Thống đốc Perry Warjiyo đã thông báo trong một cuộc hội thảo ảo rằng Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) đã cấm các tổ chức tài chính chấp nhận tiền điện tử như một phương tiện thanh toán hoặc các công cụ dịch vụ tài chính khác.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia, Perry Warjiyo
Theo Perry, lệnh cấm dựa trên luật hiện hành: “Tiền điện tử không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo Hiến pháp, Luật Ngân hàng Indonesia và Luật tiền tệ”.
Ông cũng giải thích rằng để đảm bảo các tổ chức tài chính tuân thủ chính sách này, ngân hàng trung ương sẽ huy động các giám sát viên thực địa.
Việc sử dụng tiền điện tử đã trở nên phổ biến gần đây tại xứ sở vạn đảo, mặc dù người dùng ít nhận được sự bảo vệ của pháp luật. Ngân hàng Indonesia cũng cho biết họ phản đối việc sử dụng tiền điện tử do tính chất đầu cơ của nó.
Như Tạp Chí Bitcoin gần đây đã đưa tin, ngân hàng trung ương Indonesia đang có kế hoạch phát hành đồng rupiah kỹ thuật số của riêng mình. “BI có kế hoạch trong tương lai sẽ phát hành tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, đồng rupiah kỹ thuật số như một công cụ thanh toán kỹ thuật số hợp pháp ở Indonesia. Tất nhiên, chúng tôi cũng đang xem xét các lựa chọn về công nghệ mà chúng tôi sẽ sử dụng”. Thống đốc Perry Warjiyo tuyên bố vào thời điểm đó.
Việc Indonesia cấm tiền điện tử làm phương tiện thanh toán cũng tương tự như Việt Nam chúng ta, nơi đã có lệnh cấm từ năm 2018, nhưng việc mua bán vẫn không bị ảnh hưởng.
Theo các báo cáo, tần suất giao dịch trên các nền tảng số có trụ sở tại Indonesia tăng 60,3%, lên hơn 570 triệu trong tháng 4. Dữ liệu BI cho thấy giá trị cũng tăng 46%, lên khoảng 3.114 nghìn tỷ rupiah, tương đương khoảng 217 tỷ USD. Indonesia là đất nước có khối lượng giao dịch tiền điện tử lớn nhất Đông Nam Á, theo sau là Thái Lan và Việt Nam.
- Báo cáo: Có tới 30 triệu người Indonesia sở hữu tiền điện tử
- Indonesia: Bộ trưởng tiết lộ kế hoạch ra mắt sàn giao dịch tiền điện tử do nhà nước hậu thuẫn
Hòa Thân
Theo AZCoin News