Theo FSA, Libra của Facebook có thể không phải là một loại tiền ảo. Theo báo cáo của Nikkei, FSA ‘úp mở’ đồng tiền ổn định ra mắt vào năm 2020 này sẽ không được phân loại là tiền điện tử.
Theo Đạo luật Giải quyết Quỹ (Luật 2.5, 5), tiền ảo “là loại có giá trị tài sản có thể trao đổi với những người được liệt kê trong mục trước, với một người không xác định như là bên khác và có thể được chuyển nhượng thông qua một tổ chức xử lý thông tin điện tử”.
Đạo luật này cũng định nghĩa tiền ảo là loại tiền không phải tiền Nhật Bản, ngoại tệ và các loại tài sản có mệnh giá khác. Mặt khác, theo quy định, tiền điện tử có sự hỗ trợ của tiền tệ hợp pháp. Loại tài sản này cũng được gọi là tiền tệ hợp pháp trong nước, tập trung chủ yếu vào loại tài sản không dùng tiền mặt thay vì tiền ảo.
Sau khi ra mắt vào năm 2020, Libra sẽ sử dụng ví kỹ thuật số Calibra nội bộ để làm kho lưu trữ. Ví sẽ được tích hợp vào Facebook Messenger, WhatsApp và cũng sẽ tồn tại dưới dạng một ứng dụng độc lập. Facebook sẽ thành lập một công ty con để giám sát các dịch vụ của ví. Do đó, người dùng tiền điện tử sẽ mua token và thêm vào Calibra. Như vậy, chúng ta có thể nhìn thấy một quy trình gần như giống hoàn toàn với ứng dụng xã hội WeChat của Trung Quốc.
Lo ngại về sự tập trung
Ngoài ra, thông qua ví Libra, người dùng gửi và nhận tiền qua tin nhắn. Theo đó, họ sẽ được trả một ít tiền hoa hồng giao dịch nhưng Facebook đã gợi ý rằng chi phí sẽ không cao. Tuy nhiên, hình ảnh lớn trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy Libra cũng được sử dụng để thanh toán ngoại tuyến.
Do đó, điều này sẽ cho phép chủ sở hữu token thanh toán hóa đơn, phí giao thông công cộng hoặc thậm chí mua cà phê buổi sáng bằng cách sử dụng Libra. Gã khổng lồ truyền thông xã hội đã bày tỏ mong muốn phục vụ cho 1.7 tỷ người trưởng thành trên toàn thế giới.
Tiền điện tử được phân cấp theo thiết kế và không có điểm kiểm soát duy nhất. Ngược lại, các tổ chức sáng lập Libra có thể đặt ra mức độ kiểm soát nhất định. Bên cạnh đó, Libra cũng được hỗ trợ bằng cách dự trữ tài sản thực nên giá trị của đồng tiền này không phụ thuộc vào sự khan hiếm hoặc nhu cầu.
Do đó, dự trữ Libra sẽ ở dạng trái phiếu chính phủ và tiền gửi ngân hàng bằng nhiều loại tiền tệ quốc tế khác nhau. Dự trữ nói trên sẽ thuộc một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Geneva. Như vậy, Đạo luật Giải quyết Quỹ có thể không xem xét yêu cầu của Libra về danh hiệu tiền ảo.
Libra có nhiều khả năng là tiền điện tử hơn tiền kỹ thuật số
Nếu FSA quyết định sử dụng Libra để chuyển tiền thay vì xem nó là tiền điện tử thì đồng tiền của Facebook sẽ phải đối mặt với các yêu cầu đầu vào nghiêm ngặt hơn dự kiến.
Theo Nihon Keizai Shimbun, công dụng của Libra là được dùng để chuyển tiền và kinh doanh giao dịch tiền tệ nói chung. Theo đó, nó sẽ phải đối mặt với các điều kiện nghiêm ngặt cần để kinh doanh ngân hàng. Ví dụ, đăng ký dịch vụ chuyển tiền di động sẽ có giá lên tới 1 triệu yên.
Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất có lập trường đề phòng đối với Libra. Đức, Pháp và Vương quốc Anh đã nói rằng họ sẽ điều tra ảnh hưởng của đồng tiền này đối với nền kinh tế tương ứng. Pundits cũng nghi ngờ do Nga quy định nghiêm ngặt về tiền điện tử nên Libra có thể không phát triển từ trong nước.
Đại diện của Hoa Kỳ từ cả hai phía cũng nhắm vào các lỗi bảo mật dữ liệu của Facebook. Ví dụ, trong một lần kêu gọi cần có quy định và giám sát hoạt động của Libra, Sherrod Brown của đảng Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Ngân hàng Thượng viện cho biết:
“Facebook đã quá lớn mạnh và trang mạng này đã sử dụng sức mạnh đó để khai thác dữ liệu của người dùng mà không bảo vệ quyền riêng tư của họ”.
- Đồng tiền điện tử Libra có thể là cải tiến lớn nhất của thế hệ này
- CEO JPMorgan Jamie Dimon hạ thấp mối đe dọa đến từ Libra của Facebook
Thùy Trang
Tạp Chí Bitcoin | Ethereumworldnews