Trang chủ Tạp chí Tin tức Bitcoin (BTC) Bài 1: Cuộc cách mạng Satoshi – Lời dạo đầu

Bài 1: [Series] Cuộc cách mạng Satoshi – Lời dạo đầu

“ Bạn sẽ không bao giờ thay đổi được thế giới bằng cách chiến đấu với thực tại. Để thay đổi được thế giới, hãy làm ra một thứ mới mẻ đến nỗi thực tại trở nên lỗi thời”R.Buckminster Fuller

Cuộc cách mạng năm 2009 đã diễn ra hoàn toàn trong thầm lặng bởi nó quá bình lặng, có trật tự và hoàn toàn thuộc về thế giới công nghệ thông tin. Năm 2009, Satoshi Nakamoto đã đưa ra phần mềm mã nguồn mở nơi một đồng tiền số hóa, hay còn gọi là bitcoin, được đưa vào một cuốn sổ cái không thể thay đổi và minh bạch gọi là blockchain.

Một mẫu mã mới xuất hiện đã thách thức thực tại và vĩnh viễn đưa thực tại trở thành lỗi thời. Thay vì làm lung lay chính quyền để tìm chỗ đứng, bitcoin biến chính phủ trở thành thừa thãi qua việc sử dụng một hệ thống hoàn toàn mới mẻ và một đơn vị tiền tệ cá nhân chưa từng được chứng kiến trước đó. Bitcoin cứ thế lưu thông khắp thế giới, vượt qua mọi biên giới, quốc gia, và chỉ chịu kiểm soát bởi các lệnh cá nhân khi giao dịch. Hoàn toàn tự do khỏi kiểm soát tiền tệ, miễn nhiễm với lạm phát, bitcoin không hề phục vụ chỉ riêng tầng lớp có quyền lực – nó là đồng tiền của công chúng, của tất cả mọi người. Các giao dịch được ẩn danh (pseudonymous) với độ riêng tư cao nhờ có các thuật toán  mật mã hóa dữ liệu và các hàm mã hóa. Chuỗi blockchain bất di bất dịch và minh bạch với tất cả mọi người – vì thế, nó miễn nhiễm với lạm phát.

Và thế là, chỉ trong nháy mắt, thế giới đã được thay đổi mãi mãi.

Tự do vs Quyền lực – Liberty vs Power

Các cá nhân đã có một vũ khí tự vệ thất lạc từ lâu để chiến thắng lại cái được gọi là “mâu thuẫn sâu sắc vĩnh viễn giữa Tự do và Quyền lực” – trích lời nhà kinh tế học người Úc Murray Rothbard (1926-1995). Họ đã có tiền lưu hành cá nhân (private currency) cho phép họ trở thành ngân hàng của chính mình – và làm chủ nó. Cuối cùng đã xuất hiện một con đường dẫn họ thoát khỏi nơi tiền bị kiểm soát và các tổ chức tài chính mục nát, thoát khỏi khủng hoảng tài chính toàn cầu chỉ vừa mới xảy ra hơn 10 năm trước – Khủng hoảng tài chính năm 2007-2008. Đó là con đường dẫn đến tự chủ quản lý tài chính (financial autonomy).

Trong công trình đồ sộ của mình Conceived in Liberty (tập 2), Robath đã đưa ra một tầm nhìn khát quát về sự quan trọng của “tự do cá nhân” (“liberty of the individual”). Ông cho rằng nó không chỉ là “tự thân là một chuẩn đạo đức tuyệt vời” mà còn là “điều kiện cần thiết để đạt được những giá trị khác mà con người ta tìm kiếm: đạo đức, văn minh, nghệ thuật và khoa học, và phát triển kinh tế”. Không có tiền lưu hành cá nhân (private currency) và hệ thống ngân hàng – hệ thống điều khiển bởi sự Tự do (Liberty) thay vì Quyền lực (power) – tiềm năng của con người đã bị chính nó kiềm hãm.

Nhưng trước sự xuất hiện của Bitcoin, điều kiện tiên quyết đến tự do nhận được khá ít sự chú ý; tiền lưu hành cá nhân và một hệ thống ngân hàng cá nhân mà ai cũng có thể truy cập được cũng không được để tâm. Người ta đã biểu tình và đã chết, tay giữ khư khư những tấm bảng với dòng chữ  “Tự do”, “Sự thật” và “Công lý”, nhưng chưa bao giờ có tấm bảng nào từng viết “Private Currency” dù nó là chìa khóa của tự do.

