Liệu DeFi có làm sụp đổ nền kinh tế tiền điện tử giống như cách mà CDO đã làm trong cuộc khủng hoảng 2007?

Updated: 28/09/2020 at 6:00

Tài chính phi tập trung (Defi) đã trở thành hiện tượng trong vài tháng qua và giá token của nó là một minh chứng cho sự phấn khích. Nhưng trong khi mục tiêu của Defi là một thế giới tài chính không chịu sự quản lý của chính quyền, một thế giới được quản lý thông qua các hợp đồng thông minh hiệu quả và liền mạch nhưng vận hành thông qua các loại tiền kỹ thuật số. Trên thực tế, nó có thể không đạt được mục tiêu cao cả này và kết thúc giống như một trong những những thử nghiệm tài chính tồi tệ nhất trong thế kỷ – CDO.

CDO là nghĩa vụ nợ thế chấp hoặc chứng khoán nợ đóng gói, phần lớn là từ các khoản thế chấp do ngân hàng phát hành, được đầu tư bởi các công ty đầu tư và bán cho các nhà đầu tư. Cơ sở cho toàn bộ thị trường CDO là thị trường nhà đất tại Mỹ. Khi thị trường nhà đất sụp đổ, tức là khi chủ sở hữu của ngôi nhà không trả được phí, kim tự tháp đã sụp đổ, kéo theo cả hệ thống đi xuống. Theo ước tính của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng Hoa Kỳ và châu Âu đã mất hơn 1.000 tỷ đô la vì chủ yếu đặt cược vào các tài sản nguy hiểm và từ các khoản cho vay khó đòi từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009.

Những gì đang xảy ra trong thế giới DeFi khá giống với những gì đã xảy ra cách đây một thập kỷ với CDO. Richard Red, trưởng nhóm Nghiên cứu và Chiến lược tại Decred nói rằng, bởi vì DeFi đã có một số hoạt động tấn công nổi tiếng, nên có một lượng lớn sự chú ý dành cho không gian này. Sự chú ý này đang tập trung vào lỗ hổng trong các hợp đồng thông minh của nhiều giao thức và nhấn mạnh rằng hệ thống không đáng tin cậy lắm.

“Tình huống này có rất nhiều điểm tương đồng với các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ nợ thế chấp, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 (sự phức tạp ẩn chứa rủi ro)“.

So sánh DeFi với CDO, chúng ta thấy một mô hình chung đang nổi lên.

CDO được đóng gói và tái đóng gói là sản phẩm tài chính mới nhất trên thị trường, cho phép tất cả các bên tham gia vào việc tạo ra và di chuyển nợ. Tại đây, các công ty đã xây dựng các đợt gánh nợ dựa trên khả năng nó được trả lại. Những thứ khó có thể được trả lại được gắn nhãn là ‘cho vay dưới chuẩn’.

Các cơ quan đánh giá, mặc dù đánh giá các khoản nợ kém nhưng đánh giá cao các khoản nợ gộp thành nhiều đợt. Những đợt này được bán cho các nhà đầu tư tổ chức và bán lẻ hàng ngày. Về cơ bản là thế này – nếu chủ nhà trả lãi đều đặn, mọi người đều kiếm tiền, nếu họ không trả lãi đều đặn thì không ai kiếm tiền.

DeFi cũng có hào quang ‘bao trùm’ xung quanh nó, đưa mọi loại hình công ty tài chính vào không gian – từ người cho vay đến người đi vay đến công ty bảo hiểm. Tập hợp nhiều người lại trong một hệ thống dẫn đến thu lợi nhuận, Red giải thích.

“Ở mức tổng hợp, mức độ mà người dùng DeFi xâu chuỗi các giao thức và hợp đồng thông minh khác nhau với nhau cũng phải dẫn đến một số rủi ro hệ thống, vì mỗi hợp đồng thông minh dựa vào các yếu tố đầu vào từ các hợp đồng thông minh khác để hoạt động theo cách có thể dự đoán được”.

Với động cơ thu lợi nhuận, càng có nhiều người tham gia và dẫn đến nhiều khả năng sai sót trong hệ thống được phát hiện. Red gợi ý rằng “các giao thức mới” đang được nâng cao vì sự vội vàng này và đôi khi chúng “có thể không được tin cậy trong mọi trường hợp.”

