Quyền tự do là một quyền lợi thiết yếu của con người nhưng chân lý này đã không được công nhận trong suốt nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, hiện tại ta đang có cơ hội lấy lại ý nghĩa ban đầu của nó và chấm dứt các hoạt động khai thác toàn trị.
Tự do ngôn luận hiện đang chìm trong thời kỳ đen tối khi các quốc gia bị đàn áp phải chịu sự cô lập của toàn thế giới và bất lực trong chính trị, do đó sẽ bị hạn chế hoàn toàn với việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông độc lập và hợp pháp. Các quốc gia như Iraq, Turkmenistan, Guinea Xích đạo và Triều Tiên là những ví dụ điển hình về các chính phủ không cho phép bất kỳ sự phản kháng chế độ nào của họ và những hành động đó thường bị trừng phạt bởi pháp luật – không cho phép truyền thông nước ngoài và hạn chế truy cập internet đối với công dân của họ.
Đây là thời điểm quan trọng mà mọi người trên khắp thế giới cần phải lựa chọn – hoặc chọn một con đường với các chính sách tập trung hóa nơi các tương tác của chúng ta bị giám sát và kiểm soát, hoặc lựa chọn sự phi tập trung hóa ủng hộ các quyền và tự do thiết yếu.
Vai trò của công nghệ trong tất cả những điều này có phần nghịch lý; một số hệ thống có thể hoạt động như các công cụ kiểm soát cho chính phủ hoặc công ty, trong khi những hệ thống khác đặt quyền lực nhiều hơn vào tay công dân.
Ví dụ, chính phủ Trung Quốc, đã trải qua một bài học sương máu. Việc theo dõi và phân tích từng công dân và luôn kiểm soát chặt chẽ từng hành vi, từng địa điểm, tài chính và giao tiếp đã gây thiệt hại cho họ. Như một giọt nước tràn ly, vào năm ngoái khi các nhà hoạt động xã hội tại Trung Quốc bắt đầu sao chép các bài đăng trên blog #MeToo, điều này đã gây ra sự bùng nổ nghiêm trọng trong chính phủ dẫn đến các bài đăng này bị xóa.
Để đáp lại, các nhà hoạt động xã hội đã chuyển sang blockchain Ethereum và có thể in vĩnh viễn câu chuyện của họ lên một sổ cái được quản lý trên toàn cầu, có thể dễ dàng xem được trên nhiều block explorer. Một sinh viên Trung Quốc tóm tắt sức mạnh đột phá của blockchain với sự thách thức trong phần bình luận của bài đăng hiện đang bị xóa trên WeChat, nói rằng:
“Không có lỗi 404 trên blockchain”.
Xóa bỏ sự kiểm duyệt thông qua các giải pháp dựa trên blockchain
Theo khía cạnh nào đó, để có được sự tự do trong ngôn luận hiệu quả, nó phải tuân theo hai quy tắc cơ bản.
- Nội dung đã gửi có thể được can thiệp bởi một bên thứ ba.
- Nội dung cần phải có khả năng chống giám sát, đặc biệt là để tránh sự trả thù chính trị đối với các bài đăng gây tranh cãi.
Blockchain có thể đáp ứng cả hai điều kiện này.
Bất kỳ nội dung nào được lưu giữ trên blockchain đều không thể bị kiểm duyệt, do bản chất của lưu trữ dữ liệu phi tập trung: có vô số bản sao của dữ liệu gốc tồn tại để ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp nào có thể ập đến. Bằng cách thưởng cho các miner để chạy cơ sở hạ tầng của mình, blockchain cũng đẩy lùi mọi thể loại giám sát. Đối với các công ty hoặc người dân, họ có thể phải áp lực, chịu sự đe dọa hoặc mua chuộc để có quyền truy cập. Còn với hàng ngàn miner ẩn danh thì chuyện đó không thể xảy ra.
Blockchain trong bỏ phiếu điện tử và phòng chống gian lận cử tri
Các hệ thống bỏ phiếu điện tử đã có từ những năm 60, nhưng chúng vẫn đang vật lộn với ứng dụng toàn cầu như một phần của các cuộc bầu cử lớn. Với sự phát triển công nghệ mới nhất, blockchain cũng có thể là giải pháp bỏ phiếu điện tử đang được mong đợi. Bằng cách trao quyền cho blockchain trở thành một phần không thể thiếu trong các cuộc bỏ phiếu điện tử, mọi người sẽ an tâm sử dụng các quyền tự do không thể phá bỏ của mình để bỏ phiếu và bầu cử công bằng, không thiên vị.
Các cuộc bầu cử chính phủ trên quy mô toàn cầu đang phải đối mặt với sự nhạy cảm và đe dọa an ninh đối với vấn đề liêm chính trong bầu cử. Bỏ phiếu giấy vẫn là hình thức bỏ phiếu phổ biến nhất trên toàn thế giới. Đây là phương pháp ít bị ảnh hưởng nhất bởi các cuộc tấn công mạng nhưng rất dễ xảy ra lỗi và gian lận đến từ các cá nhân bầu cử.