Quyền tự chủ kinh tế chính là nền tảng của tự do mà thiếu đi nó thì các quyền khác dù được thực hiện cũng sẽ trở nên thiếu giá trị. Quyền tự do ngôn luận chẳng giúp được gì một người đàn ông đang đói đến chết. Quyền tự do hội họp không có giá trị gì với một người bồi bàn luôn phải chịu đựng sự xúc phạm của khách hàng để kiếm tiền nuôi con nhỏ ở nhà. Due process hay những nguyên tắc pháp luật bắt buộc mà phải tuân thủ, tôn trọng quyền cá nhân, minh bạch và công bằng trong xử sự, tất cả đều vô nghĩa với một người không thể mua thuốc để sống tới ngày tiếp theo. Nhu cầu cơ bản nhất của mỗi con người, đó là chu cấp cho chính họ, là tìm ra cách để sinh tồn. Sau đó mới đến tự do, rồi mới tới “đạo đức, văn minh, nghệ thuật và khoa học”

Không một ai nhận ra tầm nhìn chính trị của những người sáng lập hoặc người sáng lập Satoshi Nakamoto trong hàng năm trời. Phát triển bởi những người vô chính phủ và thiếu đi sự hỗ trợ của chính phủ, bitcoin đã hoàn toàn lu mờ – chính quyền xem bitcoin chỉ là trò đùa. Nhưng giờ tình hình đã khác. Các ngân hàng và doanh nghiệp giờ đây đang háo hức sử dụng blockchain vì họ nhận ra tiềm năng vô hạn của nó. Yêu cầu về bằng sáng chế của bitcoin được đặt ra trong khi ban đầu nó hoàn toàn là một cộng đồng mã nguồn mở. Những người giao thương bị bắt vì không có giấy phép. Một cuộc trao đổi đã diễn ra bất ngờ bởi Bộ Tư pháp do không hoàn chỉnh các giấy tờ cần thiết cho công dân Mỹ.  Chính phủ gấp rút ra luật kiểm soát bitcoin không chỉ vì lợi nhuận mà cả những mối đe dọa nó đem lại.

Rothbard đã viết “Tự do luôn luôn bị đe dọa bởi sự lăm le của Quyền lực, Quyền lực sẽ tìm cách kìm nén, kiểm soát, làm tê liệt, đè nén và bóc lột thành quả của tự do”. Quyền lực làm thế chính bởi vì Quyền lực sợ Tự do.

Tầm nhìn về tự do cá nhân của Satoshi Nakamoto qua hình thức tự chủ tài chính đã nhận về rất nhiều chỉ trích. Họ cho rằng:

  • Tiền số hóa thực tế cũng chỉ là một công cụ tài chính đơn thuần. Gọi tiền số hóa là vũ khí tự vệ cá nhân chống lại Quyền lực chỉ là lí luận của người chống chính phủ.
  • Chỉ tội phạm mới cần đến riêng tư cá nhân đến mức đó. Người sử dụng loại tiền tệ không được công nhận sẽ chỉ bao gồm kẻ buôn bán thuốc phiện, kẻ trốn thuế và những loại tương tự
  • Thiếu đi luật pháp rõ ràng các vụ lừa đảo sẽ được nhờ

Đây chỉ là một trong số những “cây gậy” lập luận bác bỏ tiền số hóa, và không một lập luận nào có lí. Tuy nhiên, mối nguy hiểm lớn nhất lại chính là “củ cà rốt” – phần thưởng của tự do: những hứa hẹn về sự đáng tôn trọng.( ‘cây gậy và củ cà rốt’ – ‘Cây gậy’ tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt, ‘củ cà rốt’ tượng trưng cho quyền lợi hay phần thưởng – wikipedia)

Cộng đồng tiền số hóa muốn blockchain và tiền số hóa được công nhận rộng rãi. Một số còn muốn khơi mở tự do tới từng cá nhân cho đến khi Tự do thống lĩnh thế giới. Vài người khác lại tin rằng khoản đầu tư của họ sẽ dần mất giá khi chính phủ và các cơ quan bắt đầu sử dụng tiền số. Và lúc đó, sự trung thực lại được xem là chìa khóa để tăng giá trị cho đồng tiền.

