Trang chủ Tạp chí Tin tức Bitcoin (BTC) Bài 2: Cuộc cách mạng Satoshi – Không cần lòng...

Bài 2: [Series] Cuộc cách mạng Satoshi – Không cần lòng tin

Cách mạng Satoshi: Cuộc cách mạng của hi vọng

Xem thêm :Lời dạo đầu

Chương 1: Vấn đề bên thứ ba được ủy thác

Phần 1 – Mục 1: Lắng nghe quá khứ – Không cần lòng tin

Mục 1: Hệ thống trustless là gì?

(*Trustless nguyên gốc nghĩa là không đáng tin cậy – nhưng trong tiếng anh, hậu tố – less thể hiện sự phủ định, theo ý tác giả, nghĩa là “không cần lòng tin”. Bitcoin trên thực tế là một hệ thống không cần lòng tin – vì bạn không cần lòng tin vào đối phương để thực hiện giao dịch. Bài viết sẽ giải thích lí do tại sao lòng tin không cần thiết trong các giao dịch bitcoin).

“Vấn đề cốt lõi với tiền tệ truyền thống là cần có lòng tin giữa hai bên giao dịch. Bạn phải tin tưởng là ngân hàng trung tâm sẽ không làm mất giá đồng tiền, nhưng nhìn lại quá khứ có thể bắt gặp vô số lần ngân hàng phụ lại lòng tin của chúng ta. Ngân hàng cần giữ chứ tín khi giữ tiền và giao chuyển nó, nhưng cuối cùng, ngân hàng lại dùng tiền đó để cho vay và dự trữ lại quá ít. Chúng ta phải đặt sự riêng tư của mình vào tay họ, hi vọng họ không để những tên trộm danh tính tha mất tài khoản của mình” – “Satoshi Nakamoto

Một hệ thống trustless sẽ không phụ thuộc vào các bên tham gia giao dịch, vì không ai biết liệu họ sẽ tử tế hoặc ý đồ bất chính với tiền bạc. Hệ thống này sẽ hoạt động tương tự, nhưng không cần để ý đến ý đồ của từng bên. Công nghệ blockchain, một giao thức ngang hàng minh bạch và bất di bất dịch. Mục đích tốt và xấu của bên thứ ba là yếu tố quyết định giao dịch và khiến các bên khác chịu ảnh hưởng của nó: bên thứ ba có quyền lựa chọn sẽ giữ chữ tín hay không. Đây chính là vấn đề: các bên không được kiểm soát tiền của chính mình.

Ở quy mô nhỏ, vấn đề vẫn tồn tại, đôi lúc vai trò của người trung gian quan trọng hoặc không. Bên thứ ba tử tế thì cần đáng tin và có khả năng bảo đảm tiền tệ cho hai bên giao dịch. Tuy nhiên, vài người trong số họ sẽ không thành thật. Họ sẽ lấy trộm, lấy giá cao, lừa lọc hoặc phản lòng tin của khách hàng để kiếm lợi nhuận. Nếu như việc lừa lọc này chỉ diễn ra một lần, và bạn vẫn hợp tác với các bên thứ ba khác nữa thì thiệt hại sẽ không nhiều. Các bên giao dịch có thể lựa chọn kiện cáo hoặc tố cáo kẻ lừa đảo với ủy ban giám sát kinh doanh.

Tuy nhiên vấn đề mất chữ tín của bên thứ ba không hẳn là vấn đề Satoshi Nakamoto muốn giải quyết khi tạo ra đồng bitcoin. Mục đích thực sự là chính phủ và các ngân hàng trung tâm với những phi vụ lạm phát và hệ thống mục nát, nhưng một người bình thường lại không thể tránh việc sử dụng ngân hàng. Chúng ta gần như đều mua hàng từ các cửa hàng, kinh doanh và phải chấp nhận đem tới cho chính phủ quyền lợi thông qua trả thuế hoặc chấp nhận đồng tiền càng lúc càng mất giá vì lạm phát. Gần như những người sử dụng tín dụng hoặc séc, vay nợ, làm kinh doanh trong nước hoặc nước ngoài đều thông qua ngân hàng – nơi tiền của họ bị cuỗm mất.

