Vài tháng qua, có nhiều tin tức về sự gia nhập ngày càng nhiều của các nhà đầu tư tổ chức vào thị trường tiền mã hóa. Đầu tháng 10, Bobby Cho, giám đốc thương mại toàn cầu của Cumberland đã khẳng định điều này trên Bloomberg. Cho nói rằng các quỹ phòng hộ lớn đang thay thế các cá nhân giàu có trong thị trường mã hóa.
Gần đây, nhánh nghiên cứu của Morgan Stanley đã công bố một báo cáo về kết quả quan sát của họ đối với sự tham gia tăng cường của các tổ chức. Mike Novogratz đã nhiều lần tuyên bố một dòng chảy tiền cấp tổ chức có thể sẽ đổ vào thị trường tiền mã hóa cho đến giữa năm 2019.
Ngoài ra, tồn tại một khái niệm phổ biến rằng quy định không rõ ràng đang ngăn chặn các tổ chức tiến vào không gian mã hóa. Đây là vấn đề nóng hổi trong cộng đồng nhiều nhà đầu tư và Bloomberg lại mang đến một cái nhìn khác.
Cơ quan quản lý không phải là trở ngại đối với tổ chức tham gia thị trường tiền mã hóa
Trong bài báo gần đây nhất, Bloomberg nói: “Chướng ngại vật lớn nhất của những “gã khổng lồ” Phố Wall muốn triển khai hoạt động tiền mã hóa có thể đến từ chính khách hàng của họ, chứ không phải từ các cơ quan quản lý”. Trong báo cáo mới nhất, Bloomberg trích dẫn các nhận định của Nikolay Storonsky, người sáng lập Revolut.
Tại Web Summit 2018, Storonsky nói các “đại gia” Phố Wall không quan tâm lắm đến tiền tệ mã hóa. Điều này có thể gây khó khăn cho các tổ chức tài chính lớn như ICE và Fidelity. Họ đang nhắm mục tiêu đến các nhân tố tổ chức với các sản phẩm phái sinh gắn liền với tài sản kỹ thuật số.
Nếu nhận định của Storonsky là đúng, nó có thể đạp đổ mọi hy vọng lớn lao của hàng ngàn nhà đầu tư nhỏ lẻ. Sau cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của năm nay, thị trường tiền mã hóa hiện đang háo hức chờ đợi sự tham gia của các tổ chức. Tuy nhiên, quan điểm của Storonsky cũng khá giống với CEO BlackRock, Larry Fink. Đầu năm nay, Fink cho biết các khách hàng của công ty ông “không hề quan tâm” đến tiền mã hóa.
Hơn nữa, Fink từng nói công ty của ông sẽ không tung ra một sản phẩm ETF nào cho đến khi thị trường trở nên “hợp pháp”. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý BlackRock không hề cản trở các khoản đầu tư tiền mã hóa và các sản phẩm liên quan.
Nhà đầu tư tổ chức lớn chuẩn bị đổ bộ thị trường tiền mã hóa tiếp theo
Một số tổ chức tài chính truyền thống vốn đối đầu với tiền mã hóa hiện đang rục rịch thay đổi. Morgan Stanley được cho là đang nghiên cứu giao dịch hoán đổi cho Hợp đồng tương lai Bitcoin. Tuy nhiên, họ sẽ bắt đầu giao dịch chứng chỉ khi xuất hiện nhu cầu đã chứng minh từ tổ chức. Các ngân hàng lớn khác như Citi Group và Goldman Sachs cũng đang nghiên cứu các sản phẩm Bitcoin.
Tuy nhiên, Storonsky cho biết năm nay là năm không may mắn của thị trường tiền mã hóa. Khối lượng giao dịch Bitcoin trên Revolut nằm ở mức thấp chỉ bằng 20% so với tháng 12 năm 2017. Để vận mệnh của thị trường mã hóa thay đổi, chúng ta cần thấy một số bước cải tiến lớn trong năm 2019. Nhưng Storonsky vẫn cảm thấy Phố Wall sẽ không phải là đối tượng hưởng lợi chính của thị trường tiền mã hóa.
Xem thêm:
Các yếu tố xúc tác đẩy giá Bitcoin lên trên ngưỡng $ 8,500
Một công dân Mỹ bị phạt 1.1 triệu đô và bị kết án 15 tháng tù về tội chiếm đoạt Bitcoin và Litecoin
Bitcoin Cash ABC áp đảo Bitcoin SV với tỷ lệ 600% số lượng node
Các yếu tố xúc tác đẩy giá Bitcoin lên trên ngưỡng $ 8,500
Theo: TapchiBitcoin/Coinspeaker