Thế mà, “sự trung thực” đang dần bị đồng hóa với từ “luật pháp” trong khi đáng ra, hai từ này phải đối lập nhau. Bitcoin cần thiết  bởi chính phủ và các cơ quan thuộc chính phủ đang cướp đi sự giàu có của thường dân qua kiểm soát tài chính, lạm phát, các luật lệ hà khắc, thuế và vô số trò khác.  Họ ngăn số đông phát triển bằng cách cấp quyền, bằng sáng chế, sự công nhận giả tạo hời hợt, những hạn chế đầu tư, chế độ độc tài và vô số các trở ngại khác. Chính phủ chính là vấn đề – họ không đem tới giải pháp. Họ đại diện cho Quyền lực trong “mâu thuẫn sâu sắc” với Tự do.

Một điều khá nhức nhối khác là có những người cho rằng, tự do không đem lại sự trung thực, Tự do và trung thực mâu thuẫn với nhau. Đây là sự phân đôi hoàn toàn sai lầm. Chẳng có gì đứng đắn hơn một viễn cảnh con người đang đối xử hòa bình và trung thực với nhau để chia sẻ lợi ích chung. Chính phủ chỉ góp phần đem tới bạo lực hoặc đe dọa.

Nhưng nguy cơ đều khá cao cho cả quyền lực và tự do. Bitcoin trao cho các cá nhân cơ hội để riêng tư hóa tài chính của riêng họ, tức là riêng tư hóa cả cuộc sống của họ. Qua đó, Bitcoin thông báo với chính phủ và các cơ quan tài chính họ sẽ mất độc quyền kiểm soát tài chính – thiếu đi nó, họ sẽ không thể đứng vững.

Quyền lực đang nỗ lực tập trung và kiểm soát tiền số hóa, nhưng họ rất có khả năng thất bại, vì công nghệ phân tán – nhưng họ sẽ mang tới rất nhiều trở ngại. Công nghệ không thể bị ngăn cản, nhưng cá nhân sử dụng nó lại có thể bị bắt ngồi tù. Những người may mắn sẽ sống sót qua cuộc cách mạng.

Một cuộc cách mạng không đổ máu

Đây là hình ảnh tinh túy nhất đặc trưng nhất của một cuộc cách mạng chính trị. Những người nông dân chết đói đến Bastille vì sự chèn ép đã đẩy họ quá sức chịu đựng của mình. Nhưng hình ảnh đó có gì sai? Có gì đã thiếu sot một cách đáng tiếc? Điều gì xảy ra nếu lực lượng cách mạng lớn nhất trên thế giới không phải là Chết đói và Tuyệt vọng mà là Hi vọng và Cơ hội?

Thuật ngữ “Cuộc cách mạng của hi vọng” – “the revolution of rising expectations” đã ghi lại được tầm nhìn của Satoshi. Thuật ngữ này trở nên phổ biến sau chiến tranh thế giới thứ hai khi chính phủ khắp nơi trên thế giới đang rơi vào hỗn loạn, đặc biệt là chiến tranh thế giới thứ ba, khi mọi người bắt đầu tin vào khả năng tạo ra sự thay đổi để có những điều tốt đẹp hơn. Thuật ngữ đề cập đến một nơi mà sự giàu có và tự do khiến họ tin họ có thể tự tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính họ và gia đình họ. Thế là họ đòi hỏi nó.  

Nó là một sự thật mà Quyền lực đã hiểu từ lâu. Người ta cúi đầu chỉ vì họ nghĩ họ không còn lựa chọn nào – chẳng lựa chọn nào khác ngoài giữ tính mạng của họ. Sự ngờ vực, sự quy phục và nỗi sợ khiến chế độ cầm quyền càng mạnh mẽ, dập tắt đi bất cứ dấu hiệu nào của sự đối đầu hoặc sáng tạo- những điều không thể bị kiểm soát. Hi vọng cũng bị đối xử như vây. Những người có hi vọng có thể kiểm soát được cuộc đời mình, vì họ nắm bắt được tự do và sự thịnh vượng lớn hơn – Điều này là hai mặt của vấn đề. Đó là lí do nhà xã hội học Alexis de Tocqueville vào thế kỉ mười chín đã quan sát cuộc Cách mạng Pháp và nhận ra sự cải cách xảy ra lớn nhất ở lĩnh vực tự do cá nhân

Định nghĩa về “hi vọng” còn có thể giải thích tại sao cách mạng xã hội lại thường nảy ra ở nhưng nơi tràn đầy hi vọng hơn là bị tù túng. Ví dụ, cách mạng bởi những sinh viên đại học – những người tin vào sự thay đổi và khả năng thay đổi của họ. Những nhà lãnh đạo cách mạng nổi tiếng thường đến từ tầng lớp thượng lưu hoặc trung bình – họ không hề có quan hệ với tầng lớp bị áp bức mà họ tuyên bố họ đại diện. Thực ra, tầng lớp bị áp bức thường từ chối sự thay đổi xã hội. Marx gọi họ là lumpenproletariat – vô sản lưu manh và phê phán thành phần này của xã hội vì thiếu đi sự hiêu biết về tầng lớp của mình để đứng lên giành lấy quyền lợi.