cach-mang-satoshi-bai-2

Mọi thứ nghe có vẻ khó giải quyết. Cạnh tranh với hệ thống ngân hàng của chính phủ được xem là không hợp pháp và sẽ bị trừng phạt nặng nề. Không có một hệ thống nào đủ nhanh, an toàn và riêng tư giúp chuyển giao vốn xuyên quốc gia, hoặc đơn giản là trong thành phố. Cải cách hay chống lại hệ thống ngân hàng nghe không hề khả quan. Không thể cải cách vì các chính sách tiền tệ đã cắm rễ quá lâu, định hình cả hệ thống; các chính sách này cần được nhổ tận gốc chứ không phải là cải thiện. Nhưng việc cải thiện lại khó vì chính quyền đang đứng vững và cực kì quyền lực. Nhu cầu kiếm tiền của mọi người khiến họ buộc phải tự trói tay trói chân mình dưới các chính sách này.

Sau đó, Satoshi Nakamoto xuất hiện. Tiếp đến là blockchain và bitcoin. Không chỉ là một đơn vị tiền tệ mới, bitcoin đem đến một định nghĩa mới về tiền – một đồng tiền không thể bị lạm phát vì chỉ tồn tại 21 triệu bitcoin. Nguồn cung bitcoin chỉ dần giảm xuống vì sẽ có nhiều đồng bitcoin bị mất, ví dụ khi người dùng quên mật khẩu truy cập địa chỉ ví của họ. Satoshi lưu ý “Những đồng bitcoin bị thất lạc sẽ khiến tiền của mọi người càng có giá hơn. Hãy xem nó như một khoản từ thiện cho tất cả mọi người .”

Các giao dịch ngang hàng cần tới một người trung gian gọi là thợ đào nhưng giao dịch này sẽ không cần tới thứ gọi là chữ tín. Các giao dịch sẽ sử dụng thuật toán “proof of work”, cần một thợ đào giải các thuật toán phức tạp. Để làm được điều đó sẽ tốn khá nhiều tiền cho máy tính và tốn thời gian để sản xuất nhưng lại tạo điều kiện việc xác thực được dễ dàng. Satoshi bình luận rằng “Với tiền số hóa dựa trên các chứng thực được mã hóa, không cần tới bên thứ ba, tiền và giao dịch của bạn vẫn được bảo mật một cách an toàn.” Sự trung thực của giao thức blockchain tới từ việc blockchain sử dụng mã nguồn mở có thể xác thực bởi tất cả mọi người.
Có một tiền lệ cho ý tưởng này, cả về lí thuyết và thực hành.

Tiền lệ về mặt lí thuyết

Friedrich A. Hayek là nhà kinh tế học đáng kính nhất vào cuối thế kỉ 20. Trong tác phẩm In The Denationalisation of Money: An Analysis of the Theory and Practice of Concurrent Currencies (1976), ông tranh luận về một đồng tiền riêng tư và mang tính cạnh tranh để thay thế tiền của chính phủ. Hayek đã nêu lên câu hỏi quan trọng nhất “Nếu nghiên cứu kĩ càng về lịch sử, chắc chắn sẽ có người tự hỏi tại sao chúng ta lại phải chịu đựng quyền lực độc quyền của chính phủ – thế lực khai thác và bóc lột chúng ta trong suốt hơn 2000 năm. Lí do chính là vì, nhu cầu tiền tới từ chính phủ đã ăn sâu và được coi là điều hiển nhiên kể cả với những người nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Nhưng kể cả khi ai đó nghi ngờ tính hợp pháp của học thuyết này, nền tảng của nó cũng chẳng hề bị lung lay” (Trích từ tái bản Denationalization of Money: The Argument Refined năm 1978).

