương tự.
Giám đốc Agustin Carsten của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã nhận xét trước đó vào tháng 12 rằng các Ngân hàng Trung ương có nguy cơ mất liên kết với tiền điện tử tư nhân. Cựu giám đốc của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên (Zhou Xiaochuan) thậm chí cho rằng Libra sẽ hoạt động tốt hơn dưới sự kiểm soát của IMF.
😳😳😳 ZHOU Xiaochuan, Chairman of PBOC (2002 to 2018) the MOST influential economist and monetary governor in China, publicly commented on Libra today
“People will question the motive of Libra as it’s initiated by a private company, it works better if it’s in IMF’s custody” pic.twitter.com/wMw8n1emI4
— Dovey 以德服人 Wan 🗝 🦖 (@DoveyWan) 8 tháng 11, 2019
“Cựu Chủ tịch PBOC (nhiệm kỳ: 2002 – 2018) là nhà kinh tế và thống đốc tiền tệ có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc, đã bình luận công khai về Libra hôm nay.
“Người dân sẽ đặt câu hỏi về động cơ của Libra khi được một công ty tư nhân đặt ra. Dự án sẽ hoạt động tốt hơn nếu bắt đầu trong tầm kiểm soát của IMF”.
Năm 2020 sẽ là năm của cuộc chiến CBDC?
Cũng như các bình luận khác về chủ đề CBDC, IMF đã liên kết mức độ gia tăng hoạt động của các loại tiền kỹ thuật số quốc gia với thông báo ra mắt dự án Libra. Kể từ khi phát hành white paper Libra và khánh thành Hiệp hội Libra, một số Ngân hàng Trung ương đã bắt đầu đẩy nhanh kế hoạch CBDC của họ.
Do đó, một số nhà bình luận dự đoán về cuộc đua CBDC gay gắt và nó sẽ trở thành câu chuyện nổi bật trong thế giới tiền điện tử vào năm 2020. Các quốc gia như Trung Quốc, Thụy Điển, Lithuania,… đang tích cực khám phá các tùy chọn CBDC.
Trong khi Hoa Kỳ dường như xa lánh CBDC thì một số quan chức nhà nước ở châu Âu đã nỗ lực phối hợp tung ra tiền kỹ thuật số toàn khu vực với hy vọng ngăn chặn sự độc quyền của Trung Quốc trong bối cảnh CBDC.
- Các Ngân hàng Trung ương châu Á dẫn đầu cuộc đua CBDC, đặc biệt là Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan
- Ghana ‘đu’ trend lên kế hoạch cho CBDC và vẫn cảnh giác với tiền điện tử
Minh Anh
Tạp chí Bitcoin | Bitcoinist