Vấn đề lớn nhất của các cuộc cách mạng là cuộc cách mạng nào cũng kết thúc khá tồi tệ. Sự nổi dậy cuối cùng biến thành bạo lực và dẫn đường bởi các lực lượng chuyên chế chẳng kém gì lực lượng thống trị.

Cuộc Cách mạng Satoshi không gặp phải nguy cơ tương tự. Nó hoàn toàn bình lặng. Đồng bitcoin không trực tiếp đối đầu với chính phủ hay các cơ quan, nó lướt qua và khiến họ trở nên lỗi thời. Bitcoin thực sự mang tính cách tân vì nó cải thiện đời sống của từng cá nhân. Chỉ riêng việc đem tới sản phẩm và dịch vụ có thể đem tới tự do, vì nó đem lại những lựa chọn và nó khiến con người muốn phát triển nó. Cách mạng Satoshi nhận được nhiều kì vọng, những kì vọng càng lúc càng nhiều. Nó đem tới vô số cơ hội và hi vọng.

Vậy tầm nhìn của Satoshi Nakamoto là gì?

Peer-to-Peer (Ngang hàng)

Bitcoin đã giải quyết được vấn đề về “bên thứ ba được ủy thác”

Nguyên bản white paper của Satoshi Nakamoto trong bài viết “Bitcoin: A peer-to-peer Cash System” – Bitcoin, một hệ thống tiền mặt ngang hàng tháng 11 năm 2008 đã giải thích rõ ràng: “Điều cần thiết ở thời điểm hiện tại là một hệ thống thanh toán điện tử dựa trên các bằng chứng đã được số hóa thay vì ủy thác, cho phép hai bên đồng thuận giao dịch trực tiếp mà không cần bên thứ ba ủy thác làm chứng”. Vai trò rõ ràng của bên thứ ba là cho phép giao dịch giữa hai bên bằng việc chứng thực giao dịch của họ và cung cấp những dịch vụ kiểu bản giao kèo, bản công chứng.

Bên thứ ba được ủy thác thường gây ra những phức tạp. Từ “ủy thác” ngụ ý là, các bên giao dịch không phải lúc nào cũng xác nhận được liệu bên thứ ba làm việc trên danh nghĩa của mình hay của họ. Nếu như xác thực lúc nào cũng dễ dàng, có lẽ nhu cầu về lòng tin đã không xuất hiện.

Đặt lòng tin vào người khác về tài chính của bản thân là một vụ đầu tư nguy hiểm dù bạn có hiểu rõ họ là ai. Khi bên thứ ba là một cơ quan lớn, ví dụ như chính phủ hoặc ngân hàng thì mối nguy giảm đáng kể. Các cơ quan như này sẽ hoạt động dựa trên quyền lợi của chính họ và chú trọng sự lâu dài. Ở thị trường tự do, ví dụ như Fedex thì làm việc dựa trên nguyên tắc phục vụ khách hàng để thu hút khách hàng và cạnh tranh tốt hơn. Chính phủ và các chế độ độc quyền như ngân hàng thì không cần làm như vậy – mọi người buộc phải sử dụng ngân hàng – chẳng có gì là cạnh tranh ở đây hết. Nếu như một khách hàng cần có tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng, anh ta buộc phải tuân theo các điều khoản có lợi cho chính quyền, chứ không phải là chính anh ta.  

Đại lí của bên thứ ba không nhất thiết phải công khai và trung thực vì mục đích của họ không quan trọng. Các chính trị gia và nhân viên ngân hàng thực sự tin vào khả năng cung cấp các dịch vụ có giá trị của họ thúc đẩy sự phát triển hàng hóa. Họ mỉm cười mãn nguyện và cố tỏ ra mình có ích. Điều này không hề ảnh hưởng đến bản chất những gì họ đang làm. Tình huống này giống hệt một người đàn ông làm việc ở nhà máy đóng cá thu và tuyên bố anh ta sẽ làm kẹo dẻo. Chừng nào anh ta còn tuân theo những luật lệ của nhà máy, anh sẽ tiếp tục làm ra những hộp cá thu chứ không phải kẹo sô cô la. Chừng nào chế độ cầm quyền vẫn tuân thủ những luật lệ của nó, thì kết quả sản phẩm không thể là tự do và công bằng cho khách hàng của họ.

