Ngân hàng Trung ương Nga quyết định duy trì lãi suất ở mức 7,5% trong bối cảnh lạm phát vừa phải, ước tính khoảng 2,5% hàng năm vào tháng 4, mặc dù điều này có thể thay đổi vào cuối năm nay. Cơ quan tiền tệ đã cải thiện dự báo về nền kinh tế Nga và hiện kỳ vọng mức tăng trưởng hoàn toàn dương, lên tới 2% cho năm 2023.
Ngân hàng Nga giữ nguyên lãi suất lần thứ 5 liên tiếp
Tại cuộc họp của Ban giám đốc vào thứ 6, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức hiện tại là 7,5%. Con số này không thay đổi kể từ tháng 9/2022. Cơ quan quản lý giải thích quyết định của mình với lạm phát vừa phải.
Do hiệu ứng cơ sở cao, lạm phát hàng năm ở Liên bang Nga đã giảm đáng kể từ mức 11% trong tháng 2 xuống 3,5% trong tháng 3 và ước tính 2,5% tính đến ngày 24/4, theo nhật báo kinh doanh hàng đầu của Nga Kommersant lưu ý trong một báo cáo.
Lãi suất cơ bản tại Nga, tháng 5/2002 – tháng 4/2023 | Nguồn: CBR
CBR tin rằng chỉ số này bị kìm hãm nhờ nền kinh tế Nga không ngừng thích ứng với các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng như lượng dự trữ gia tăng trong một số nhóm hàng hóa đi kèm với nhu cầu tiêu dùng vừa phải.
Cơ quan tiền tệ kỳ vọng lạm phát sẽ duy trì ở mức dưới 4% trong những tháng tới và bắt đầu tăng dần vào nửa cuối năm 2023, đạt 4,5 – 6,5% vào cuối kỳ. Các dự báo trước đây nằm trong khoảng 5 – 7%. Tuy nhiên, kỳ vọng trong trung hạn vẫn nghiêng về rủi ro lạm phát cao hơn.
Bởi lẽ, Nga thiếu lao động nghiêm trọng trong một số ngành, chịu tác động của căng thẳng địa chính trị đối với ngoại thương, bao gồm các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn sẽ làm suy yếu nhu cầu hàng hóa của Nga ở nước ngoài và làm phức tạp chuỗi sản xuất, hậu cần và tính toán tài chính. CBR báo hiệu có thể tăng lãi suất trong tương lai:
“Trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng dần như hiện nay, CBR sẽ đánh giá tính khả thi của việc tăng lãi suất cơ bản tại các cuộc họp tới để ổn định lạm phát ở mức gần 4% vào năm 2024”.
Trong số các rủi ro ngắn hạn, Ngân hàng Trung ương Nga nhấn mạnh “suy giảm triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh bất ổn trên thị trường tài chính của các nước phát triển”. Đồng thời, trong bối cảnh nhu cầu và hoạt động kinh tế trong nước tăng nhanh hơn dự kiến, ngân hàng đã cải thiện dự báo về nền kinh tế nước này.
Cơ quan quản lý chính sách tiền tệ nhận thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia bị trừng phạt sẽ tăng từ 0,5% đến 2% vào cuối năm 2023. Ước tính trước đó của họ một phần nằm trong vùng âm, giữa mức giảm 1% và mức tăng 1%. Kỳ vọng trong vài năm tới không thay đổi — tăng trưởng GDP trong khoảng 0,5 – 2,5% vào năm 2024 và 1,5 – 2,5% vào năm 2025.
Quyết định giữ lãi suất ở mức hiện tại của CBR được đưa ra trong bối cảnh các quan chức và nhà phân tích ở Châu Âu và Châu Mỹ tuyên bố rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng thêm lãi suất trước khi tạm dừng vào tháng 5.
