Nga tuyên bố có thể kết nối lại với SWIFT bất cứ lúc nào nhưng lại đặt câu hỏi về khả năng tương thích của nó khi tài chính kỹ thuật số phát triển. SWIFT có thể trở nên lỗi thời khi các quốc gia BRICS phát triển các giải pháp thay thế hay không?
Nga gọi SWIFT là hệ thống lỗi thời – Liệu tiền điện tử có phải là chìa khóa giúp định hình tương lai tài chính?
Nga tuyên bố rằng họ có khả năng kỹ thuật để kết nối lại với Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) nếu cần thiết, nhưng các quan chức đang đặt câu hỏi về khả năng tương thích của nó trong bối cảnh tài chính đang phát triển.
Anatoly Aksakov, người đứng đầu Ủy ban thị trường tài chính của Duma Quốc gia nói rằng, cơ sở hạ tầng tài chính của Nga đã được chuẩn bị đầy đủ.
“Nhìn chung, việc tái kết nối với SWIFT không phải là vấn đề, tất cả các hệ thống của Nga đều đã sẵn sàng. Điều quan trọng nhất là chúng ta có cần nó không? Tái kết nối SWIFT có thể có lợi, nhưng đồng thời cũng nên phát triển các hệ thống thay thế”, ông cho biết.
Anatoly cũng hạ thấp tầm quan trọng của SWIFT, khẳng định:
“Theo quan điểm của tôi, SWIFT đang chết dần, nó đã là hệ thống công nghệ lạc hậu”.
Nga đã bị ngắt kết nối khỏi SWIFT vào năm 2022 do các lệnh trừng phạt của phương Tây sau một loạt hành động quân sự của nước này nhắm vào Ukraine.
Lệnh trừng phạt đã loại bỏ nhiều ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Điều này buộc Nga phải phát triển các cơ chế thay thế cho các giao dịch xuyên biên giới.
Aksakov chỉ ra những tiến bộ công nghệ đang diễn ra, nêu rõ:
“Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số và công cụ tiền điện tử dẫn đến việc hệ thống thanh toán sẽ được xây dựng theo cách khác”.
Ông cho rằng SWIFT phải phát triển hoặc trở nên lỗi thời, đồng thời nói thêm rằng: “Hoặc SWIFT sẽ được chuyển đổi thành một loại hệ thống thông tin có tính đến các khoản thanh toán chung, hoặc nó sẽ biến mất”.
Để ứng phó với những thách thức này, Nga đã củng cố Hệ thống nhắn tin tài chính trong nước của Ngân hàng Nga (SPFS), tính đến năm 2023, có 556 bên tham gia đến từ 20 quốc gia.
Ngoài Nga, các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia trong khối kinh tế BRICS, cũng đang nghiên cứu những hệ thống tài chính thay thế.
Các thành viên BRICS đã tích cực thúc đẩy giao dịch bằng nhiều loại tiền tệ quốc gia để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và các mạng lưới tài chính do phương Tây kiểm soát. Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng cường giao dịch bằng đồng nhân dân tệ và đồng rupee, trong khi Nga đã thanh toán giao dịch bằng đồng rúp với một số quốc gia đối tác.
Nhóm này đang tìm hiểu việc tạo ra một hệ thống thanh toán chung, có khả năng tích hợp các mạng lưới tin nhắn tài chính trong nước của họ. Với sự thay đổi này, Nga và các đồng minh đang dần rời xa SWIFT, củng cố sự độc lập về tài chính của họ và định hình lại các hệ thống giao dịch toàn cầu.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Tham gia Telegram: https://t.me/tapchibitcoinvn
Twitter (X): https://twitter.com/tapchibtc_io
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tapchibitcoin
Youtube: https://www.youtube.com/@tapchibitcoinvn
- Standard Chartered, Animoca Brands và HKT có kế hoạch ra mắt stablecoin được bảo chứng bởi HKD
- Ngành crypto có cơ hội trình bày quan điểm trước Quốc hội Hoa Kỳ
- Bitcoin và vàng sẽ được hưởng lợi khi đồng USD suy yếu và các ngân hàng trung ương giảm lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ: Nhà phân tích
Việt Cường