1. WWF sử dụng Blockchain để chấm dứt nạn đánh bắt cá trái phép và sử dụng nô nệ để khai thác cá ngừ
Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã thông báo chính thức trên trang Web rằng tổ chức này sẽ sử dụng công nghệ Blockchain để chấm dứt nạn khai thác trái phép và sử dụng nô lệ trong ngành công nghiệp cá ngừ. Công nghệ này có thể giúp người mua biết được liệu nhà sản xuất có vi phạm pháp luật hay lạm dụng quyền con người hay không bằng cách dùng chiếc điện thoại thông minh của họ để quét một mã QR. Tổ chức WWF của Australia, Fiji và New Zealand đã hợp tác với đội ngũ các công ty như công ty công nghệ Blockchain – ConsenSys, công ty công nghệ chuyên truy xuất nguồn gốc hải sản TraSeable, và công ty sản xuất và đánh bắt cá ngừ Sea Quest Fiji Ltd. Dự án tập chung vào ngành công nghiệp cá ngừ ở Quần đảo Thái Bình Dương.
2. Bảo hiểm phi tập chung có thể là bước tiếp theo
Bee Token, một công ty khởi nghiệp đang cố gắng phân quyền Airbnb, và một diễn đàn dịch vụ tài chính WeTrust đã hợp tác với nhau để phân quyền bảo hiểm. Hai công ty khởi nghiệp có trụ sở tại San Francisco này sẽ thực hiện mục tiêu bằng việc tạo ra “một lớp bảo hiểm phân quyền dựa trên nền tảng “outsourcing”* các khoản tiền bảo chứng”. Đối tượng khách hàng của dự án này là những người đã tham gia vào mạng lưới tiền số. Tuy nhiên, đây không phải là những công ty duy nhất tin tưởng công nghệ Blockchain có thể cách mạng hoá nền công nghiệp bảo hiểm. Ken Mackle – Giám đốc Phát triển Chiến lược của Ageas tại Anh, cho biết công nghệ này có thể cắt giảm chi phí hành chính lên đến 30%, bằng cách cải thiện quy trình giao dịch. Mackle cũng là đại diện của B3i, một dự án khác muốn sử dụng công nghệ Blockchain để cải tiến ngành công nghiệp bảo hiểm.
3. Một trong những diễn đàn thương mại điện tử lớn nhất Hàn Quốc đang bổ sung thêm 12 loại tiền số, bao gồm cả Bitcoin
Một trong những diễn đàn thương mại điện tử lớn nhất của Hàn Quốc, WeMakePrice, tuyên bố sẽ bổ sung thêm 12 loại tiền số vào nền tảng thanh toán OnThePay. Một số đồng tiền số trong đó bao gồm Bitcoin, Ethereum và Litecoin. Diễn đàn, Wemepu, cũng đang hợp tác với sàn giao dịch tiền số lớn nhất nước này là Bithumb. Đây là lần đầu tiên một diễn đàn thương mại điện tử tầm cỡ như vậy đưa ra phương thức thanh toán bằng tiền số. Tuy nhiên, khi nhìn từ khía cạnh hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn đều có cổ phần trong các công ty tiền số, thì điều này cũng không có gì bất ngờ.
4. Doanh nghiệp đồ điện tử Yamada của Nhật Bản chấp nhận thanh toán bằng tiền số
Doanh nghiệp hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất của Nhật Bản – Yamada Denki – đã hợp tác với Bitflyer và hiện nay đang thử nghiệm phương thức thanh toán bằng Bitcoin trong các cửa hàng của mình. Việc áp dụng này sẽ diễn ra từ từ, khởi đầu với hai cửa hàng tại Nhật Bản. Sau đó nó sẽ mở rộng ra khắp cả nước. Một trong hai cửa hàng đầu tiên sẽ nằm ở một khu kinh doanh của Tokyo, cái còn lại được đặt ở khu vực thường xuyên có khách du lịch. Theo một thông báo của công ty, cuộc thử nghiệm sẽ bắt đầu vào ngày 27 tháng Một. Công ty hi vọng sẽ giúp mọi người hiểu và sử dụng Bitcoin nhiều hơn. Mỗi tài khoản cá nhân có mức giới hạn thanh toán là 300.000 Yên (2.760 đô).
*Crowdsourcing là hình thức giao công việc đó cho một cộng đồng hoặc một nhóm người, thông qua một “lời kêu gọi” để tất cả có thể cùng đóng góp thực hiện công việc đó
Xem thêm:
Theo Tapchibitcoin.vn