Các nhà phân tích và trader đang liên kết xu hướng giảm giá của Bitcoin với sức mạnh ngày càng tăng của đồng đô la Mỹ, nhưng dữ liệu cho thấy điều ngược lại.
Hiện tại, dường như có giả định chung rằng khi giá trị đô la Mỹ tăng so với các đồng tiền chính khác trên toàn cầu (được đo bằng chỉ số DXY) sẽ tác động tiêu cực đến lên Bitcoin
Trong vài tuần qua, các nhà phân tích và KOL đã đưa ra cảnh báo về mối tương quan nghịch đảo này. Điều này đúng cho đến tháng 3/2021.
Một người dùng Twitter cho biết vào tháng 2 năm nay:
“Tôi đoán tất cả chúng ta không còn bị ám ảnh bởi DXY nữa? Bởi vì nó có vẻ siêu tăng và cung cấp mối tương quan nghịch đảo gần như hoàn hảo trong hơn một năm nay. Dù bằng cách nào, chúng tôi cũng sắp tìm hiểu xem liệu BTC đã trưởng thành đến mức không tương quan hay không”.
Nguồn: Alex Saunders
Tuy nhiên, bất kể bạn theo dõi tương quan 20 ngày hay 60 ngày, tình hình đã đảo ngược trong 3 tháng qua.
Chỉ số DXY (xanh lam) so với Bitcoin (cam, logarit) | Nguồn: TradingView
Chỉ báo tương quan (màu đỏ) dao động trên 50% kể từ giữa tháng 3, cho thấy cả DXY và Bitcoin nhìn chung đều đi theo một xu hướng tương tự.
Đồng đô la mạnh lên sau bài phát biểu của Fed
Báo cáo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 cho thấy lạm phát chạm mức cao nhất trong 13 năm và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell thừa nhận rằng lạm phát có thể tăng cao hơn kế hoạch trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ông khẳng định rõ “kỳ vọng lạm phát dài hạn phù hợp với mục tiêu của chúng tôi”.
Thị trường đã cho Fed một “phiếu bầu tự tin”, khiến đô la Mỹ tăng giá so với các đồng tiền chính trên toàn cầu. Trong khi đó, Bitcoin giảm 8% xuống mức thấp nhất 35.300 đô la vào ngày 18/6, càng củng cố thêm luận điểm tương quan nghịch.
Nguồn: TradingView
Tương quan là chỉ báo dài hạn hơn, không phải là chỉ báo trong ngày
Mặc dù các chuyên gia và người ảnh hưởng thích mổ xẻ những sự kiện đó và ngoại suy các chuyển động trong 1 ngày, nhưng chúng ta nên phân tích khung thời gian dài hơn để hiểu tác động tiềm ẩn của chỉ số DXY đối với giá Bitcoin.
Chỉ số DXY (xanh lam) so với Bitcoin (cam, logarit) | Nguồn: TradingView
Lưu ý rằng cả hai đều suy yếu trong tháng 5, sau một khoảng thời gian tương đối ổn định vào cuối tháng 4. Như vậy, có vẻ quá sớm nếu gọi sự phân tách gần đây là mối tương quan nghịch đảo. Có nhiều nguyên nhân khiến Bitcoin không duy trì được mức hỗ trợ 40.000 đô la vào ngày 16/6 và điều chỉnh giá sau đó.
Đầu tiên, Lưu Hạc – Phó Thủ tướng Trung Quốc và là thành viên của Bộ chính trị gồm 8 người toàn quyền đã chủ trì một cuộc họp về ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro tài chính vào ngày 24/5. Trong số các quyết định có cuộc đàn áp hoạt động khai thác và giao dịch Bitcoin.
Hash rate của Bitcoin giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2020 khi miner bắt đầu rời khỏi Trung Quốc. Huobi đã tạm ngừng giao dịch hợp đồng tương lai với người dùng Trung Quốc, trong khi nền tảng hợp đồng tương lai Bybit tiết lộ đóng các tài khoản đăng ký bằng số điện thoại Trung Quốc.
Hơn nữa, vào ngày 26/5, Chủ tịch Ủy ban giao dịch và chứng khoán Hoa Kỳ Gary Gensler cho biết cơ quan quản lý đang mong muốn làm việc với các cơ quan quản lý khác và Quốc hội để lấp đầy những lỗ hổng trong việc bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường tiền điện tử.
Do đó, quy định tiềm năng của Hoa Kỳ và cuộc đàn áp hiện tại của Trung Quốc đối với các hoạt động khai thác và giao dịch dường như đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kém hiệu quả gần đây của Bitcoin. Một khi những vấn đề đó không còn là mối đe dọa nữa, khoảng cách đã được tạo ra với động thái tích cực của DXY có thể mờ đi.
- Ngân hàng TSB của Vương quốc Anh cấm khách hàng mua tiền điện tử do lo ngại gian lận
- Tương quan của Bitcoin với vàng và chứng khoán đang tăng lên
- Bitcoin death cross 2021 đang ở đây nhưng tại sao bạn không nên lo lắng?
Đình Đình
Theo Cointelegraph