Đồng tiền Libra sắp ra mắt của Facebook đã làm chấn động ngành công nghiệp tiền kỹ thuật số. Các nhà quản lý ở nhiều quốc gia đang chịu áp lực thay đổi quy định tiền điện tử trước khi đồng xu này ra mắt vào nửa đầu năm 2020. Trong đó, Dịch vụ doanh thu nội bộ Hoa Kỳ (IRS) và các nước châu Âu đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm G7 “Libra” để làm việc về vấn đề này.
Dự án đầy tham vọng của người khổng lồ công nghệ cũng đã nhận được phản ứng trái chiều từ các thành viên của cộng đồng tiền điện tử. Nhưng một số người cũng tỏ ra kỳ vọng về kết quả tích cực và những người khác thì duy trì quan điểm không mấy hứng thú.
Từ Stablecoin đến Tiền dự trữ toàn cầu
Người dùng Twitter đưa ra một lý thuyết thú vị về con đường tiềm năng cho tham vọng của Facebook. Theo James Todaro, là đối tác quản lý tại Blocktown Capital kiêm nhà bình luận tiền điện tử nổi tiếng, họ sẽ không đặt câu hỏi làm thế nào để Facebook biến Libra thành một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu, thậm chí là tự mình kiểm soát chính sách tiền tệ hoặc với các tổ chức khác.
Theo Todaro, Libra sẽ có bốn giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn đầu tiên được nêu chi tiết tại whitepaper. Trong giai đoạn này, giá trị Libra được gắn với chỉ số tiền fiat và trái phiếu.
Facebook’s mistake with Libracoin is thinking that holding “payments data” is more valuable than holding bitcoins
Big, big mistake
— Pierre Rochard (@pierre_rochard) 7 tháng 7, 2019
Trong giai đoạn đầu tiên, Libra sẽ hoạt động như một stablecoin tương tự USDT và USDC (với sự khác biệt là Libra sẽ được sử dụng với nhiều loại tiền fiat).
Facebook sẽ làm gì tiếp theo cho Libra?
Theo lý thuyết của Todaro, khi cơ sở người dùng Libra bắt đầu phát triển, Facebook có thể quyết định đẩy tiền điện tử của mình sang giai đoạn thứ hai: áp dụng ngân hàng dự trữ phân đoạn.
Hệ thống này sẽ cho phép Facebook chỉ giữ một phần dự trữ cần thiết cho các giao dịch Libra. Bằng cách giảm đáng kể lượng dự trữ của mình (tiêu chuẩn toàn cầu là 10%), công ty có thể sử dụng vốn tự do để cung cấp các khoản vay cho các bên khác.
Giá Libra có thể dựa trên tỷ giá hối đoái thả nổi. Trái ngược với các đồng tiền cố định khác, tỷ giá hối đoái thả nổi được thiết lập bởi thị trường mở và dựa trên cung, cầu.
Trong giai đoạn cuối, Facebook sẽ biến Libra thành đồng tiền dự trữ toàn cầu thay cho các loại tiền fiat như USD và EUR, cho phép gã khổng lồ công nghệ tự mình kiểm soát chính sách tiền tệ thế giới hoặc với các tổ chức khác.
Như Todaro đã nói:
“Kiểm soát việc tạo ra tiền không phải là một câu chuyện đơn giản”.
Phản ứng với lý thuyết của Todaro, người dùng Twitter Nic Carter đã nói rằng giai đoạn cuối cùng của Libra có thể hoạt động nếu Facebook “đưa dữ liệu vĩ mô nhất thế giới vào máy”.
Cho dù Facebook có kế hoạch đầy tham vọng như vậy hay không thì lý thuyết của Todaro nghe có vẻ thú vị. Tuy nhiên, để đạt được tất cả những điều này, trước tiên, công ty sẽ phải đối phó với sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý từ nhiều chính phủ.
- Libra bị Vitalik Buterin chỉ trích do sự kiểm duyệt của Facebook với quân sự Myanmar
- Cảnh giác với chiêu lừa mua đồng Libra của Facebook mới rộ lên gần đây ở Việt Nam
Thùy Trang
Tạp Chí Bitcoin | Cryptopotato