Nhận thức được lợi ích từ việc giảm giá trị tiền tệ, chính phủ hiểu rằng mọi người không có lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận sự thật, và họ để chế độ quan liêu kiểm soát tiền tệ. Nhưng hệ thống này dễ lung lay, vì nó tồn tại chỉ khi mọi người không hiểu về việc đồng tiền mất giá, và không có lựa chọn nào khác. Nếu không mọi thứ đã thay đổi. Người nhận giải Nobel năm 1974 đã nêu lên câu hỏi tại sao công chúng lại hay lờ đi đến vậy. “Tại sao sự độc quyền của chính phủ lại được xem là quan trọng và thực sự cần thiết?” Điều gì sẽ xảy ra “nếu cung cấp tiền không còn là đặc quyền của chính phủ?” (Quan điểm của Hayek về một đồng tiền mang tính riêng tư cũng được làm rõ trong cuốn sách này).

Với tầm nhìn chưa rõ ràng, Hayek tranh luận về đồng tiền được phát triển bởi những nhà kinh doanh, người có thể cách tân một dạng tiền mới giống những gì họ làm trong các lĩnh vực khác. Một trong những mặt trái của sự độc quyền quyền lực của chính phủ là nó ngăn cản việc tạo ra đồng tiền, nhưng mọi thứ lại khác trong lĩnh vực tiền số hóa”

Nhà lịch sử học Carl Watner cho rằng “Không ai có thể nói trước những loại tiền này sẽ xuất hiện dưới dạng nào, vì không ai biết trước được nhu cầu của cá nhân hoặc công nghệ sẽ phát triển đến đâu. Luật pháp ép buộc số đông dùng tiền của Cục Dự trữ Liên bang, khiến phát triển tiền tệ bị đóng băng một chỗ. Hãy tưởng tượng nếu Quốc hội bảo vệ hệ thống bưu điện bằng việc ra luật cấm mọi người trò chuyện qua Internet. Nếu thế thì chúng ta sẽ không bao giờ biết đến sự tuyệt vời của email”

Cùng với Hayek, nhà kinh tế học người Úc Murray Rothbard nỗ lực tìm ra đáp án cho câu hỏi “Tại sao mọi người lại chần chừ sử dụng tiền riêng tư ? (private currency)”. Trong quyển For a New Liberty: The Libertarian Manifesto ông đưa ra lời giải thích. “Nếu chỉ có mình chính phủ sở hữu nguồn sản xuất giày và các chuỗi cửa hàng bán lẻ, và bỗng dưng có một người theo chủ nghĩa tự do xuất hiện và đòi chính phủ cho các doanh nghiệp tư sản xuất giày. Anh ta chắc chắn sẽ đối mặt với sự giận dữ của số đông, vì nếu làm vậy sẽ mất đi nguồn cung cấp giày duy nhất của họ. Một cách nào đó, mọi người đều hiển nhiên nghĩ rằng chính phủ thực sự quan trọng và xã hội không thể hoạt động thiếu đi chính phủ.

Hayek và Rothbard là số ít những nhà kinh tế học tin vào tiềm năng của tiền riêng tư. Kể cả những người làm trong thị trường mở cũng hiếm khi đi đầu lĩnh vực tiền cá nhân và ngân hàng cá nhân. Thay vào đó, họ lại tranh cãi những vấn đề nhỏ nhặt không đáng kiểu nhu cầu cấp thiết đặt lại bản vị vàng (gold standard). Nhưng nếu bản vị vàng được áp dụng vào tiền giấy thông thường, họ lại lần nữa đặt lòng tin vào chính phủ – tin tưởng chính phủ và bị cướp mất quyền kiếm lợi cho mình. Vấn đề bên thứ ba vẫn chưa được giải quyết, trong khi nó là bản chất của sự mục nát của hệ thống ngân hàng quản lí tiền tệ. Một cơ quan đã mục nát rồi thì không còn cải cách được nữa. Ta chỉ có hai lựa chọn: hoặc loại bỏ nó đi, hoặc quay lưng lại hoàn toàn với nó.

