Khu vực Nội Mông của Trung Quốc đã công bố tám biện pháp thực thi chi tiết chống lại hoạt động khai thác Bitcoin.
Ủy ban Cải cách và Phát triển Nội Mông hiện đang lấy ý kiến công chúng về dự thảo đề xuất của mình cho đến ngày 1 tháng 6, có nghĩa là lệnh cấm vẫn chưa có hiệu lực.
Thông báo của Ủy Ban | Nguồn: Weixin
Các trung tâm dữ liệu, nhà máy điện tự duy trì và các tổ chức khác cung cấp hỗ trợ khai thác tiền điện tử mà không báo cáo sẽ phải chịu trách nhiệm. Các doanh nghiệp viễn thông và công ty CNTT tham gia khai thác sẽ bị thu hồi giấy phép.
Ngoài ra, nếu những nơi như quán cà phê internet cung cấp hỗ trợ khai thác, họ sẽ bị chính quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.
Những kẻ “vô đạo đức” cố gắng tiếp cận trái phép nguồn điện sẽ phải đối mặt với cáo buộc hình sự.
Đáng chú ý, tất cả các công ty và cá nhân tư nhân liên quan đến khai thác sẽ bị trừng phạt bởi bị đưa vào danh sách đen theo hệ thống tín dụng xã hội gây tranh cãi của đất nước.
Các doanh nghiệp và nhân sự có liên quan tham gia khai thác tiền điện tử sẽ bị đưa vào danh sách đen không đáng tin cậy theo các quy định có liên quan, những cán bộ công chức sử dụng chức vụ của mình để tham gia khai thác hoặc tạo điều kiện thuận lợi, bảo vệ cho họ đều bị chuyển sang cơ quan kiểm tra, giám sát xử lý kỷ luật.
Khu vực tự trị Nội Mông – là một trung tâm chính cho hoạt động khai thác Bitcoin sử dụng năng lượng điện chạy bằng than – ban đầu đã thông báo rằng họ sẽ đóng cửa các hoạt động khai thác tiền điện tử vào tháng 3.
Theo Dovey Wan, đối tác quản lý của quỹ đầu tư Primitive Ventures, suy đoán Tân Cương và Tứ Xuyên sẽ làm theo.
Theo các báo cáo của Tạp Chí Bitcoin trước đây, Phó Thủ tướng kiêm Chủ tịch Ủy ban Phát triển và Ổn định Tài chính Trung Quốc Lưu Hạc, cơ quan quản lý tài chính hàng đầu của nước này, đã kêu gọi đàn áp hoạt động khai thác Bitcoin vào tuần trước.
(*) Hệ thống tín dụng xã hội – Social Credit System (viết tắt là SCS)”. Đây là hệ thống được xây dựng nhằm mục đích theo dõi hành vi của công dân và xếp hạng tất cả các hành vi trên. SCS sẽ sử dụng Big Data nhằm đo lường hành vi của người dân, từ đó đưa ra một điểm số cụ thể cho mỗi người. Các xếp loại đánh giá dựa theo năm tiêu chí: lịch sử tín dụng của mỗi công dân; trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng; đặc điểm, lối sống sinh hoạt; hành vi, sở thích cá nhân và cuối cùng là các mối quan hệ xã hội.
Những công dân có điểm số thấp phải chấp nhận các hình phạt và hạn chế theo quy định. Qua hệ thống camera dày đặc, những hành vị gây tổn hại xã hội như xả rác, hút thuốc nơi công cộng, xô xát, lái xe vi phạm Luật Giao thông… là các tiêu chí hạ bậc tín nhiệm của mỗi công dân. Trong khoảng thời gian áp dụng, những người bị cho là có hành vi chưa đúng mực đã bị Chính phủ Trung Quốc hạn chế khả năng đi lại. Năm 2018, ước tính khoảng 23 triệu người dân nước này đã bị cấm mua vé cho các chuyến bay nội địa. Ba triệu công dân khác cũng đã bị cấm mua vé tàu hạng thương gia. Ngoài việc cấm đi lại, Trung Quốc cũng hạn chế việc học của con cái những công dân này. Hồi tháng 7-2018, một trường đại học Trung Quốc đã từ chối một sinh viên đủ điểm thi vào trường vì cha của sinh viên đó có điểm tín nhiệm thấp.
Hệ thống cũng được sử dụng để theo dõi hành vi sử dụng internet (chơi game quá nhiều sẽ làm giảm điểm), thói quen mua hàng, và nhiều hoạt động cá nhân và không gây nguy hại gì đến toàn thể xã hội khác.
Đây là hệ thống được đánh giá là xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do cá nhân và quyền con người của Trung Quốc, bị thế giới lên án dữ dội. Làn sóng chỉ trích chương trình này đã lan rộng cùng với lời miêu tả của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho chương trình này là “máu lạnh” và đầy tính lạm dụng độc đoán. Tờ Vision Times nói về hệ thống như là một công cụ giám sát quy mô lớn và cỗ máy kỷ luật quy mô lớn.
- Nội Mông tăng cường đàn áp các hoạt động khai thác tiền điện tử
- Lệnh cấm khai thác Bitcoin của Nội Mông Trung Quốc có ý nghĩa gì đối với ngành công nghiệp?
Bàng Quyên
Theo AZCoin News