Theo báo cáo địa phương, Nga sẽ không cấm Libra, một tài sản tiền điện tử được tạo ra bởi Hiệp hội Libra, một tập đoàn quốc tế do Facebook khởi xướng.
Alexei Moisseev, phó Bộ trưởng bộ tài chính Nga phát biểu với các hãng tin rằng một khung pháp lý cho tài sản tiền điện tử sẽ sớm được hình thành và Libra có khả năng nằm trong đó.
Moisseev tuyên bố:
“Không ai sẽ cấm nó. Một số lượng lớn các doanh nghiệp đã hỏi rằng khi nào sẽ có thể tiến hành ICO một cách hợp pháp và minh bạch. Điều này chắc chắn sẽ được quy định, được cho phép”.
Các nhà phân tích dự đoán Nga sẽ phát hành khung pháp lý cho các tài sản tiền điện tử và các thực thể liên quan đến blockchain theo lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 2 để thông qua các quy định cho lĩnh vực tiền điện tử.
Hơn nữa, tuyên bố của Moisseev mâu thuẫn trực tiếp với một báo cáo rằng Libra sẽ bị đặt ngoài vòng pháp luật.
Facebook’s Crypto Libra Won’t Be Legalized in Russia: State Press https://t.co/GG2kNmtGEs
— CCN Markets (@CCNMarkets) 21 tháng 6, 2019
Libra chấp nhận một phần của quy định về tiền điện tử?
Dựa trên tuyên bố của Moisseev, Bộ Tài chính dường như đang hướng tới việc quy định không gian tiền điện tử.
Đầu tháng này, G20 cho biết trong một thông cáo do Bộ Tài chính Nhật Bản phát hành rằng tài sản tiền điện tử có thể mang lại lợi ích đáng kể cho hệ thống tài chính toàn cầu nếu sử dụng các biện pháp chống rửa tiền (AML) và các biện pháp chống lại việc tài trợ cho khủng bố (CFT) đúng cách.
Thông cáo của G20 cho biết:
“Những đổi mới công nghệ, bao gồm cả những tài sản tiền điện tử cơ bản, có thể mang lại lợi ích đáng kể cho hệ thống tài chính và nền kinh tế rộng lớn hơn. Mặc dù tài sản tiền điện tử không gây ra mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính toàn cầu vào thời điểm này nhưng chúng tôi vẫn cảnh giác với các rủi ro, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư, chống rửa tiền (AML) và chống lại tài trợ cho khủng bố (CFT). Chúng tôi tái khẳng định cam kết áp dụng các Tiêu chuẩn FATF được sửa đổi gần đây cho các tài sản ảo và các nhà cung cấp có liên quan cho AML và CFT”.
Nếu không có khung pháp lý và luật pháp phù hợp, thị trường tiền điện tử có thể thoát khỏi môi trường minh bạch và được điều tiết sang một thị trường ngầm khó kiểm soát hơn cho các cơ quan chức năng.
Đối với các nhà chức trách, mục tiêu chính của họ trong việc giám sát thị trường tiền điện tử là ngăn chặn tài trợ khủng bố và rửa tiền. Do vậy, nếu để thị trường giao dịch tiền điện tử không được kiểm soát thì sẽ phản tác dụng và không hiệu quả.
Tại các thị trường tiền điện tử lớn như Hàn Quốc và Nhật Bản, các chính sách nghiêm ngặt đã được thực hiện để ngăn chặn các sàn giao dịch xử lý các khoản tiền có liên quan đến các hoạt động tội phạm.
Đặc biệt, Nhật Bản đã triển khai một hệ thống cấp phép cho các sàn giao dịch sau khi Ủy ban Dịch vụ Tài chính (FSC) tiến hành chấp thuận thủ công từng sàn giao dịch hoạt động tại thị trường trong nước.
Một số quốc gia với các quy định kiểm soát vốn nghiêm ngặt đã miễn cưỡng điều chỉnh lĩnh vực tiền điện tử.
Nga có thể đã miễn cưỡng triển khai khung pháp lý thống nhất cho tiền điện tử vì ngân hàng trung ương có thể tin rằng điều nàysẽ khuyến khích việc sử dụng tài sản tiền điện tử trong nước.
Tương tự như Hàn Quốc
Trước mắt thì Nga không có vẻ sẽ chưa đưa ra khuôn khổ lập pháp đầy đủ cho các loại tiền điện tử bao gồm cả Libra. Do sự phản đối từ các thị trường tiền điện tử cũng như ở Pháp, Libra cũng khó có thể được chấp nhận rộng rãi ngay trong những tháng tới.
Thay vào đó, Nga và bộ tài chính có thể sẽ áp dụng cách tiếp cận thận trọng trong việc điều tiết không gian tài sản kỹ thuật số, tương tự như những ngày đầu của thị trường tiền điện tử tại Hàn Quốc.
Lusjfer
Tạp Chí Bitcoin | ccn