Các quỹ bitcoin đã ‘nghèo đi” sau sự trở mặt nhanh như người yêu cũ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Dữ liệu được theo dõi bởi ByteTree Asset Management cho thấy số lượng coin được nắm giữ bởi các Quỹ đóng * (Closed-ended Funds) của Hoa Kỳ và Canada và các quỹ ETF của Canada và Châu Âu đã giảm xuống còn 782.558 BTC, trị giá 28,72 tỷ USD vào thứ Sáu, thấp nhất kể từ ngày 25 tháng 2. Số cổ phiếu nắm giữ cũng đã giảm hơn 15.000 chỉ trong ba ngày qua.
Hôm thứ Tư, Fed đã gây bất ngờ cho thị trường với một chính sách diều hâu ** (Hawkish), nâng thời điểm tăng lãi suất tiếp theo lên năm 2023, sớm hơn so với dự báo trước đó.
Kể từ đó, hầu hết các tài sản, bao gồm cả bitcoin, đã phải đối mặt với áp lực bán, mặc dù tiền điện tử hàng đầu vẫn phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ fiat và vàng.
Số lượng bitcoin được nắm giữ bởi các quỹ đóng và ETF | Nguồn: ByteTree Asset Management
Vốn nắm giữ của các quỹ đạt ATH trên 815.000 BTC vào giữa tháng 5, đã tăng hơn 300.000 BTC kể từ tháng 10 năm ngoái.
Đỉnh tháng 5 trùng với sự sụt giảm giá bitcoin từ 58.000 đô la xuống gần 30.000 đô la.
“BTC do ETF và các quỹ nắm giữ là rất quan trọng và có thể dùng để đo lường được nhu cầu đối với mạng lưới. Việc háu ăn của các tổ chức vào tháng 10 năm ngoái đã dẫn đến một đợt tăng giá cho tới quý 2 năm nay”. CIO của ByteTree, Charlie Morris nói với hãng tin CoinDesk.
Khi mà nhu cầu ít đi, thì một thị trường tăng giá có thể bị đảo chiều trở thành thị trường gấu.
* Quỹ đóng (Closed-ended Funds hay CEF) là một quỹ đầu tư phát hành ra một số lượng chứng chỉ quỹ nhất định. Các chứng chỉ quỹ được giao dịch trên thị trường giống như những cổ phiếu và vì quỹ đóng cũng đại diện cho một danh mục đầu tư, nó được coi là tương tự như quỹ tương hỗ (mutual fund). Nhưng không giống như quỹ tương hỗ, giá thị trường của chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư đóng được xác định bởi cung và cầu chứ không tính theo giá trị tài sản ròng (net asset value).
** Diều hâu (Hawkish) là chính sách mà các Thống đốc ngân hàng trung ương ủng hộ việc tăng lãi suất để chống lạm phát, ngay cả khi nó gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và việc làm. Nó đối ngược với chính sách ôn hòa, còn được gọi là chính sách bồ câu (Dovish).
- Charles Hoskinson ‘cà khịa’ Bitcoin như một ngôi sao bóng đá hết thời, Tesla nên chọn Cardano
- Bitcoin và thị trường chứng khoán đỏ máu sau khi Fed công bố tăng lãi suất sớm hơn dự kiến trong bối cảnh lo ngại lạm phát
Thạch Sanh
Theo Coindesk