Một năm trước đây, thị trường tiền điện tử nóng hơn bao giờ hết khi giá của Bitcoin, Ethereum và các đồng khác tăng tới chóng mặt. Đi cùng với đó là những dự án ICO (hình thức gọi vốn đối với tiền mã hóa) cũng nở rộ không kém khi mỗi công ty mới có thể gọi vốn lên tới hàng triệu đô. Các nhà đầu tư từ cá nhân tới các quỹ thi nhau đổ tiền vào với ước mơ x5 x6 thậm chí x10 tài sản của mình. Thế mà, thị trường bất ngờ xuống dốc, niềm tin của các nhà đầu tư mất dần vào tiền điện tử, vào các dự án ICO khi chỉ vẽ ra các ý tưởng trên whitepaper, “hứa thật nhiều và thất hứa cũng thật nhiều”.
Cách thực hiện ICO trước đây
Khi một công ty bắt đầu đưa ra dự án ICO để huy động vốn, họ thường tạo ra một kế hoạch nêu rõ dự án về lĩnh vực gì, giải quyết được vấn đề gì cho khách hàng, cộng đồng, nhu cầu dự án sẽ ra sao sau khi hoàn thành, bao nhiêu tiền cần gọi để thực hiện dự án, bao nhiêu token được bán ra và giữ lại…
Trong đợt mở bán ICO, nhà đầu tư sẽ dùng tiền của mình (thường ở dạng BTC hoặc ETH) để mua token. Người dùng có thể mua bán chuyển nhượng, nhận token tùy vào yêu cầu của dự án, hoặc là nhận về Myetherwallet hoặc nhận token ngay trên ví của dự án đó.
Trước đây các dự án ICO mở bán và hết token rất nhanh, trong vài ngày hoặc thậm chí trong vài phút, vài giây. Các nhà đầu tư luôn hi vọng là mình đã đi được “phiên chợ sớm” và có giá tốt nhất, chờ đợi khi dự án thành công sẽ gấp nhiều lần tài sản.
Tuy nhiên, tất cả những điều nói trên bao gồm mục tiêu, sản phẩm, tầm nhìn … của các dự án ICO này vẫn chỉ là kế hoạch, nhà đầu tư hoàn toàn không biết liệu khoản tiền đầu tư của mình có dành để phát triển sản phẩm thật sự hay không? Và thực tế đã có rất nhiều những dự án ICO scam, lừa lấy thông tin và tiền của các nhà đầu tư mà không thực hiện BẤT KÌ kế hoạch nào trong whitepaper.
Cách thực hiện ICO hiện nay liệu có thay đổi?
Mặc dù thị trường trong 1 năm qua vẫn đang đỏ rực và chưa thấy dấu hiệu hồi phục như thời kỳ thịnh vượng nhất của nó, các dự án ICO vẫn không ngừng gia tăng về số lượng. Theo công ty kiểm toán hàng đầu PwC, từ đầu năm tới nay đã có 537 ICO với tổng giá trị tương đương 13.7 tỷ đô. Hay như trang web ICO bench gần đây vừa đưa ra thống kê trong 2 tuần cuối tháng 9, tiền mã hóa là ngành huy động được tổng số tiền cao nhất cho dù số lượng không phải lớn nhất. Vậy những công ty ICO hiện này cần làm gì để gây dựng lòng tin của nhà đầu tư vào các dự án của mình?
Như đã đề cập ở trên, các dự án hầu hết là đều được “vẽ” ra thật đẹp trên giấy thì nay các dự án đã tìm ra hướng đi mới đó là phát triển POC hoặc MVP.
POC là viết tắt của Proof of Concept (chứng minh khả năng), là một mẫu kỹ thuật trong đó đề cập đến việc triển khai (ít nhất ở cấp độ cơ bản) các tính năng cốt lõi của sản phẩm để chứng minh mức độ khả thi của dự án. Còn MVP hay Minimum Viable Product (sản phẩm khả thi tối thiểu) là một sản phẩm với các đặc điểm tối thiểu đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Những sản phẩm như vậy sẽ giúp người dùng hình dung thực tế, sờ tận tay tới những dự mà trước đây chỉ được thể hiện trên whitepaper.