Khiến mọi người bỏ phiếu là một thách thức quan trọng khác trong bầu cử. Trên toàn cầu có khoảng 230 triệu cử tri đủ điều kiện nhưng không được đăng ký để bỏ phiếu, và có cả những người được đăng ký nhưng vẫn vẫn không thể tham gia. Có nhiều lý do cho điều này, bao gồm sự thiếu sót trong nhận dạng danh tính và quyền truy cập vào các phòng bỏ phiếu cho cử tri cũng như sự thờ ơ và mất lòng tin của người dân đối với hệ thống chính trị. Thật không may, những vấn đề này không chỉ xảy ra ở các quốc gia bất ổn về chính trị hoặc thiệt thòi về kinh tế.
Bỏ phiếu online được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain rất hấpdaanx vì khả năng tiếp cận và tính toàn vẹn mà nó có thể mang lại cho các cuộc bầu cử. Thuộc tính cơ bản của blockchain – tính bất biến, trách nhiệm và bảo mật – đã thúc đẩy lực lượng của công nghệ duy trì sự an toàn cho các hồ sơ đăng ký cử tri và ghi phiếu bầu. Trong một hệ thống như vậy, dữ liệu biểu quyết được nhập vào các khối được đóng dấu thời gian, mã hóa và “bị khóa” để ngăn chặn các vụ giả mạo và xử lý trái phép. Các thông tin không thể bị mất và không có trung gian nào cho các cuộc tấn công mạng như xóa cơ sở dữ liệu hoặc từ chối các cuộc tấn công dịch vụ (DDoS). Mạng ngang hàng về cơ bản cung cấp một cơ chế xác thực bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu bị khóa trong mỗi khối. Để ngăn chặn âm mưu gian lận của cử tri, ứng dụng bỏ phiếu có thể sử dụng một số phương pháp xác định và xác thực trước khi bỏ phiếu.
Một lối thoát cho tình trạng lạm phát ở Venezuela
Venezuela đã chứng kiến đồng tiền của mình trở nên vô giá trị sau khi trải qua một trong những giai đoạn siêu lạm phát tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II. Khoảng hai triệu người Venezuela đã di cư sang các nước khác, vì các mặt hàng thiết yếu như giấy vệ sinh và thuốc đã trở nên “đắt cắt cổ” và tỷ lệ tội phạm đang tăng vọt. Người Venezuela đang sử dụng Bitcoin để trao đổi đồng bolivar của họ, vốn đang bị mất giá vĩnh viễn do siêu lạm phát.
Bitcoin có thể làm cho các chế độc quyền tài chính những điều mà internet đã làm cho các chế độ độc quyền thông tin – loại bỏ hoặc phá hủy chúng.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dự báo lạm phát của quốc gia này sẽ đạt 1,000,000% vào cuối năm nay, trong khi chi phí đã leo thang 46,000%. Đó là lý do tại sao Bitcoin có vai trò như một lối thoát, cho họ cơ hội lưu trữ tiền của mình khỏi bàn tay của chính phủ, do đó sẽ phần nào chống lại lạm phát đang bùng nổ. Họ cũng được phép giao dịch và nhận tiền trên toàn thế giới.
Bitcoin và các tài sản tiền điện tử khác phù hợp nhất ở các quốc gia nơi mọi người không còn có thể đặt niềm tin vào các cơ quan chính phủ hoặc hệ thống ngân hàng. Số lượng người đã sử dụng tiền điện tử là khoảng 40 triệu, tương đương 0.5% dân số thế giới. Nhưng vào năm 2013, có khoảng 2.6 tỷ người đã sống dưới chế độ tàn bạo – đó là cơ hội lớn cho Bitcoin và các tài sản khác ổn định trạng thái tài chính của chúng.
Người sáng lập BSV, và tự cho mình là nhà sáng lập Bitcoin, Craig Wright cũng đã xác định blockchain có thể trao quyền tự do cho công nhân nông nghiệp bán cây trồng, đất đai, cá và các tài sản khác của họ mà không bị các tổ chức chính phủ hoặc các tập đoàn nông nghiệp lớn can thiệp.
“Hãy coi chúng ta là ngư dân nghèo trở lại với một vụ mùa bội thu, và chúng tôi muốn bán chúng ở thị trường tốt nhất với giá tốt nhất. Bitcoin cho phép bạn làm điều đó. Thay vì có một thị trường tập trung và có người trung gian bán hàng hóa của bạn, thì khi sử dụng các tool hỗ trợ blockchain, bạn sẽ có thể có được các thông tin để tìm kiếm thị trường với giá tốt nhất, tính chi phí nhiên liệu để đến đó và cuối cùng bán tài sản của bạn trực tiếp cho khách hàng trả giá cao nhất”.
Sự tiến bộ của công nghệ – với các khả năng giải phóng, không hề bị ràng buộc – đồng nghĩa với việc chúng ta có nghĩa vụ phải ngừng nhìn vào các chính sách đàn áp nhằm hạn chế tự do ngôn luận và báo chí. Được quyền đưa ra ý kiến và báo cáo mà không phải chịu án phạt là một phương pháp mà nhiều quốc gia với quyền tự do ngôn luận mạnh mẽ đang lựa chọn. Công nghệ blockchain có khả năng mở rộng sự tự do đến với nhiều người khác.
- Cha đẻ blockchain ca ngợi Electroneum, so sánh tính bảo mật với blockchain của Bitcoin
- Tích hợp thanh toán blockchain trong ứng dụng nhắn tin có lợi cho tiền điện tử không?
- Khả năng mở rộng Blockchain: Thách thức hiện tại và giải pháp tiềm năng
Huyền Đinh
Tạp chí Bitcoin | Dailyhodl