Tuy nhiên, các mục đích thì hiếm khi tốt. Chế độ bên thứ ba thường gây tai tiếng với hối lộ, hám lợi – nếu không họ đã không giết đi cơ hội và sự cạnh tranh công bằng. Nhưng ai có thể làm ăn trong lĩnh vực tài chính và giao thương quốc tế nếu không có một bên trung gian? Satoshi Nakamoto đã giải quyết mâu thuẫn trong hòa bình. Bitcoin cho phép các cá nhân giao dịch trực tiếp với người còn lại không cần bên thứ ba; giao dịch không thể tùy ý đảo ngược lại nên họ không cần tin tưởng hay hiểu nhau. Bitcoin thực sự là một đồng tiền đem tới sự thoải mái về lòng tin, vì lòng tin là thừa thãi khi dùng bitcoin. Và khi ai cũng có ví riêng của họ, nhu cầu một nơi cất giấu tiền an toàn như ngân hàng cũng không còn nữa. Mỗi người dùng là một nhân viên ngân hàng của chính họ, kiểm soát các khóa cá nhân khỏi những kẻ lăm le chiếm tiền họ.

Hình thức phi tập trung

cach-mang-satoshi

Các nhà kinh tế học đánh giá một đơn vị tiền tệ tốt qua các yếu tố: Được công nhận rộng rãi, có sức bên và có thể thay thế được. Nhưng yếu tố quan trọng nhất lại thường bị bỏ qua. Ai kiểm soát tiền tệ? Ai xác định đồng tiền đó có dùng được không và những quy luật để tiền tệ lưu thông? Có hai lựa chọn cơ bản. Một là dưới sự kiểm soát của chính quyền tập trung, hoặc phân tán phụ thuộc vào từng cá nhân.

Trong xã hội tối giản, khi con người dùng vỏ sò để trao đổi, giao thương giữa người với người là một sự đồng thuận chung. Điều này thoáng qua thì có vẻ  tương tự với hình thức tập trung truyền thống vì số đông hành động tương tự nhau và tuân theo những quy định chung. Nhưng thực ra nó chính là biểu hiện của hình thức phân tán vì mỗi cá nhân có quyền đưa ra lựa chọn cá nhân và rút khỏi giao dịch bất cứ khi nào anh ta thích. Đó chính là một đặc trưng của hình thức phân tác; cá nhân có quyền rút lại sự đồng thuận và đổi sang đơn vị tiền khác mà không bị phạt.

Xã hội hiện tại cần có một thể chế hoàn toàn khác vì hợp tác giờ đã trở nên hức tạp hơn. Người ta cho rằng Xã hội bậc cao cần sự tập trung mang tính ép buộc, với chính phủ là người đưa ra các lựa chọn: Ai tạo ra tiền, ngăn cản sự cạnh tranh, đưa ra cách thức tiền tệ lưu thông và sử dụng nó để kiểm soát xã hội thông qua các hình thức như lạm phát. Scofflaws đã bị trừng phạt nặng nề bởi hình thức tập trung bắt buộc được dựa trên bạo lực chứ không phải sự đồng thuận thống nhất.

Còn có hai lí do phản đối hình thức tập trung bắt buộc. Lí do thứ nhất đã được nhắc tới trước đó. Chính phủ và các cơ quan làm việc dựa trên ích lợi của họ, hướng đến sự duy trì quyền lực và giàu có của chính phủ thay vì các cá nhân.

Sự phản đối khác lại đến từ người theo chủ nghĩa thực nghiệm và chủ nghĩa quân bình. Năm 1974, trong bài diễn thuyết kỉ niệm Nobel “The Pretence of Knowledge”, nhà kinh tế học trường phái tự do điển hình Friedrich Hayek (1899-1992) đã giải thích: “ Nhận thức được những giới hạn tri thức không thể vượt qua dạy anh một bài học về sự khiêm tốn, và bài học đó sẽ ngăn chúng ta phục theo những nỗ lực chết người để thống trị xã hội – cái nỗ lực đó có thể khiến anh thành kẻ bạo ngược so với đồng loại, và khiến anh hủy hoại cả một nền văn minh. Nền văn minh đó không được xây dựng bởi chỉ một bộ não mà được bồi đắp hàng tỉ cá nhân tự do”

