Chính phủ Iran đã cho phép khai thác tiền điện tử như Bitcoin trên danh nghĩa một hoạt động công nghiệp có triển vọng vực dậy nền kinh tế ảm đạm.
Mehr News đã báo cáo rằng các miner sẽ cần phải có giấy phép từ Bộ Công nghiệp, Mỏ và Thương mại. Động thái này sẽ khiến việc khai thác tiền điện tử trở thành một hoạt động chịu thuế, trừ khi các miner xuất khẩu token được khai thác ra khỏi Iran và mang lại lợi nhuận cho quốc gia này. Đồng thời, chính phủ đã làm rõ rằng họ sẽ không cung cấp bất kỳ hỗ trợ ngân hàng hoặc pháp lý nào cho các miner. Họ cũng tuyên bố rằng việc sử dụng Bitcoin hoặc bất kỳ tài sản có chủ quyền không phải tại Iran nào khác để thanh toán vẫn còn bị cấm.
Sự chấp thuận đã được đưa ra một tuần sau khi ủy ban chính phủ phê duyệt các hoạt động khai thác tiền điện tử trên đất Iran. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Iran Abdolnaser Hemmat tuyên bố vào ngày 21 tháng 7:
“Cơ chế khai thác tiền kỹ thuật số đã được ủy ban kinh tế của chính phủ phê duyệt và sau đó sẽ được đưa ra thảo luận tại một cuộc họp nội bộ”.
Từ bất hợp pháp đến hợp pháp
Trước đó, chính phủ Iran đã từ chối hợp pháp hóa khai thác tiền điện tử vì khả năng nó sẽ lạm dụng điện được trợ cấp. Sau đó họ đã ra lệnh cho các cơ quan thực thi pháp luật đàn áp các trang trại khai thác Bitcoin bất hợp pháp. Cảnh sát đã tịch thu các máy móc khai thác trị giá hàng ngàn đô la.
Trong khi đó, các miner tìm cách thoát khỏi các hành động của cảnh sát đã thảo luận về sự thiết yếu của họ với Associated Press tại Iran (AP). Theo các báo giá thu được, các miner đã chọn đồng hành bên cạnh Bitcoin khi đồng tiền quốc gia Rial của họ giảm từ 320,000 xuống còn khoảng 120,000 mỗi đô la Mỹ chỉ trong bốn năm.
Những miner đã từ chối chia sẻ thu nhập của họ với báo chí.
Bộ trưởng Công nghệ Thông tin & Truyền thông Iran Mohammad Javad Azari Jahromi đã công nhận các chiến thuật của các miner. Ông nói với AP vào tuần trước rằng Bitcoin đang trở thành thiên đường cho các miner, ông chia sẻ thêm rằng:
“Công việc ‘khai thác’ không bị cấm trong luật nhưng chính phủ và Ngân hàng Trung ương đã ra lệnh cho Cục Hải quan cấm nhập khẩu máy khai thác cho đến khi các quy định mới được đưa ra”.
Tuyên bố đã không thống nhất với những gì mà quốc gia này từng nói với Tabnak. Ông trích dẫn ba người Ayatollah, những người bị các buộc là có những hành vi phạm pháp liên quan đến Bitcoin hoặc các hoạt động khai thác Bitcoin bị cấm theo luật Hồi giáo.
Jahromi nói rằng sau đó họ đã giới thiệu Bitcoin với các giáo sĩ như một tài sản, những người cho đến nay vẫn tin rằng đó là một loại tiền tệ không có giá trị nội tại.
“Một số giáo sĩ hàng đầu của chúng tôi đã đưa ra các điều lệnh nói rằng Bitcoin là loại tiền mà không cần dự trữ, rằng nó bị từ chối bởi đạo Hồi và các cuộc tấn công mạng là bị cấm”, theo Jahromi. “Khi chúng tôi giải thích với họ đây không phải là tiền tệ mà là tài sản, họ đã thay đổi ý định”.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ
Iran đang cố gắng ngăn người dân chuyển đổi tiền của họ sang các tài sản khác, bao gồm cả Bitcoin, vì nước này đang tiếp tục cảm thấy sức nóng của các lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt. Các báo cáo chỉ ra rằng hơn 2.5 tỷ đô la đã “rời khỏi” Iran vào cuối năm 2018 thông qua con đường Bitcoin.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đang gia tăng đàn áp ngành công nghiệp tiền điện tử trong khu vực, bao gồm cả việc bắt giữ hai người đàn ông Iran vì họ bị cáo buộc tống tiền Bitcoin thông qua một cuộc tấn công ransomware. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin vào ngày 15/07 đã gọi Bitcoin là “một mối đe dọa an ninh quốc gia”, ông trích dẫn việc nó được sử dụng trong hoạt động rửa tiền và khủng bố.
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã leo thang hơn nữa sau khi họ bắn hạ máy bay không người lái của nhau. Điều này đã đưa ra một mối đe dọa xảy ra các cuộc không kích. Song tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó đã ra lệnh cho quân đội không tiếp tục cuộc tấn công.
- Các lệnh trừng phạt biến Iran thành “thiên đường” khai thác Bitcoin
- Tại sao các miner Bitcoin chạy trốn khỏi Trung Quốc và tìm đến Iran?
Huyền Đinh
Tạp chí Bitcoin | Newsbtc