Lạm phát của Nhật Bản tăng lên 3,5% khi Thống đốc BOJ mới lên nắm quyền
Tuần này, Cục Thống kê Nhật Bản đã công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi (CPI) mới nhất của nước này, cho thấy mức tăng vọt lên 3,5%. Con số đã gây bất ngờ cho các nhà phân tích dự đoán mức khiêm tốn hơn là 2,9% vào cuối quý. Điều đáng chú ý là lạm phát của Nhật Bản tăng đều đặn kể từ tháng 6/2021. Thời điểm của đợt tăng này cũng rất đáng chú ý, vì Kazuo Ueda gần đây đã đảm nhận vai trò Thống đốc thứ 32 của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Vào tháng 4 năm nay, Nhật Bản tăng tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm ngoái – không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm tươi sống, tăng lên 3,5%. Tỷ lệ lạm phát ngày càng tồi tệ là mối lo ngại đối với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vì mục tiêu đặt ra là đưa tỷ lệ lạm phát trở lại mức 2% giống như một số ngân hàng trung ương trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế của đất nước đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm cả hậu quả của đại dịch Covid-19, dẫn đến các biện pháp kích thích khổng lồ và chính sách phong tỏa.
Hơn nữa, Nhật Bản đang phải vật lộn với lực lượng lao động bị thu hẹp, điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế. Những thách thức như vậy càng phức tạp hơn khi BOJ có một thống đốc mới, Kazuo Ueda. Ông đã phát biểu tại các cuộc họp chính sách tiền tệ đầu tiên của mình vào ngày 27 và 28/4. Ueda, nhà kinh tế Nhật Bản, đã chọn giữ nguyên lãi suất, duy trì tỷ lệ âm mà Nhật Bản giữ từ năm 2016.
“Nguồn thanh khoản dư thừa cuối cùng”
Những tin tức gần đây có thể sẽ gây thêm áp lực lên BOJ trong việc giải quyết tỷ lệ lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương tuyên bố “quyết định tiến hành đánh giá trên diện rộng” các biện pháp chính sách tiền tệ của mình, cho thấy họ có thể khám phá các phương pháp mới để ổn định nền kinh tế. Khi BOJ vật lộn với những thách thức này, vẫn còn phải xem họ sẽ định hướng tương lai kinh tế của Nhật Bản như thế nào.
“Với những bất ổn cực kỳ nghiêm trọng bao trùm các nền kinh tế và thị trường tài chính trong và ngoài nước, ngân hàng sẽ kiên nhẫn tiếp tục nới lỏng tiền tệ đồng thời phản ứng nhanh nhạy với những diễn biến trong hoạt động kinh tế và giá cả cũng như các điều kiện tài chính. Bằng cách đó, sẽ đạt được mục tiêu ổn định giá 2% một cách bền vững và ổn định, đi kèm với tăng lương”.
Nhìn chung, báo cáo CPI gần đây của “Xứ xở hoa anh đào” nêu bật những thách thức mà nền kinh tế Nhật Bản đang phải đối mặt. Vào thứ 6, Hiromi Yamaoka, cựu quan chức của BOJ, nhận xét:
“Vẫn còn một số bất ổn trong nền kinh tế thực của Nhật Bản, nhưng đồng thời, áp lực lạm phát đang trở nên rõ ràng hơn”.
Graham Summers, MBA tại Phoenix Capital Research, tin rằng thanh khoản có thể là “giọt nước tràn ly” ở Nhật Bản. Vào thứ 6, Summers đã viết:
“Với lạm phát gia tăng ở Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương nước này sẽ sớm buộc phải chấm dứt việc in tiền, điều đó có nghĩa là hệ thống tài chính sẽ mất đi nguồn thanh khoản dư thừa cuối cùng”.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin: https://t.me/tapchibitcoinvn
Theo dõi Twitter: https://twitter.com/tapchibtc_io
Theo dõi Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
- Cross River Bank thân thiện với tiền điện tử bị cáo buộc cho vay rủi ro, không lành mạnh
- Fed, ECB phối hợp cùng các ngân hàng trung ương khác để tăng thanh khoản Đô la giữa khủng hoảng ngân hàng
- Chuyển động CBDC: Nga, Nhật Bản, Brazil đẩy nhanh thí điểm
Đình Đình
Theo AZCoin News