Không ai gom được hết thông tin về hàng tỉ cuộc giao dịch hàng ngày để tập trung hóa hay kiểm soát các cuộc giao dịch một cách hiệu quả. Kể cả khi điều này là có thể, thì những con người và các tình huống đều khó dự liệu trước: điều này hôm qua có thể đúng, ngày mai đã trở thành sai. Tóm lại, Hayek tin rằng kiến trúc xã hội sẽ hủy hoại thay vì thúc đẩy xã hội vì nó ép buộc chứ không trao cho cá nhân quyền nhận thức ích lợi của họ và hành động vì lợi ích của họ. Một xã hội công bằng phải đến từ hành động của con người, không phải từ một bản thiết kế nào đó.

Lập luận khác về hình thức tập trung là nếu mỗi cá nhân theo đuổi mục đích của riêng họ, thì hỗn loạn sẽ xảy ra. Nhưng thực tế thì ngược lại. Nhà triết học người Anh Herbert Spencer (1820-1903) đã chống lại ý tưởng cho rằng trật tự xã hội đến từ sự hợp tác thông qua luật pháp một cách thuyết phục. Ông cho rằng trật tự đến tự nhiên từ việc “con người tự nhiên đồng thuận với nhau khi họ theo đuổi mục đích riêng tư của họ”.

Ông so sánh hai hình thức trật tự khác nhau: những người lính hành quân trong quân đội, và trật tự bộc phát. Trật tự kiểu tự phát nghe có vẻ hỗn loạn. Giờ hãy tưởng tượng một tiệm tạp hóa lớn vào dịp giáng sinh. Một người đang quan sát khung cảnh nhộn nhịp với đôi mắt của Chúa sẽ thấy mọi người đang ùn ùn tới từ mọi nơi, đôi lúc còn va chạm nhau. Anh ta sẽ thấy cảnh người ta hết cầm đồ lên lại đặt xuống, mở bọc quần áo ra rồi vứt một mớ hỗn loạn để lại. Những nhân viên shop phải chạy tới chạy lui để trả lời câu hỏi của khách hàng hoặc tính tiền. Mọi thứ trông hoàn toàn vô tổ chức.

Nhưng thực ra anh ta đang chứng kiến một phiên bản phức tạp của hình thức trật tự có tổ chức – mọi người đạt được mục đích của họ trong hòa bình mà không cần hợp tác. Cửa hàng muốn bán được sản phẩm, nhân viên muốn có việc làm, khách hàng muốn mua sản phẩm. Trông có vẻ như tổ kiến vỡ, nhưng đó lại là hành vi có mục đích và ý thức của từng cá nhân, tạo ra ích lợi cho nhau dù họ không cố tình làm thế. Nếu không có khách hàng, cửa hàng phá sản, nhân viên mất việc, khách hàng thiếu đi nhiều lựa chọn. Khung cảnh “hỗn loạn” ở trên là ẩn dụ của thị trường tự do, nơi mọi người đều đạt được lợi ích mà không cần kế hoạch, không cần hợp tác.

Bitcoin cũng đem tới sự bùng nổ tương tự. Nó là hình thức phân tán của thi trường mở và phụ thuộc vào sự đồng thuận của đôi bên. Mọi người hoàn toàn tự do rút mà không cần hình phạt. Người tham gia chỉ cần quan tâm tới giao dịch của chính họ, và càng nhiều người tìm tới blockchain. Điều thú vị là, thứ tưởng như là sự hỗn loạn lại là một dạng tổ chức phức tạp có thể đem tới lợi ích cho tất cả mọi người.

Sự riêng tư

Sự riêng tư Bitcoin đem tới không hẳn là hoàn hảo. Bitcoin cung cấp pseudo-anonymity (ẩn danh kiểu kí danh) chứ không phải là ẩn danh hoàn toàn. Nhưng nó cũng cung cấp một lớp bảo vệ cực mạnh mẽ chống lại chính phủ và các mối đe dọa khác. Ngoài ra còn nhiều công cụ để gia tăng sức mạnh của lớp bảo vệ.

Riêng tư và tự do có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hãy tưởng tượng một thế giới nơi bạn không cần báo cáo thu nhập của mình, ai sẽ bắt bạn nộp thuế, ai sẽ đóng băng tài khoản ngân hàng nếu chính phủ không biết bạn có bao nhiêu tiền trong tài khoản và bạn để tiền ở đâu? Nếu đăng kí giấy khai sinh không còn bắt buộc, làm sao chính quyền biết con bạn là ai? Họ còn không biết liệu con bạn có tồn tại?

