Tiếp theo Phần 2, chương 5. Giờ chúng ta chuyển qua chương 6
6. Crypto sẽ dễ dàng sử dụng hơn
Trải nghiệm của người dùng ngày nay đối với hệ thống tiền kỹ thuật số vẫn còn khá hạn chế.
Nếu tôi ghi nhầm hoặc sao chép nhầm thì tiền của tôi sẽ biến mất vĩnh viễn. Nếu có một phần mềm bị trục trặc thì số tiền của tôi cũng sẽ ra đi. Nếu ai đó hack vào máy tính cá nhân hay điện thoại thì kết cục cũng tương tự.
Bạn có thấy điểm chung ở đây không? Mắc một lỗi nào đó và bạn đi tong. Có thể ví đây giống như đang lái xe trên một con đường rộng 1inch trên núi mà không có lan can ở 2 bên vậy.
Các ví thì hoạt động chậm, khó sử dụng và cũng trông thật xấu xí. Lần cuối cùng khi tôi nâng cấp lên Ethereum thì nó quên giữ lại chìa khóa cá nhân nên tôi phải hồi phục lại toàn bộ. Cũng trong đầu năm nay tôi có một lượng Bitcoin bị kẹt trong một phiên bản của Multibit từ năm 2013. Tôi phải mất 1 tuần lễ để giải phóng lượng Bitcoin đó sau khi phần mềm lầm tưởng rằng tôi đã thực hiện một giao dịch không hề xảy ra.
Hãy thử tưởng tượng nếu những ví điện tử này bị đưa vào trong ngăn lạnh (cold storage) và 5 năm sau mới được lấy ra sử dụng. Liệu đến khi đó chúng còn sử dụng được hay không? Điều gì sẽ xảy ra khi các máy tính lượng tử xuất hiện và chúng ta cần một sự cải tiến hoàn toàn ở các giao thức cơ bản khi chúng ở dưới mức có thể đáp ứng của hệ thống này?
Một người bình thường sẽ không bao giờ có thể thực hiện những quy trình này. Cơ hội bằng 0. Hai thập kỷ vừa qua trong ngành IT đã giúp tôi hiểu ra rằng mọi người có thể và sẽ làm hỏng những loại máy móc, thiết bị điện tử của họ theo nhiều cách không thể tưởng tượng được nếu bạn là một dân công nghệ. Họ gọi đó là Định luật Murphy.
Tệ hơn nữa, không có cách nào để phục hồi lại các giao dịch hoặc sự đảm bảo nào khi có sự cố xảy ra. Tôi thấy có nhiều thuật toán có thể đóng băng, đảo ngược và bảo vệ các giao dịch cũng như nhiều cách để tự bảo chứng và phục hồi số tiền bị đánh cắp. Hãy nghĩ chúng như các phiên bản được tự động hóa trong việc liên lạc với ngân hàng và thông báo về một tấm thẻ bị đánh cắp.
Nếu bạn không làm được, vậy thì hãy quên nó đi. Không phải ai cũng là dân công nghệ mà cũng có thể sử dụng Terminal trên Linux một cách thành thạo(Terminal là một chương trình phần mềm được cài đặt sẵn trên hệ điều hành Linux cho phép người dùng có thể giao tiếp với máy tính thông qua việc chạy các câu lệnh).
Chỉ có các hệ thống cung cấp tất cả tính năng từ phiên bản cũ cộng thêm các tính năng mới được chấp nhận rộng rãi.
Hãy nhớ lại thời đĩa CD – ROM còn thịnh hành vào những năm 80. Chúng có sở hữu hàng tá những tính năng như các bảng biểu, màu sắc và bạn có thể sao lưu dữ liệu.
Nhưng chúng lại không đủ hoàn hảo vì có những lỗi chết người. Ray Kurzweil gọi đây là những “False pretender” (tạm dịch: lỗi giả mạo sự cố) – cụm từ về giai đoạn tiến hóa phát triển trong quyển sách của ông The Singularity is Near (Đơn trạng đang đến gần). Công nghệ mới mang lại một số lợi ích nhất định nhưng bên cạnh đó cũng có những bất lợi tồn đọng để có thẻ khiến công nghệ này thật sự phổ biến lên toàn thế giới và thay thế được công nghệ tiền nhiệm.
Mãi cho đến khi Kindle và iPad xuất hiện cùng với eReader sở hữu toàn bộ những tính năng vốn có cho việc đọc sách như là tính di dộng, dễ nhìn cộng thêm những tính năng mới như khả năng mang theo hàng trăm cuốn sách cùng một lúc, một thứ gì đó mà ngay cả một cái cây không thể làm được.