Vậy câu hỏi lớn được đặt ra: điều gì sẽ khiến số đông chúng ta thay đổi suy nghĩ? Một là chỉ ra rõ ràng sự thật chúng ta thực sự có thể tồn tại không phụ thuộc tiền chính phủ qua các ví dụ trong quá khứ và vẽ ra một tương lai song song với tiền số hóa.

Nước Mĩ sinh ra là để sử dụng tiền riêng tư

Nước Mĩ thuở sơ khai đã sớm đem tới cho ta những bài học giá trị về tiền cá nhân.

Thuộc địa của Anh từng sử dụng đồng Anh một cách tự nhiên, nhưng ở quê nhà, các chính sách tiền tệ lại tạo điều kiện cho những đồng tiền khác. Rothbard giải thích điều này trong cuốn A History of Money and Banking in the United States: The Colonial Era to World War, II (2002), “Nước Anh sử dụng bản vị bạc. Tuy nhiên, người Anh còn dùng cả vàng và vẫn duy trì việc dùng cả hai. Thế kỉ 17, 18, chính phủ vẫn duy trì tỉ lệ pháp định (mint ratio) giữa vàng và bạc. Lúc ấy, vàng được xem trọng hơn ở Anh và bạc được đánh giá khá thấp nếu so với mặt bằng chung thế giới.”

Định luật Gresham cho biết kiểm soát tiền trong quân đội tương tự với đồng tiền khác. Luật quy định rõ rằng: Nếu về mặt pháp luật, hai loại tiền được đánh giá với giá trị tương đương mặc dù giá thị trường của cái này cao hơn cái kia, thì đồng tiền có giá trị hơn sẽ loại khỏi vòng lưu hành tiền tệ, sau đó, được sử dụng để tích trữ hoặc giao thương quốc tế. Những đồng tiền hoàn toàn bằng bạc dần biến mất khỏi lưu hành tiền tệ trong quân đội, thay vào đó, mọi người sử dụng các loại tiền bạc nhẹ hơn, hoặc dùng cotton, các loại tiền ngoại, đồng xu riêng làm vật trao đổi tương tự như tiền. Những đồng tiền này giống những đồng tiền 8 mảnh của người Tây Ban nha lúc đó rất phổ biến.

Đồng xu đầu tiên đạt chuẩn và mang tính riêng tư của người Mỹ là đồng Granby hay còn gọi là Higley Token, do Dr. Samuel Higley ở Connecticut đúc năm 1937. Samuel qua đời khá sớm. Sau đó, em trai của ông, John Higley đã đúc các đồng xu bằng đồng từ năm 1937 đến 1939. Mỗi đồng Higley ứng với 3 đồng, nhiều người nói rằng John đã đem hết số tiền này sử dụng ở các quầy bar trong vùng cho đến khi họ không chấp nhận nữa. Sau đó, John khắc các đồng xu này mỗi mặt một dòng chữ “Giá trị của tôi sẽ làm bạn hài lòng”, mặt khác ghi “Tôi là một xu đồng có giá trị” mà không đề giá lên đồng xu. Đồng xu sau đó đã phổ biến rộng rãi, kể cả rất nhiều năm sau khi John ngừng đúc. Lí do chủ yếu là vì các thợ kim hoàn dùng những đồng xu này để làm trang sức, và họ tin vào độ tinh khiết của nó. Sau này khi phân định đồng Granby, người ta phát hiện ra đồng xu này có tới 98-99% đồng nguyên chất.

