Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, Joseph Eugene Stiglitz, tuyên bố trong một bài báo được xuất bản vào ngày 02/07: “Mỗi loại tiền tệ đều dựa trên niềm tin của người dùng, nhưng chỉ có kẻ ngốc mới tin tưởng vào Libra của Facebook”.
Stiglitz cũng lưu ý rằng “chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Facebook đã đánh mất niềm tin của người dùng trong khi ngành ngân hàng phải mất nhiều thời gian hơn mới xảy ra tình trạng đó”. Ông tỏ ra lo sợ rằng tiền điện tử của Facebook có thể là đối tượng của nền kinh tế ngầm:
“Điều cuối cùng chúng ta cần là một phương tiện mới để duy trì các hoạt động bất hợp pháp và rửa tiền, sẽ có một loại tiền điện tử gần như chắc chắn sẽ trở thành như vậy”.
Tuy nhiên, nhà kinh tế học cũng thừa nhận rằng hệ thống tài chính hiện tại có một vấn đề, đó là sự thiếu cạnh tranh trong thanh toán. Kết quả của sự thiếu cạnh tranh này là người tiêu dùng – đặc biệt là những người sống ở Hoa Kỳ – phải trả chi phí đắt hơn nhiều lần.
Ông lưu ý rằng một mô hình kinh doanh khả thi cho Libra sẽ chỉ đơn giản là giữ lãi suất trả cho các tài sản dưới stablecoin. Stiglitz cũng nói ông hy vọng rằng chẳng có lý do chính đáng nào để một người gửi tài sản của họ mà không tính lãi:
“Những người tham gia vào các hoạt động bất chính (có thể bao gồm cả tổng thống Mỹ) sẵn sàng trả một khoản tiền khá lớn để thực hiện các hoạt động bất chính của họ – tham nhũng, tránh thuế, buôn bán ma túy hoặc khủng bố – mà không bị phát hiện. […] Nếu đây là mô hình kinh doanh của Libra, các chính phủ nên đóng cửa ngay lập tức”.
Ngoài ra, ông lưu ý, Libra có thể thu lợi từ dữ liệu giao dịch như Facebook đã làm, điều này làm tăng mối lo ngại về quyền riêng tư. Stiglitz không tin tưởng vào cách quản lý của Libra, và “một lần nữa, các nhà lãnh đạo của Facebook sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn giữa tiền và việc thực hiện lời hứa khi đã có được tiền”.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhật Bản đã tuyên bố rằng Libra đang khai thác hệ thống tài chính – phương tiện truyền thông địa phương Nikkei đưa tin vào ngày 03/07.
Một quan chức của Ngân hàng Nhật Bản lưu ý rằng Libra của Facebook sẽ được “hỗ trợ miễn phí trên một hệ thống tài chính phải trả chi phí lớn” để duy trì, và các nhà quản lý đang lo sợ sức ảnh hưởng của nó đối với sự ổn định tài chính. Một quan chức ẩn danh của tổ chức này cũng bình luận về dự án:
“Tiền sẽ được chuyển vào một thế giới ảo hoàn toàn, vì vậy nó hoàn toàn khác so với các hình thức thanh toán kỹ thuật số khác”.
Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản, Haruhiko Kuroda, chia sẻ thêm rằng ông dự định sẽ “theo dõi cẩn thận” để tăng sự chấp nhận tiền điện tử cho các khoản thanh toán và tác động của nó đối với sự ổn định tài chính. Báo cáo lưu ý thêm rằng khi người dùng mua Libra, các quỹ sẽ hướng tới yêu cầu kết hợp giữa tiền tệ quốc gia và chứng khoán chính phủ ngắn hạn.
Theo Nikkei, lựa chọn không gắn Libra với bất kỳ loại tiền fiat cụ thể nào là để tránh những quy định địa phương của của bất kỳ quốc gia nào. Hơn nữa, vì người dùng nhận thấy các tài sản dưới sự nắm giữ Libra của họ không sinh lãi, điều này làm giảm hiệu quả của việc tăng hoặc giảm lãi suất cho chính sách tiền tệ.
Như Cointelegraph đã đưa tin trước đó, hơn 30 nhóm vận động đã xuất hiện với tư cách là các bên ký kết yêu cầu Quốc hội và các nhà quản lý thực hiện một lệnh cấm phát triển Libra chính thức.
Cũng trong ngày hôm qua, cuộc khảo sát gần đây của công ty dịch vụ tài chính Jefferies cho thấy người dùng ở Mỹ hầu như sẽ không sử dụng Libra do thiếu sự tin tưởng.
- 4 nhà lập pháp Hoa Kỳ tham gia kêu gọi đóng băng dự án Libra của Facebook
- Libra không phải là tiền ảo theo quy tắc FSA Nhật Bản
Huyền Đinh
Tạp chí Bitcoin | Cointelegraph