Nếu không có giấy tờ nào cần để kinh doanh, thì làm sao để kiểm soát nó? Cỗ máy điều hành bởi chính phủ sẽ cứng đơ nếu không được cung cấp thông tin từ bạn: bạn là ai và bạn làm gì? Đó là lí do tại sao chính phủ yêu cầu nhiều dữ liệu đến vậy. Thông tin là quyền lực.

Ngày nay, thông tin về việc làm, tài chính, sức khỏe, quân đội, học vấn, nhà, tình trạng hôn nhân, số điện thoại, nơi bạn du lịch, Internet, phương tiện đi lại và tiểu sử gia đình của bạn đều được chính phủ lưu lại và truy cập khi nào họ muốn. Bitcoin đem đến cho bạn sự riêng tư dựa trên thuật toán. Khi giao dịch, khóa công khai và riêng tư của người gửi được mã hóa – điều tương tự xảy ra với các khóa của người nhận. Mã hóa sẽ giúp bảo mật thông tin khỏi xâm nhập và rò rỉ.

Đây chính là tầm nhìn của Satoshi Nakamoto: một hệ thống giao dịch trực tiếp, riêng tư, phân tán và tự kiểm soát tài chính giúp cá nhân thoát khỏi sự mục nát của hệ thống tài chính. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu tầm nhìn này giữ nguyên giá trị và không bị ảnh hưởng bới những người tìm kiếm sự trung thực qua hệ thống luật.

Kết luận

Lời dạo đầu tập trung chủ yếu vào cá nhân, nhưng đóng góp của bitcoin với xã hội thực sự rất quan trọng. Không ai có thể mô tả được những ích lợi mà nhu cầu cá nhân không đồng nhất đem tới cho xã hội tốt hơn nhà Triết học khai sáng Người Pháp  Francois Marie Arouet de Voltaire (1694-1778).

Trong tác phẩm Letters Concerning the English Nation, Voltaire phát hiện ra lí do tại sao mọi người lại dung thứ sự khác biệt tôn giáo ở London hơn là ở Paris. Lí do không nằm ở lịch sử hay luật pháp. Luật pháp ở Anh cực kì ưu tiên Giáo hội Anh và sự áp bức đó đã từng khiến những người Pilgrims rời đi tìm kiếm một vùng đất mới. Sự khác biệt cơ bản giữa Anh và Pháp được Voltaire kết luận nằm ở sự giao thương tự do – một lĩnh vực mọi người đối xử với nhau dựa trên lợi ích tiền bạc của riêng họ.

Ông thừa nhận: “Hãy đến những nơi làm ăn ở London, một nơi còn đáng kính hơn cả tòa án, và bạn sẽ bắt gặp những người đại diện từ vô số quốc gia tập trung ở đó vì mục đích của riêng họ. Người Do thái, người theo đạo Hồi, người Thiên chúa hợp tác làm ăn với nhau cứ như họ cùng một tôn giáo vậy – và họ gọi những người phá sản là vô đạo. Ở nơi này, người theo Đạo thiên chúa tin tưởng người rửa tội, và Giáo hội Anh tôn trọng lời hứa của tín đồ phái Giáo hữu. Và khi rời khu chợ bình yên và tự do này, vài người sẽ đi tới giáo đường Do thái, vài người đi uống chút rượu, người kia lại đến đặt tên Thánh; … Tất cả bọn họ đều đến nhà thờ, chờ đợi Chúa cầu phúc cho họ… Tất cả bọn họ đều hài lòng mãn nguyện”.

Qua việc thúc đẩy dòng chảy tự do tài chính, Bitcoin đã giúp đỡ không chỉ từng cá nhân mà cả cộng đồng vì tự do tài chính là nền móng của sự vị tha. Vài người dùng Bitcoin lựa chọn ẩn danh, một số khác thì công khai danh tính họ. Vài người theo chủ nghĩa cá nhân, những người khác theo chủ nghĩa xã hội. Sự khác biệt về mặt tư tưởng, tôn giáo, giống nòi hay là phong cách sống hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc làm ăn và sự phát triển mạnh mẽ của tiền số hóa. Mọi người đoàn kết hơn vì lợi nhuận của chính họ – lợi nhuận đó có thể là tiền, có thể là tự do.

Đến cùng, tất cả mọi người đều mỉm cười hài lòng.