Đồng Granby được hưởng lợi từ Định lí suy thoái (The Regression Theorem) – định lí đặt ra bởi nhà kinh tế học người Úc Ludwig von Mises ( 1881-1973). Trong Theory of Money and Credit, Mises cho rằng, “Giá trị đồng tiền có thể truy về giá trị trao đổi của nó chỉ khi nó không mang giá trị tiền tệ (value of money) nữa – lúc đó, nó chỉ mang giá trị của một loại hàng hóa (the value of a commodity)”

Giáo sư kinh tế học Jeffrey Rogers đã mở rộng đinh nghĩa. Ngày nay, tiềm năng của đồng tiền “đến từ hôm qua.. và hôm qua nữa… Suy thoái bắt đầu từ lúc nào? “ Với Mises, đồng tiền dưới dạng hàng hóa (commodity money) có tầm ảnh hưởng từ ngày cộng đồng chính thức sử dụng nó làm phương tiện trao đổi. Vào thời điểm đó, nó sẽ mang giá trị mua bán chỉ như là một loại vật phầm bình thường chứ không dùng để trao đổi. Đồng đô la Mĩ trở thành tiền pháp định (fiat currency) nhờ hủy đi khả năng mua lại của đồng tiền dưới dạng hàng hóa, để hiểu được tiềm năng của nó, chúng ta cần quay lại ngày trước khi nó hủy diệt commodity money, rồi đến ngày mà hàng hóa còn là phương tiện trao đổi. Áp dụng logic này với những tiền thường (fiat currency: USD, Euro, Yen, VND..), với tỉ lệ mua lại chính thức.

Tóm lại, giá trị đồng tiền được quy định bởi nhu cầu sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi và nhu cầu sử dụng tiền như một loại hàng hóa.

Mối liên hệ giữa bitcoin và định lí suy thoái rất quan trọng vì các nhà phê bình thường xem thường bitcoin, vì bitcoin không tuân theo định lí. Những người ủng hộ bitcoin phản ứng lại theo nhiều cách: người thì bơ, người thì cho rằng định lí này không còn phù hợp trong thời đại kĩ thuật số, kẻ lại tuyên bố áp dụng thuyết này vào trường hợp của bitcoin được, nhưng cần thay đổi một số chi tiết.

Nhà kinh tế học Robert P.Murphy giải thích lí do bitcoin là một phương tiện trao đổi mà không bị gán với một loại hàng hóa hay có thể hoàn lại bằng giá trị tiền mặt không đổi. Bài báo “Why Misesians Need to Tread Cautiously When Disparaging Bitcoin” cho rằng “ Những người đầu tiên giao dịch bitcoin sử dụng nó vì nó mang lại lợi ích ngay lập tức. Và họ biết, ít nhất sử dụng bitcoin cũng có thể làm giảm bớt quyền lực chính phủ … Những người đầu tiên đón nhận sự xuất hiện của bitcoin lại vì mục đích của lí tưởng của họ, cứ không phải vì tiền.“ Hệ tư tưởng và sự tự do mà nó đem lại chính là giá trị về mặt hàng hóa của bitcoin (the commodity value of bitcoin).

Người ủng hộ Bitcoin có tên Jeffrey A. Tucker lại chọn một quan điểm khác. Trong bài báo tên “What gives bitcoin its value?” (Điều gì tạo nên giá trị của bitcoin?), ông giải thích rõ ràng mục đích của định lí của Mise. Mise đã lí giải tại sao một số hàng hóa lại có thể biến thành tiền tệ còn số khác thì không. Tucker so sánh muối và sỏi, để thấy rằng nhu cầu muối nhiều hơn và việc nó dần được sử dụng làm đơn vị trao đổi hàng hóa thay vì sỏi.

