Ripple Labs đã chi 690.000 đô la để vận động hành lang ở Hoa Kỳ vào năm 2020, nhưng điều này vẫn không cứu được công ty khỏi vụ kiện từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC).
CEO Ripple Brad Garlinghouse
Theo các tiết lộ bắt buộc cho năm 2020, chương trình vận động hành lang của Ripple đã vượt xa các công ty khác trong không gian tiền điện tử. Coinbase, sàn giao dịch tiền điện tử đầu tiên trên thế giới sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng, đã chi 230.000 đô la trong cùng năm, trong khi các sàn giao dịch khác như Binance.US, Gemini và Kraken không báo cáo bất kỳ khoản chi tiêu nào cho vận động hành lang.
Tuy nhiên, chi tiêu của Ripple vào vận động hành lang là tương đối nhỏ so với những gã khổng lồ của Big Tech. Ví dụ, Facebook đã chi hơn 5 triệu đô la chỉ trong quý 4 năm 2020.
Hiệp hội Diem, trước đây được gọi là Hiệp hội Libra, đã báo cáo không có hoạt động vận động hành lang nào trong năm 2020, bất chấp các cuộc đấu tranh lớn của nhà phát hành stablecoin tiềm năng với các nhà quản lý. Trong quá khứ, hiệp hội đã ký hợp đồng với công ty luật Skadden ở Washington, D.C. Trong khi Hiệp hội Diem liên tục hạ thấp mối quan hệ của mình với Facebook, gã khổng lồ mạng xã hội vẫn duy trì một hợp đồng trị giá 200.000 đô la với các nhà vận động hành lang tại FS Vector trong năm 2020 để tập trung vào các vấn đề blockchain.
Ripple cũng là một khách hàng FS Vector. Nửa đầu năm 2020, Ripple đã tạm dừng hoạt động của đội vận động hành lang nội bộ để chuyển hợp đồng sang các công ty luật chuyên nghiệp.
Các hoạt động vận động hành lang mà Ripple tài trợ chủ yếu nhằm vào luật như Đạo luật phân loại token và Đạo luật trao đổi hàng hóa kỹ thuật số. Các phần luật này đặt ra các quy tắc mới về tài sản kỹ thuật số có phải là chứng khoán hay không.
Các câu hỏi về luật chứng khoán và tiền điện tử rõ ràng là rất quan trọng đối với mô hình kinh doanh của Ripple. Từ lâu, công ty đã phải đối mặt với các câu hỏi liệu XRP có phải là một chứng khoán hay không. Những câu hỏi này lên đến đỉnh điểm khi SEC đệ đơn kiện Ripple Labs vào cuối tháng 12 năm 2020. Trong đơn khiếu nại của mình, SEC cáo buộc “phần lớn doanh thu của Ripple đến từ việc bán XRP, và Ripple dựa vào doanh số bán hàng đó để tài trợ cho hoạt động của mình.”
Cách làm của Ripple khá giống với Uber và Grab, các nền tảng gọi xe này hoạt động với phương châm tiến về phía trước để chiếm thị phần, giải quyết luật sau bằng cách vận động hành lang. Bởi nếu đợi luật ra đời xong xuôi thì đã quá muộn để cạnh tranh hoặc quá tốn kém để giành lại thị phần. Đặc biệt là những ngành nghề kinh doanh mới nằm trong “vùng xám” với luật pháp chưa rõ ràng.
- Cựu thành viên hội đồng quản trị Ripple trở thành giám đốc OCC của chính quyền Biden
- Ripple nuôi hy vọng vào chính quyền Biden trong khi Jed McCaleb tiếp tục bán phá giá XRP
Thạch Sanh
Theo AZCoin News