Tương tự như những gì đã xảy ra với CDO, với một số ngân hàng thu được lợi nhuận từ nó, nhiều ngân hàng khác quyết định nhảy vào. Điều này tạo ra một cơn sốt khi chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp trở thành “một thứ mới”. Vì sự vội vàng này, ngay cả những ngân hàng lâu đời hơn cũng không thể tìm ra cách quản lý chứng khoán nợ và xem xét liệu chúng có được hoàn trả tại lại hay không. Khoảng trống thông tin này cuối cùng đã tạo nên bong bóng.

“Sự phức tạp là kết quả của sự tương tác của tất cả các giao thức mới này, có nghĩa là rất khó để các chuyên gia biết chính xác điều gì đang xảy ra, và những điều bất ngờ khó giải thích xảy ra khá thường xuyên”.

Mặc dù vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, nhưng tốc độ phát triển của hệ sinh thái DeFi đang bắt đầu phát triển không cân đối. Việc vội vàng chốt lời sẽ chỉ thu hút nhiều người hơn, gây áp lực lên các tổ chức hiện tại để cung cấp các sản phẩm có cấu trúc kém có thể đáp ứng nhu cầu.

Ông Giáo

Theo AMBCrypto

Được đề cập trong bài viết
Bình luận
Đang tải
Mới cập nhật

Vốn hóa thị trường crypto đã đạt mức cao kỷ lục lên đến 4 nghìn tỷ đô la vào tháng 7. Cùng thời điểm đó, tỷ lệ thống trị của Bitcoin giảm xuống chỉ còn 61,5%, mức thấp nhất kể từ tháng 4. Các nhà phân tích nhìn nhận đây... ...

Ethereum (ETH) đã có một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, vượt qua mức 3.600 đô la và đạt mức cao nhất trong năm tháng qua, đồng thời đang tiếp tục xu hướng phục hồi với kỳ vọng giá sẽ còn tăng cao hơn nữa. Với việc ETH chính thức bước... ...

Trong một bài đăng gần đây trên nền tảng X, nhà phân tích nổi tiếng Ali Martinez đã chỉ ra một chỉ báo quan trọng đối với XRP: Tỷ lệ MVRV vừa tạo ra một điểm giao cắt đáng chú ý. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý... ...

Trader nổi tiếng Peter Brandt gần đây đã chia sẻ một số phân tích và dự đoán đáng chú ý về Stellar (XLM), altcoin đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng tiền điện tử. XLM, đồng tiền điện tử đã có một trong những mức tăng... ...

Trong thế giới tiền điện tử, những biến động mạnh mẽ và cơ hội không ngừng xuất hiện là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, vào cuối tuần này, chúng ta sẽ cùng khám phá sâu hơn về bốn “gã khổng lồ” Ethereum, XRP, Cardano, Solana và một tân... ...

Trong 24 giờ qua, giá Chainlink (LINK) đã tăng gần 10%, thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ cộng đồng crypto. Khi bức tranh pháp lý dần sáng tỏ, LINK đang từng bước khẳng định vị thế là cầu nối chiến lược giữa nền tài chính truyền thống và... ...

Với những bước đi không hề dễ dàng, Binance Coin (BNB) đã quay lại mức giá trên 700 đô la, sau khi vượt qua ngưỡng này và đạt mốc 737 đô la vào ngày 17 tháng 7, ghi nhận mức tăng khiêm tốn 2,3% trong một ngày. Mặc dù mức... ...

Trong thời gian gần đây, XRP đã khiến cộng đồng tiền điện tử xôn xao khi phá vỡ mức giá cao nhất mọi thời đại của mình và đạt 3,65 đô la. Đây là một bước ngoặt quan trọng sau nhiều năm chờ đợi, đánh dấu sự bứt phá mà... ...

Giá Solana (SOL) tiếp tục leo dốc mạnh mẽ trong phiên giao dịch thứ Sáu, vượt ngưỡng $183 sau khi tăng gần 15% chỉ trong một tuần. Động lực tăng giá được củng cố rõ rệt khi hợp đồng mở (OI) của SOL đạt đỉnh kỷ lục 9,71 tỷ USD... ...

Dogecoin (DOGE), Shiba Inu (SHIB) và Pepe (PEPE) bứt phá mạnh mẽ trong phiên giao dịch thứ Sáu, nối dài chuỗi ngày tăng giá ấn tượng khi thị trường tiền điện tử hồi sinh mạnh mẽ, với Bitcoin (BTC) duy trì vững vàng trên ngưỡng $120.000. Tâm lý nhà đầu... ...

Xem thêm bài viết

Chọn chế độ hiển thị:
Bình thường Bảo vệ mắt Dark Mode