Sau đó, Tucker không xem bitcoin là hàng tiêu dùng về lâu dài mà là một dịch vụ giải quyết được nhu cầu của số đông và mang lại ích lợi ngay lập tức: blockchain là một hệ thống thanh toán. Bitcoin bản thân nó vừa là một hệ thống thanh toán, vừa là tiền. Hệ thống thanh toán là nguồn gốc của giá trị của nó, còn đơn vị đếm chỉ đơn thuần là giá trị đồng tiền. Thống nhất cả đồng tiền và thanh toán là đặc tính kì lạ nhất của bitcoin, khiến bao người phải đau đầu. Khoảng cách lớn giữa tiền và thanh toán lâu nay vẫn tồn tại quanh chúng ta, chỉ trừ trường hợp có mối quan hệ gần gũi. Ví dụ, nếu tôi đưa bạn một đô la để lấy miếng pizza của bạn, tôi không cần có bên thứ ba. Nhưng hệ thống thanh toán, bên thứ ba, và lòng tin trong mối quan hệ lại quan trọng khi mà giữa hai người có khoảng cách địa lí. Khi đó, ngân hàng và những công ty như Visa trở nên cực kì cần thiết.”

Giá trị của bitcoin nằm ở chỗ, nó sử dụng hệ thống thanh toán không cần bên thứ ba, và hơn thế, không gặp trở ngại về mặt địa lí. Nói cách khác, với Tucker, blockchain thực sự là một nền tảng độc lập nơi bitcoin được dùng làm phương tiện trao đổi, tạo nên giá trị tự nhiên của chuỗi. Định lí suy thoái cũng áp dụng vào bitcoin được, nhưng cần mở rộng vì thời thế đã thay đổi. Đây là thời đại kĩ thuật số.

Các đơn vị tiền cá nhân của nước Mĩ thuở sơ khai đã đem tới vô số bài học quý giá. Ví dụ, câu chuyện về thợ kim hoàn thành phố New York Ephraim Brasher là minh chứng về một đồng tiền lưu hành trong quân đội, không ai nghi ngờ về độ tinh khiết và cân nặng của nó. Rất nhiều thợ kim hoàn gây được tiếng tăm trong cộng đồng của mình đáng tiếc sự lưu thông cũng chỉ dừng lại trong cộng đồng đó. Bransher đã đưa ra một giải pháp. Ông nổi tiếng với các bài kiểm tra đồng tiền và ông sẽ đóng mác “EB” nếu tiền đó đạt chuẩn. Nhờ có danh tiếng của ông mà những đồng tiền này được sử dụng rộng rãi.

Danh tiếng của người làm ra đồng tiền có thể quyết định việc người ta sử dụng đồng tiền hay không, với bitcoin thì khác. Nó tránh được những vấn đề lằng nhằng như xác thực độ tinh khiết hay cân nặng. Khác với tiền vàng hay bạc, bitcoin không thể bị làm giả hay làm dởm bằng cách pha các hợp kim. Người bán và người dùng cũng không ảnh hưởng gì đến giá trị đồng tiền. Bitcoin bản thân là bitcoin và luôn là chính nó – chẳng ai có thể phủ nhận điều đó. Nhưng tiền số hóa sẽ phải cạnh tranh với nhau để kiếm được chỗ đứng, và danh tiếng của đồng tiền sẽ quyết định chỗ đứng của nó. Và người quyết định không ai khác là cộng đồng người dùng Internet.

● Fiat currency: USD, Yen, Euro, VND…

● Private money: Tiền cá nhân/ Tiền riêng tư, không phụ thuộc vào chính phủ

● Commodity money: tiền dưới dạng hàng hóa. Ví dụ con người từng dùng vỏ sò như tiền để trao đổi hàng hóa. Khi đó, vỏ sò là commodity money

● mint ratio: tỉ giá bản vị

Bài 3: Tại sao và bằng cách nào Chính phủ ngăn cản sự phát triển của tiền riêng tư

Dịch giả: Hà Anh

Tác giả: Wendy McElroy

Theo Tapchibitcoin/news.bitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Coinbase

Nhà điều hành Coinbase xác định được 430 Bitcoin liên quan đến Ross Ulbricht

Giám đốc chiến lược sản phẩm và hoạt động kinh doanh của Coinbase, Conor Grogan, tuyên bố đã xác định được khoảng 430 Bitcoin...
Solana

Solana giảm 13% từ ATH nhưng đà tăng vẫn bền vững

Tính đến thời điểm viết bài, Solana (SOL) giảm 13% so với mức cao nhất mọi thời đại (ATH) là 294,33 đô la đạt...

