Các quốc gia với khung luật pháp thân thiện với crypto hoặc các quy định toàn diện hiện đang dẫn đầu về khối lượng giao dịch crypto qua sàn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới, các giao dịch OTC và P2P phổ biến hơn nhiều ở các quốc gia đang phát triển và các quốc gia nơi các khoản thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.
Giao dịch qua sàn giao dịch và giao dịch OTC
Báo cáo được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ tài chính Worldcore bao gồm dữ liệu từ tháng 6 và tháng 7 và sử dụng số liệu thống kê từ nghiên cứu của Morgan Stanley được thực hiện vào đầu năm nay để so sánh hai danh sách các quốc gia, một là các quốc gia đứng đầu về khối lượng giao dịch qua sàn, và thứ hai là những quốc gia dẫn đầu về khối lượng giao dịch OTC và peer-to-peer (P2P).
Nghiên cứu mới xác nhận rằng các quốc gia với các điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động giao dịch crypto chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng giao dịch crypto thông qua sàn giao dịch. Malta (1,2 tỷ USD), Belize và Seychelles (700 triệu USD) đang đứng đầu bảng xếp hạng với hơn 2,6 tỷ USD khối lượng giao dịch hàng ngày.
Tiếp theo đó là các quốc gia đã áp dụng một số quy định về crypto toàn diện, bao gồm Hàn Quốc, Mỹ và Hồng Kông. Nga đứng thứ 13 trong nhóm này với khối lượng giao dịch 24 giờ dưới 50 triệu USD trên nền tảng giao dịch.
Các nhà nghiên cứu tại Worldcore đã đặc biệt so sánh khối lượng giao dịch thông qua sàn giao dịch và không qua sàn giao dịch trong tuần từ ngày 14 tháng 7 – ngày 21 tháng 7 năm 2018 với dữ liệu từ sàn giao dịch P2P phổ biến Localbitcoins. Kết quả cho thấy hoàn toàn trái ngược với những gì mà Morgan Stanley kết luận, theo như Kommersant đưa tin. Lần này, Nga là quốc gia đứng đầu, với khối lượng giao dịch đăng ký hàng tuần là 2.000 BTC, trong khi Mỹ chỉ có 1.000 BTC. Tiếp theo là Trung Quốc và Nigeria với 600 BTC được giao dịch bởi các cư dân của mỗi quốc gia. Tiếp theo là Venezuela, Anh và các nước thành viên EU.
Lý do, giải thích và dự đoán
Các tác giả của nghiên cứu trích dẫn một số lý do chính đáng cho sự khác biệt đáng chú ý này. ” Các sàn giao dịch mật mã thường được đăng ký ở các nước có thuế ưu đãi, trong khi các giao dịch OTC thường diễn ra ở các quốc gia có luật thuế nghiêm ngặt”, CEO Alexei Nasonov của Worldcore, là người đang dẫn đầu nhóm nghiên cứu, đưa ra nhận xét.
Các nhà phân tích tiếp tục giải thích rằng sự phổ biến của các giao dịch trực tiếp ở các nước thứ hai và thứ ba thế giới như Nga, Nigeria, Colombia và Kenya, phần lớn là do hệ thống sàn giao dịch được phát triển tương đối kém. Quy định về tiền tệ hạn chế cũng đóng một vai trò, như trường hợp với Nga chẳng hạn, các quy định cụ thể về mật mã vẫn chưa được áp dụng và các dịch vụ liên quan đến sàn giao dịch hiện không được kiểm soát.
Các nhà nghiên cứu tin rằng các sàn giao dịch sẽ tiếp tục di chuyển đến các điểm đến có điều kiện thuận lợi và các chế độ thuế ưu đãi. Malta là một ví dụ điển hình – quốc gia đảo này đã thu hút các công ty như Binance, nền tảng giao dịch lớn nhất thế giới theo khối lượng giao dịch, đang khai thác cơ hội để mở một ngân hàng phi tập trung ở đó, Okex, một sàn giao dịch tiền mật mã khác của Trung Quốc cũng dự định thành lập trụ sở trên hòn đảo này, và Bitbay của Ba Lan đã tiết lộ kế hoạch chuyển đến Malta vào tháng Năm.
Nhóm nghiên cứu tại Worldcore cũng hy vọng khối lượng giao dịch trung bình sẽ tăng trong tương lai. Đồng thời, công ty công nghệ tài chính dự đoán rằng thị trường ngoại hối sẽ thu hẹp với doanh số mã hóa ngày càng tăng thông qua hệ thống thanh toán truyền thống và việc mở rộng các cổng thanh toán hỗ trợ các giao dịch bằng thẻ tín dụng Visa và Mastercard.
Tiền mã hóa là tương lai tất yếu của tiền tệ, thủ tướng Malta cho biết