Nhà khoa học máy tính người Anh Tim Berners-Lee đã bán phiên bản NFT của mã nguồn World Wide Web với giá $ 5,4 triệu thông qua nhà đấu giá mỹ thuật Sotheby’s.
Sotheby’s đã tổ chức đấu giá cả tuần đối với NFT mã nguồn của chương trình cách đây 30 năm mở đường cho internet như chúng ta biết đến ngày nay
NFT của mã nguồn World Wide Web được bán với giá $ 5.4 triệu
Tác phẩm có tiêu đề “This Changed Everything”, bao gồm một tệp chứa 9.555 dòng code, phiên bản hình động của mã nguồn và lá thư của cha đẻ World Wide Web. Sự kiện mở bán NFT này chính thức kết thúc vào ngày 30/6 và đã thu hút tổng cộng 51 lượt đấu giá. Đến hiện tại danh tính của người mua cũng như phương thức thanh toán vẫn còn là một ẩn số.
Dù $ 5.4 triệu là một khoản tiền lớn nhưng nó vẫn còn cách xa so với con số kỷ lục $ 69 triệu cho tác phẩm “Everydays — The First 5000 Days” của Beeple. Đó là NFT có giá trị cao nhất tính đến thời điểm hiện tại. Nếu tính luôn tất cả các tác phẩm nghệ thuật, đây là tác phẩm đắt giá thứ ba thế giới của một tác giả đương đại.
Hơn nữa, $ 5.4 triệu thậm chí còn thấp hơn mức mà một số nhà quan sát đã dự đoán. Piers Kicks của Delphi Digital cho biết anh ấy đã mong đợi tác phẩm được bán với giá khoảng $ 10 triệu. Kicks nhấn mạnh: “Như Berners-Lee chia sẻ, ông ấy và vợ sẽ quyên góp số tiền thu được từ cuộc đấu giá cho công tác từ thiện”.
Trong một tuyên bố với báo chí do Sotheby’s công bố, Berners-Lee đã thảo luận về tương lai của Internet và bày tỏ hy vọng rằng công nghệ này vẫn mở, cho phép nó trở thành nguồn liên tục của sự sáng tạo, đổi mới kỹ thuật và chuyển đổi xã hội. Những lý tưởng này là nguồn cảm hứng thúc đẩy Berners-Lee tìm đến không gian NFT.
“NFT có thể là tác phẩm nghệ thuật hoặc hiện vật số hoá như thế này. Chúng là những sáng tạo vui nhộn mới trong lĩnh vực và là phương tiện sở hữu thích hợp nhất tồn tại”.
Phiên đấu giá mã nguồn của trang web không phải là vụ bán tác phẩm nghệ thuật số hoá trị giá hàng triệu đô la duy nhất được tổ chức bởi một nhà đấu giá hàng đầu trong tuần này. Vào ngày 30 tháng 6, nhà đấu giá Christie’s Auction đã kết thúc một cuộc đấu giá trị giá $ 2,1 triệu cho các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của người chuyển giới. Tác phẩm mang tên “Hello, I’m Victor (FEWOCiOUS) and This Is My Life”. Chúng bao gồm năm bản riêng lẻ, mỗi bản mô tả một năm trong những năm phát triển của nghệ sĩ từ khi 14 đến 18 tuổi – khi chuyển sang giới tính nam. Các tác phẩm minh họa cuộc đấu tranh của anh ta với sự cô đơn khi cố gắng trở thành một nghệ sĩ.
Trước đó, vào tháng 09/2020, FEWOCiOUS đã thực hiện đợt bán sản phẩm mã hoá đầu tiên trên thị trường SuperRare với giá $ 6.000 và đã sớm bán các tác phẩm nghệ thuật có giá trị hơn $ 1 triệu trên Nifty Gateway. Cũng theo Cryptoart.io, tổng doanh thu từ các thị trường nghệ thuật kỹ thuật số đã giảm xuống còn $ 18,3 triệu trong tháng 6 kể từ mức cao nhất là $ 205 triệu vào tháng 3. Điều này hẳn cũng phù hợp với đà tăng và giảm giá của thị trường.
Thị trường Nifty Gateway thuộc sở hữu của Winklevoss đã chứng kiến sự sụt giảm 94% doanh thu từ mức đỉnh $ 145 triệu xuống còn $ 7,6 triệu. Tuy nhiên, vẫn có một số nền tảng tài sản kỹ thuật số đã khởi sắc. Ví dụ như hic et nunc đã chứng kiến doanh thu tăng 276% từ $ 717.000 trong tháng 3 lên $ 2.7 triệu vào tháng 6, chiếm 14,7% thị trường.
Nguồn: cryptoart.io/data
- Ant Group cho biết NFT không phải là tiền điện tử sau khi bán hết các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số được NFT hóa
- NFT của bức tranh truyền cảm hứng cho Dogecoin vừa được bán với giá 4 triệu đô la
Veronica
Theo Cointelegraph