Dogecoin (DOGE) hướng đến mức cao nhất trong nhiều năm khi thời gian nắm...

Dogecoin (DOGE), memecoin hàng đầu, đang nhấp nháy tín hiệu breakout tiềm năng khỏi phạm vi giao dịch hẹp của mình. Nếu động lực này...
Coinbase

Coinbase xử lý giao dịch chậm trên Solana, cam kết hỗ trợ cấp độ...

CEO Coinbase Brian Armstrong thông báo sàn giao dịch đã giải quyết triệt để tình trạng chậm trễ trong giao dịch Solana, phản hồi trước...
crypto token

Công ty crypto nhận tội wash trading token do FBI tạo ra

Một công ty dịch vụ tài chính crypto đã nhận tội hỗ trợ thao túng thị trường cho một token do FBI tạo ra...

Nhà phát triển Ethereum Eric Conner từ chức, bày tỏ thất vọng với ban...

Eric Conner, một trong những nhà phát triển cốt lõi của hệ sinh thái Ethereum, đã thông báo rời khỏi cộng đồng Ethereum, nêu...

CARV ra mắt D.A.T.A Framework, giúp AI Agent ‘nhìn và nghe’ dữ liệu on-chain...

CARV, hệ sinh thái AI chain cho phép chủ quyền dữ liệu ở quy mô lớn, vừa công bố ra mắt D.A.T.A Framework, một...

Ví Solana liên kết với ZachXBT đã rút gần 4 triệu đô la từ...

Một ví Solana liên kết với nhà điều tra blockchain nổi tiếng ZachXBT đã rút gần 4 triệu đô la từ một dự án...

80% hodler Bitcoin ngắn hạn đang có lãi khi FOMO diễn ra mạnh mẽ

Sau khi ghi nhận mức tăng 10% vào ngày 20 tháng 1, giá Bitcoin (BTC) tiếp tục duy trì trên 100.000 USD trong suốt...

Joe Lubin: Các nhà phát hành Ethereum ETF mong đợi staking sẽ sớm được...

Các nhà phát hành quỹ hoán đổi danh mục Ethereum (ETF) hy vọng rằng các quỹ cung cấp dịch vụ staking có thể "sớm"...

Giá TORN tăng 175% sau khi Tòa án Hoa Kỳ lật ngược lệnh trừng...

Tòa án Quận phía Tây Texas đã ra lệnh đảo ngược quyết định trước đó ủng hộ các biện pháp trừng phạt đối với...

Thợ đào Bitcoin chứng kiến biên lợi nhuận gấp 3 lần mặc dù độ...

Các thợ đào Bitcoin đang ghi nhận mức lợi nhuận tăng gấp ba lần, bất chấp độ khó khai thác ngày càng gia tăng. Mô...

Vụ lừa đảo “ví XRP của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ” lan truyền trên...

Một vụ lừa đảo trên mạng xã hội gần đây đã gây xôn xao cộng đồng crypto, khi những cá nhân có trụ sở...

Tin vắn Crypto 22/01: Nhiệm kỳ tổng thống của Trump là “bình minh” đối...

Từ nhận định nhiệm kỳ tổng thống của Trump là "bình minh" đối với Bitcoin đến World Liberty đã chi 2,65 triệu USD để...

BNB Chain giới thiệu giải pháp phát triển AI Agent

BNB Chain, mạng lưới blockchain ban đầu do Binance phát triển, đã công bố một giải pháp AI Agent mới, nhằm hợp lý hóa...

Giá JUP giảm 4% khi Jupiter chuẩn bị airdrop 600 triệu đô la token

Nền tảng tổng hợp DEX hệ Solana, Jupiter, sẽ triển khai đợt airdrop mang tên “Jupuary” vào lúc 15:30 UTC hôm nay (tức 22:30...