IMF: Không nên cấp trạng thái tiền hợp pháp cho tiền điện tử

Updated: 26/02/2023 at 15:05

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo việc trao cho tiền điện tử trạng thái tiền hợp pháp hoặc tiền tệ chính thức có thể dẫn đến những tác động bất lợi đối với chủ quyền tiền tệ và sự ổn định của một quốc gia.

tiền điện tử

Cơ quan tài chính của Liên Hợp Quốc coi đây là yếu tố đầu tiên trong 9 yếu tố để tạo ra các chính sách hiệu quả cho loại tài sản này, theo một bài báo xuất bản vào ngày 23/2 có tiêu đề “Các yếu tố của chính sách hiệu quả cho tiền điện tử”.

IMF cho biết việc cấp cho tiền điện tử trạng thái tiền tệ chính thức cũng có thể dẫn đến các vấn đề về ổn định tài chính vì động thái như vậy sẽ thúc đẩy áp dụng và tiếp xúc của các tổ chức tài chính truyền thống đối với những tài sản biến động này – làm tăng đáng kể hồ sơ rủi ro của họ.

Trong trường hợp một quốc gia cấp cho tiền điện tử trạng thái như vậy, IMF cho biết chính phủ nên giảm thiểu việc sử dụng nó cho các khoản thanh toán chính thức và tránh đảm bảo chuyển đổi crypto – fiat để bảo vệ chống lại vấn đề biến động. Doanh thu của chính phủ sẽ dễ bị thay đổi dữ dội nếu được giữ bằng tiền điện tử và các doanh nghiệp nhà nước xử lý hoạt động như vậy.

IMF nhấn mạnh việc thiếu các tổ chức và chính sách đáng tin cậy trong nước là tuyến phòng thủ đầu tiên khi nói đến sự ổn định tiền tệ của một quốc gia và sự yếu kém ở đây thường dẫn đến việc mọi người chuyển đổi fiat sang ngoại tệ. Vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn bởi sự ra đời của tiền điện tử khi mọi người hiện đang chuyển đổi fiat không đáng tin cậy thành crypto ngày càng nhiều so với các loại fiat khác như đô la hoặc euro.

IMF phỏng đoán cách tốt nhất để giảm tình trạng thay thế fiat thành tiền kỹ thuật số là xây dựng các tổ chức mạnh hơn và tạo ra chính sách vững chắc nhằm nâng cao niềm tin vào hệ thống truyền thống. Tạo ra một Khung chính sách tiền tệ (MPF) vững chắc là bước đầu tiên để đảm bảo uy tín.

Đồng thời, MPF phải minh bạch, mạch lạc và nhất quán để đảm bảo công chúng hiểu các chính sách và tác động của chúng.

IMF cho biết điều này sẽ giúp “cố định kỳ vọng của thị trường, hạn chế thay thế tiền tệ và đảm bảo hiệu quả của chính sách tiền tệ”.

Bài báo nhấn mạnh 8 điểm khác mà các quốc gia có chủ quyền và ngân hàng trung ương nên xem xét để hoạch định chính sách và quy định hiệu quả về tiền điện tử.

Họ kêu gọi các quốc gia bảo vệ chống lại dòng vốn quá mức và quản lý dòng vốn một cách thích hợp thông qua các biện pháp hiệu quả. IMF lưu ý các rủi ro bắt nguồn từ tiền điện tử nên được phân tích thường xuyên và việc đánh thuế đối với các tài sản đó phải “rõ ràng”.

IMF cũng khuyên các quốc gia cần thiết lập “sự chắc chắn về mặt pháp lý” xung quanh tiền điện tử và chủ động giải quyết rủi ro khi cần thiết. Ngoài ra, các quốc gia nên thiết lập khuôn khổ chung giữa các cơ quan, cũng như đảm bảo quy định kịp thời và hiệu quả của ngành.