Tuy nhiên, về bản chất dù đã thực tế hơn nhưng POC hay MVP cũng vẫn chỉ là bản demo của sản phẩm, vẫn chưa hoàn thiện, vẫn chứa nhiều lỗi và chưa biết khi vận hành thực nó sẽ như thế nào. Khả năng bị scam vẫn xảy ra.
Có một giải pháp mới cực kì ưu việt cho các ICO trong năm 2018 giúp giải quyết gần như hoàn toàn những nhược điểm của POC và MVP, khiến cho khách hàng tin tưởng gần như tuyệt đối cũng như biết được khoản tiền đầu tư của mình sẽ thực sự được dùng như thế nào. Các ICO sẽ tạo ra sản phẩm cho cộng đồng dùng thật, vận hành thật, có tạo ra doanh thu luôn mà không cần 1 bản dùng thử nào hết. Không còn một sự nghi ngờ về chiếc “bánh vẽ” mà các whitepaper trước đây vẽ lên, nhà đầu tư sẽ dùng sản phẩm của chính mình đầu tư, thậm chí đưa ra những góp ý để nó có thể phát triển tốt hơn trong tương lai. Nói một cách vui hơn thì đây là con đường gọi vốn vẫn thông qua ICO nhưng chả khác gì một start-up tham gia Shark Tank vậy.
Để các bạn dễ hiểu hơn, chúng tôi xin lấy ví dụ về sàn giao dịch tiền điện tử FinanceX. Trước khi mở bán ICO (hiện nay vẫn đang ở vòng Presale), FinanceX đã có cho mình sàn thật vào tháng 8/2018, cho phép các nhà đầu tư nạp tiền bằng rất nhiều hình thức như qua BTC, ETH và quan trọng nhất là fiat (tiền chính phủ ví dụ VNĐ) để mua bán trao đổi tiền mã hóa trên thị trường. Theo báo cáo, tổng user đăng ký của sàn đã lên tới con số khoảng gần 9000 người với khoảng 50% hoạt động thường xuyên, volume trung bình ngày đã lên tới 10 tỷ. Trong cộng đồng của FinanceX, có rất nhiều nhà đầu tư đã phản hồi tích cực về sản phẩm, có người muốn dùng tiền lãi trade để tái đầu tư vào ICO, có người cũng muốn gắn bó lâu dài dù chưa nhiều coin được niêm yết do mức phí giao dịch tương đối rẻ so với mặt bằng chung.
FinanceX tham vọng không chỉ đánh chiếm thị trường Việt Nam mà còn là Đông Nam Á sử dụng fiat của các quốc gia này. Tháng 11 tới sẽ là Indonesia và năm 2019 sẽ là Thái Lan, Malaysia, Lào … (theo whitepaper). Vậy là người dùng có thể lựa chọn tùy thích đầu tư vào trade coin hàng ngày (https://financex.io/trade) hoặc đầu tư vào ICO (https://ico.financex.io) để kiếm lời.
Không còn chỉ là hứa hẹn trên giấy nữa mà nhà đầu tư có thể chạm được tay, trải nghiệm sản phẩm hoàn thiện CUỐI CÙNG. Chính nhờ cách làm này mà những nhà đầu tư ICO vào FinanceX sẽ thật sự biết tiền của mình được mang đi đâu, tiêu vào việc gì và có đúng những gì mà Whitepaper đã cam kết không.
Kết luận
Dù là cách làm ICO cũ hay mới, cổ điển hay hiện đại thì các dự án ICO vẫn cần luôn đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng với nhà đầu tư. Hãy coi mỗi đồng tiền của khách hàng như máu của mình vậy.
Disclaimer: Đây không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư ICO nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
Xem thêm: Thành phố Ephrata, bang Washington, Mỹ áp đặt lệnh cấm hoạt động đào coin mã hóa lâu dài
Xem thêm: Visa tích hợp công nghệ Hyperledger cho thanh toán B2B