Một nhà phân tích nổi tiếng đã vạch ra 23 yếu tố kỹ thuật và cơ bản chính cho thấy Bitcoin có thể tăng lên trong trung hạn.
Dữ liệu được chia sẻ bởi nhà phân tích “Byzantine General”, bao gồm bốn chủ đề chính: Thị trường không quá nóng, thị trường tương lai trung hòa, các trader dùng ít đòn bẩy hơn và sự tăng cường của các nguyên tắc cơ bản.
Thị trường tương lai Bitcoin đang trung hòa
Kể từ khi Bitcoin phục hồi từ $ 10.200, một câu chuyện liên tục được nhắc xung quanh tiền điện tử hàng đầu là funding rate của nó đạt mức âm.
Thị trường hợp đồng tương lai Bitcoin thực hiện một cơ chế gọi là “funding” để ngăn thị trường nghiêng về một bên. Do đó, khi thị trường tăng giá, các nhà đầu tư đặt cược vào sự tăng vọt của BTC sẽ bù đắp phí cho những người bán khống và ngược lại.
Trong suốt tuần qua, funding rate của Bitcoin luôn ở mức âm hoặc trung lập mặc dù giá của nó đang giảm. Điều đó có nghĩa là những người bán khống vẫn tiếp tục đặt cược vào BTC nhưng không có đủ hợp đồng long để ép squeeze.
Funding rates của Bitcoin | Nguồn: Skew.com
Xác suất thấp của một đợt long squeeze cuối cùng đã khiến tâm lý thị trường thay đổi. Short Bitcoin nhanh chóng trở thành một giao dịch quá mức, và có thể gây ra tình trạng short squeeze.
Nhà phân tích nhấn mạnh rằng funding rate đạt mức âm hoặc trung lập thường là một yếu tố tích cực đối với BTC. Ông giải thích:
“Đầu tiên phải kể đến funding. Một trong những chỉ báo tốt nhất để đánh giá tâm lý thị trường. Sau khi giảm từ 12k, nó đã liên tục ở mức âm hoặc trung lập. Thứ hai, chúng ta có chỉ số contango. Chỉ số này cho thấy sự khác biệt giữa giá của sàn giao dịch SPOT và sàn giao dịch phái sinh. Khi SPOT có giá cao hơn, chỉ báo sẽ giảm xuống, vào vùng xanh. Mức phí bảo hiểm nhất quán cho các sàn giao dịch SPOT được coi là tín hiệu tăng giá”.
Đối với swing trader như Byzantine General, những người tập trung vào các giao dịch dài hạn hơn ngắn hạn, thì việc thay đổi tâm lý thị trường là rất quan trọng.
Thị trường tiền điện tử đang sử dụng ít đòn bẩy hơn
Ban đầu, Bitcoin đã bị vùng kháng cự $ 12.000 – $ 12.500 từ chối vào ngày 17 tháng 8, sau đó một lần nữa vào ngày 2 tháng 9.
Hai lần liên tiếp Bitcoin bị từ chối tại một vùng kháng cự quan trọng là một điều tồi tệ cho các trader trên sàn Futures. Trong hai tuần tiếp theo sau đó, hợp đồng mở của các sàn Futures đã giảm nhanh chóng.
Thuật ngữ hợp đồng mở đề cập đến tổng số hợp đồng long và short đang hoạt động trên thị trường tương lai. Nói tóm lại, nó hiển thị tổng số tiền được đặt cược vào biến động giá của BTC.
Hợp đồng mở của sàn Futures giảm mạnh có nghĩa là ngày càng ít trader dùng đòn bẩy để giao dịch BTC. Các sàn Futures lớn trên thị trường tiền điện tử hỗ trợ đòn bẩy lên tới 125 lần. Thông thường, đòn bẩy cao sẽ mở ra khả năng biến động giá lớn.
Nhà phân tích giải thích, hợp đồng mở giảm ngụ ý rằng hiện có ít vị thế đòn bẩy hơn trên thị trường. Đối với xu hướng trung hạn của BTC, ông cho rằng đây là một tín hiệu tốt.
“Liệu thị trường có dùng đòn bẩy quá mức? Phạm vi $ 12k là vô cùng tàn bạo. Các trader Bitcoin đã thanh lý hơn một tỷ đô la khi tiếp cận mức này. Do đó, các trader đã cẩn trọng hơn trong việc sự dụng đòn bẩy, đây là một tín hiệu tốt cho Bitcoin.”
Chỉ số on-chain chính cho thấy thị trường không còn quá nóng
Các chỉ số on-chain có thể hữu ích trong việc đánh giá tâm lý xung quanh thị trường Bitcoin bằng cách phân tích hoạt động của các địa chỉ ví và lợi nhuận.
Chỉ số net MPL của Bitcoin | Nguồn: Byzantine General
Theo chỉ số net MPL mà nhà phân tích trích dẫn, thị trường Bitcoin đã bớt nóng hơn so với trước đây. Tương tự như các chu kỳ tăng trước đó, nhà phân tích cho biết chỉ số này đã thiết lập lại một lần nữa.
“Chỉ số net MPL cho thấy thị trường không còn quá nóng. Gần đây, nó đã thiết lập lại. Vùng màu đỏ là vùng mua tuyệt vời. Khi chúng ta nhìn vào đợt tăng giá trước đó vào năm 2017, chúng ta có thể thấy rằng những lần chỉ số này chuyển từ màu đỏ sang màu xanh là những bước ngoặt giúp động lượng tăng trở lại.”
Chỉ số tham lam và sợ hãi của tiền điện tử cũng cho thấy rằng tâm lý thị trường đã trở nên trung lập sau sự phục hồi gần đây của BTC (giá trị cao hơn cho thấy thị trường đang quá nóng).
Chỉ số fear & greed | Nguồn: alternative.me
Các nguyên tắc cơ bản đang được củng cố
Về cốt lõi, Bitcoin là một mạng lưới blockchain phi tập trung được duy trì bằng sức mạnh tính toán do các thợ đào đóng góp. Do đó, hashrate thường được coi là một số liệu quan trọng để đánh giá sức mạnh cơ bản của blockchain.
Chỉ báo Hash ribbon của Bitcoin | Nguồn: TradingView.com
Chỉ báo hash ribbon xuất hiện khi các thợ đào trải qua giai đoạn đầu cơ, nơi họ bán một lượng lớn Bitcoin. Mặc dù việc bán tháo ban đầu gây áp lực bán lên BTC, nhưng sau đó, BTC có xu hướng phục hồi. Nhà phân tích nói:
“Chúng ta hãy xem xét một số nguyên tắc cơ bản. Hash ribbon gần đây đã đưa ra 2 tín hiệu mua liên tiếp. Những tín hiệu này xảy ra trong lần phục hồi đầu tiên sau khi thợ đào đầu hàng. Chi phí sản xuất bitcoin hiện đang ở mức xanh. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là các thợ đào có khả năng bị lỗ. Có thể nó không trực quan lắm, nhưng về mặt lịch sử mà nói, đây là cơ hội mua hiếm có.”
- Các chỉ số kỹ thuật cho thấy giá XRP có nhiều chỗ để tăng
- Nhà phân tích on-chain hàng đầu: Bitcoin có xu hướng tách biệt khỏi thị trường truyền thống
SN_Nour
Theo Cointelegraph