Ba yếu tố cuối cùng tập trung vào việc tăng cường hợp tác toàn cầu giữa các cơ quan quản lý và chủ quyền. IMF cho biết các quốc gia cũng nên theo dõi xem crypto đang tác động đến các nền kinh tế khác như thế nào.

IMF kêu gọi sự hợp tác toàn cầu trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và các giải pháp thay thế để cải thiện thanh toán xuyên biên giới vì đây là một trong những lĩnh vực cốt lõi mà tiện ích tiền điện tử vượt trội so với các giải pháp tài chính truyền thống và fiat.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn

Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io

Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin

Đình Đình

Theo Cryptoslate

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Vốn hóa thị trường crypto đã đạt mức cao kỷ lục lên đến 4 nghìn tỷ đô la vào tháng 7. Cùng thời điểm đó, tỷ lệ thống trị của Bitcoin giảm xuống chỉ còn 61,5%, mức thấp nhất kể từ tháng 4. Các nhà phân tích nhìn nhận đây... ...

Ethereum (ETH) đã có một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, vượt qua mức 3.600 đô la và đạt mức cao nhất trong năm tháng qua, đồng thời đang tiếp tục xu hướng phục hồi với kỳ vọng giá sẽ còn tăng cao hơn nữa. Với việc ETH chính thức bước... ...

Trong một bài đăng gần đây trên nền tảng X, nhà phân tích nổi tiếng Ali Martinez đã chỉ ra một chỉ báo quan trọng đối với XRP: Tỷ lệ MVRV vừa tạo ra một điểm giao cắt đáng chú ý. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý... ...

Trader nổi tiếng Peter Brandt gần đây đã chia sẻ một số phân tích và dự đoán đáng chú ý về Stellar (XLM), altcoin đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng tiền điện tử. XLM, đồng tiền điện tử đã có một trong những mức tăng... ...

Trong thế giới tiền điện tử, những biến động mạnh mẽ và cơ hội không ngừng xuất hiện là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, vào cuối tuần này, chúng ta sẽ cùng khám phá sâu hơn về bốn “gã khổng lồ” Ethereum, XRP, Cardano, Solana và một tân... ...

Trong 24 giờ qua, giá Chainlink (LINK) đã tăng gần 10%, thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng crypto. Khi bức tranh pháp lý dần sáng tỏ, LINK đang từng bước khẳng định vị thế là cầu nối chiến lược giữa nền tài chính truyền thống và... ...

Với những bước đi không hề dễ dàng, Binance Coin (BNB) đã quay lại mức giá trên 700 đô la, sau khi vượt qua ngưỡng này và đạt mốc 737 đô la vào ngày 17 tháng 7, ghi nhận mức tăng khiêm tốn 2,3% trong một ngày. Mặc dù mức... ...

Trong thời gian gần đây, XRP đã khiến cộng đồng tiền điện tử xôn xao khi phá vỡ mức giá cao nhất mọi thời đại của mình và đạt 3,65 đô la. Đây là một bước ngoặt quan trọng sau nhiều năm chờ đợi, đánh dấu sự bứt phá mà... ...

Giá Solana (SOL) tiếp tục leo dốc mạnh mẽ trong phiên giao dịch thứ Sáu, vượt ngưỡng $183 sau khi tăng gần 15% chỉ trong một tuần. Động lực tăng giá được củng cố rõ rệt khi hợp đồng mở (OI) của SOL đạt đỉnh kỷ lục 9,71 tỷ USD... ...

Dogecoin (DOGE), Shiba Inu (SHIB) và Pepe (PEPE) bứt phá mạnh mẽ trong phiên giao dịch thứ Sáu, nối dài chuỗi ngày tăng giá ấn tượng khi thị trường tiền điện tử hồi sinh mạnh mẽ, với Bitcoin (BTC) duy trì vững vàng trên ngưỡng $120.000. Tâm lý nhà đầu... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode