Trong vài năm gần đây, Ethereum đã thống trị không gian với tư cách là blockchain hợp đồng thông minh thực tế duy nhất trên hành tinh. Những người sử dụng blockchain hoặc đang phát triển các ứng dụng không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận các thuộc tính kỹ thuật và đặc tính của hệ thống Ethereum. Ít nhất Ethereum là một bước nhảy vọt về mặt kỹ thuật so với Bitcoin và nhanh hơn đáng kể, mặc dù nó đã và vẫn phức tạp hơn nhiều.
Tuy nhiên, hiệu suất đang dần không đáp ứng đủ nhu cầu. Càng có nhiều người dùng và ứng dụng đến với Ethereum thì blockchain càng tắc nghẽn do thiếu thông lượng.
TPS trung bình của 5 “kẻ hủy diệt Ethereum” trong 30 ngày
Tất nhiên, đây là động lực chính cho mọi “kẻ hủy diệt Ethereum”, những blockchain layer 1 cạnh tranh tập trung vào hiệu suất tốt hơn (cả về giá cả và thông lượng) và thậm chí tốt hơn các giao thức layer 1 của Ethereum. Việc nhấn mạnh vào layer 1 là rất quan trọng vì sự vận động của hệ sinh thái Ethereum là phát triển các blockchain layer 2 giúp cải thiện đáng kể hiệu suất của trải nghiệm người dùng.
Bài viết này sẽ phân tích 5 kẻ hủy diệt Ethereum – Avalanche, Binance Smart Chain BSC, Fantom, Polygon, Solana – và tính toán số liệu giao dịch trung bình mỗi giây (TPS) trong khoảng thời gian 30 ngày để so sánh với Ethereum.
Các phép tính được thực hiện dựa trên dữ liệu từ trình khám phá khối cho mỗi blockchain. Để tính số lượng giao dịch mỗi giây, chúng ta sẽ lấy số lượng giao dịch mỗi ngày chia cho 86.400 (số giây mỗi ngày).
#1. Avalanche
Số lượng giao dịch hàng ngày trên C-Chain Avalanche | Nguồn: snowtrace.io
Avalanche có công nghệ được xây dựng trên Ethereum Virtual Machine (EVM), sản xuất khối đầu tiên vào ngày 24/9/2020. Mức độ phổ biến của hệ thống thực sự bùng nổ vào giữa tháng 8, gần một năm sau đó. Theo trang web chính thức của dự án Avalanche, mạng có thể thực hiện hơn 4500 giao dịch mỗi giây. Tuy nhiên, tính toán cho thấy số lượng giao dịch trung bình mỗi giây trong 30 ngày qua là 8,21 TPS.
#2. BSC
Số lượng giao dịch hàng ngày trên Binance Smart Chain | Nguồn: snowtrace.io
Kẻ tiêu diệt thứ hai trong phân tích này là Binance Smart Chain (BSC), cũng được xây dựng trên EVM Ethereum. Theo Binance, block time của BSC là khoảng 3 giây, có nghĩa là blockchain sẽ có thể xử lý khoảng 160 TPS. Thông lượng trung bình thực tế trong 30 ngày qua khá gần với con số chính thức, vì tính được mức trung bình là 70 TPS.
#3. Fantom
Số lượng giao dịch hàng ngày trên Fantom | Nguồn: snowtrace.io
Theo trang web của dự án, Fantom là “nền tảng hợp đồng thông minh mã nguồn mở, tốc độ nhanh, thông lượng cao dành cho tài sản kỹ thuật số và ứng dụng phi tập trung”. Blockchain này được cho là có khả năng đạt 4000 TPS, nhưng phân tích cho thấy Fantom phân phối trung bình 13 giao dịch mỗi giây trong 30 ngày qua.
#4. Polygon
Số lượng giao dịch hàng ngày trên chuỗi PoS Polygon | Nguồn: snowtrace.io
Ở vị trí thứ tư là Polygon, một sidechain với Ethereum. Sẽ hơi cường điệu khi gọi Polygon là kẻ hủy diệt Ethereum vì dự án có liên quan chặt chẽ với blockchain hợp đồng thông minh hàng đầu. Công nghệ của Polygon được xây dựng dựa trên EVM Ethereum và nền tảng cũng đang phát triển, mua lại các blockchain layer 2 của Ethereum.
Polygon Network được cho là có thể xử lý 6500 đến 7200 TPS. Phân tích cho thấy thông lượng trung bình thực tế trong 30 ngày qua là 53 TPS.
Số lượng giao dịch trên Polygon
#5.Solana
Số lượng giao dịch hàng ngày trên Ethereum | Nguồn: snowtrace.io
Solana có lẽ là kẻ hủy diệt Ethereum mạnh nhất trong số những cái tên trên. Mạng trở nên đặc biệt phổ biến trong giới sưu tập NFT. Blockchain này tự hào có thông lượng cao tới 50.000 TPS. Trong trường hợp của Solana, không thể tải xuống dữ liệu trong khoảng thời gian 30 ngày. Các trình khám phá khối Solana khác nhau hiển thị thống kê giao dịch trực tiếp, giao dịch tích lũy và thông lượng hiện tại. Những thống kê này cho thấy hệ thống Solana xử lý khoảng 1500 đến 2500 TPS. Mặc dù đây là một con số rất tích cực nhưng chưa thể đạt mục tiêu 50.000 TPS đã đề ra.
Vậy còn Ethereum thì sao? Nền tảng hợp đồng thông minh hàng đầu cho biết có thể xử lý 14 giao dịch mỗi giây. Trên thực tế, nó hoạt động ở mức tối đa mọi lúc và tình trạng này đã xảy ra trong một thời gian dài.
Có thể lập luận rằng “những kẻ hủy diệt Ethereum” không hoạt động với công suất tối đa tương ứng của chúng. Nhưng điều đó sẽ dần trở nên không đúng với Avalanche và BSC vì đây là những hệ sinh thái ngày càng phổ biến với nhiều ứng dụng và có rất nhiều người dùng.
Thông lượng không phản ánh được trải nghiệm người dùng
Cũng cần phải chỉ ra rằng thông lượng giao dịch không giống như tốc độ xử lý giao dịch (TTF). TTF quan trọng hơn nhiều đối với trải nghiệm người dùng. Ví dụ, mặc dù Avalanche xử lý trung bình 8,21 giao dịch mỗi giây và Ethereum xử lý 14 TPS, TTF trên Avalanche chưa đầy 1 giây nhưng Ethereum hơn 20 giây.
“Những kẻ hủy diệt Ethereum” có nhanh hơn Ethereum không? Có, đặc biệt là khi nói đến trải nghiệm người dùng chứ chưa kể đến phí mạng. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta nên ngừng tập trung quá nhiều vào các số liệu hiệu suất đã hứa và bắt đầu xem xét hiệu suất thực cũng như trải nghiệm người dùng.
Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn
- 10 NFT đắt giá nhất trong năm 2021 (cập nhật)
- 67% holder ETH vẫn có lãi nhưng đây là điều gây áp lực cho giá
- OpenSea bị tấn công front-end, 332 ETH bay màu
Đình Đình
Theo Cryptoslate