Dịch giả: Hà Anh 

Theo Tapchibitcoin/news.bitcoin

MỚI CẬP NHẬT

Coinbase

Nhà điều hành Coinbase xác định được 430 Bitcoin liên quan đến Ross Ulbricht

Giám đốc chiến lược sản phẩm và hoạt động kinh doanh của Coinbase, Conor Grogan, tuyên bố đã xác định được khoảng 430 Bitcoin...
Solana

Solana giảm 13% từ ATH nhưng đà tăng vẫn bền vững

Tính đến thời điểm viết bài, Solana (SOL) giảm 13% so với mức cao nhất mọi thời đại (ATH) là 294,33 đô la đạt...

Dogecoin (DOGE) hướng đến mức cao nhất trong nhiều năm khi thời gian nắm...

Dogecoin (DOGE), memecoin hàng đầu, đang nhấp nháy tín hiệu breakout tiềm năng khỏi phạm vi giao dịch hẹp của mình. Nếu động lực này...
Coinbase

Coinbase xử lý giao dịch chậm trên Solana, cam kết hỗ trợ cấp độ...

CEO Coinbase Brian Armstrong thông báo sàn giao dịch đã giải quyết triệt để tình trạng chậm trễ trong giao dịch Solana, phản hồi trước...
crypto token

Công ty crypto nhận tội wash trading token do FBI tạo ra

Một công ty dịch vụ tài chính crypto đã nhận tội hỗ trợ thao túng thị trường cho một token do FBI tạo ra...

Nhà phát triển Ethereum Eric Conner từ chức, bày tỏ thất vọng với ban...

Eric Conner, một trong những nhà phát triển cốt lõi của hệ sinh thái Ethereum, đã thông báo rời khỏi cộng đồng Ethereum, nêu...

CARV ra mắt D.A.T.A Framework, giúp AI Agent ‘nhìn và nghe’ dữ liệu on-chain...

CARV, hệ sinh thái AI chain cho phép chủ quyền dữ liệu ở quy mô lớn, vừa công bố ra mắt D.A.T.A Framework, một...

Ví Solana liên kết với ZachXBT đã rút gần 4 triệu đô la từ...

Một ví Solana liên kết với nhà điều tra blockchain nổi tiếng ZachXBT đã rút gần 4 triệu đô la từ một dự án...

80% hodler Bitcoin ngắn hạn đang có lãi khi FOMO diễn ra mạnh mẽ

Sau khi ghi nhận mức tăng 10% vào ngày 20 tháng 1, giá Bitcoin (BTC) tiếp tục duy trì trên 100.000 USD trong suốt...

Joe Lubin: Các nhà phát hành Ethereum ETF mong đợi staking sẽ sớm được...

Các nhà phát hành quỹ hoán đổi danh mục Ethereum (ETF) hy vọng rằng các quỹ cung cấp dịch vụ staking có thể "sớm"...

Giá TORN tăng 175% sau khi Tòa án Hoa Kỳ lật ngược lệnh trừng...

Tòa án Quận phía Tây Texas đã ra lệnh đảo ngược quyết định trước đó ủng hộ các biện pháp trừng phạt đối với...

Thợ đào Bitcoin chứng kiến biên lợi nhuận gấp 3 lần mặc dù độ...

Các thợ đào Bitcoin đang ghi nhận mức lợi nhuận tăng gấp ba lần, bất chấp độ khó khai thác ngày càng gia tăng. Mô...

Vụ lừa đảo “ví XRP của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ” lan truyền trên...

Một vụ lừa đảo trên mạng xã hội gần đây đã gây xôn xao cộng đồng crypto, khi những cá nhân có trụ sở...

Tin vắn Crypto 22/01: Nhiệm kỳ tổng thống của Trump là “bình minh” đối...

Từ nhận định nhiệm kỳ tổng thống của Trump là "bình minh" đối với Bitcoin đến World Liberty đã chi 2,65 triệu USD để...

BNB Chain giới thiệu giải pháp phát triển AI Agent

BNB Chain, mạng lưới blockchain ban đầu do Binance phát triển, đã công bố một giải pháp AI Agent mới, nhằm hợp lý hóa...

Giá JUP giảm 4% khi Jupiter chuẩn bị airdrop 600 triệu đô la token

Nền tảng tổng hợp DEX hệ Solana, Jupiter, sẽ triển khai đợt airdrop mang tên “Jupuary” vào lúc 15:30 UTC hôm nay (tức 22:30...