Crypto phải theo lộ trình tương tự, từ những lỗi ban đầu cho đến cung cấp những nguồn lực mới chưa từng biết đến cho mọi người và các công ty để chinh phục được thế giới.
Tôi nhận ra nhiều loại hệ thống cần thiết khác nhau xuất phát từ mong muốn chuyển tiền kỹ thuật số cho con em chúng ta. Chính vì vậy, chúng ta sẽ cần một ngân hàng đặc biệt được tạo nên từ một nhóm người nào đó khi cần thiết hoặc các ngân hàng được thuật toán hóa và các ví đa chữ ký với dịch vụ điện toán phi tập trung hoặc dịch vụ foglet để hoạt động như một trọng tài cuối cùng.
Không đơn giản để chia nhỏ chìa khóa của bạn và giao cho nhừng người ban tin tưởng hoặc thân yêu. Đó chính là giải pháp cần được thông qua đầu tiên. Bạn bè đến một lúc nào đó sẽ không còn là bạn bè, gia đình cũng sẽ ly tán hoặc qua đời hoặc một viễn cảnh nào đó thậm chí tệ hơn. Chúng ta cần một thứ gì đó tốt hơn và hoàn toàn tự động hóa.
Hãy nghĩ về khó khăn mỗi khi chuyển một lượng Bitcoin của bạn cho một người thân nào đó. Sẽ ra sao nếu ngày mai bạn không còn trên cõi đời này hoặc bị tai nạn khiến bạn mất trí nhớ?
Và ngay cả khi bạn đã có kế hoạch dự phòng cho những tình huống như vậy thì phải chấp nhận sự thật rằng việc này rất khó khăn.
Bạn sẽ phải viết một bản di chúc, phong tỏa các chìa khóa và ví riêng của bạn trong két sắt, cung cấp mật khẩu cho luật sử của mình và hy vọng rằng ông ta sẽ không làm gì với chúng hoặc bí mật sao chép tất cả vào một cái USB hoặc ví Trezor/Nano không bị khai tử. Bạn cũng có thể tạo một ví điện tử với nhiều lớp chữ ký khác nhau của một số người bạn và thành viên gia đình, hy vọng rằng ai đó sẽ không tra một phiên bản khác vào Github với cửa sau hoặc một lỗi nào đó rồi làm mọi thứ rối tung lên. Tất cả những thứ này đều thật khó coi và trông thật trẻ con. Thật không thể chấp nhận được.
Nhân tiện, nếu bạn muôn bắt đầu kinh doanh tiền kỹ thuật số mà trong tương lai mọi người đều cần đến thì hãy giải quyết bài toán về vấn đề thừa kế. Mọi người sẽ vui vẻ trả tiền cho bạn.
Tôi thấy rằng các hợp đồng thông minh và AI có thể làm nên những bản di chúc với số tiền do bạn tự bảo chứng. Về bản chất, bản thân blockchain sẽ là ngân hàng và văn phòng dịch vụ khách hàng nên có lẽ việc sử dụng đánh giá sinh trắc học và các bên thứ ba đóng vai trò làm bằng chứng cổ phần hoặc AI phi tập trung có thể xác thực những người thân của bạn cũng như giúp tự kích hoạt vào những sự kiện trọng đại như ngày bạn ra đi mãi mãi. Mật khẩu tự động và phục hồi chìa khóa sẽ bị dừng lại.
Cho dù việc này trông như thế nào, chúng ta sẽ cần những thuật toán về xác suất xấp xỉ cho việc điều khiển mà chúng ta hiện đang có cho việc chuyển tiền cho người khác và giữ nó tránh xa bàn tay của những người muốn đánh cắp tiền của chúng ta. Chúng ta cũng sẽ cần một hệ thống để bảo vệ bản thân khỏi những tai nạn và cái chết.
7) Các giao thức của tiền kỹ thuật số sẽ mang tính trừu tượng từ chính những đồng tiền đó.
Các đồng tiền đang tồn tại đều bị ràng buộc với những giao thức của chúng.
Tôi mong rằng chúng ta sẽ trừu tượng hóa những giao thức cho việc trao đổi, gửi – nhận tiền cũng như việc đảm bảo, phòng ngự và tích trữ các coin của chúng ta.
Điều này sẽ phản ánh sự phát triển của các máy chủ ngày nay từ vật chất thuần kim loại cho đến công nghệ ảo hóa và severless (cái tên dành cho công nghệ chạy code mà lập trình viên không phải lo cài đặt cấu hình server).
Để bắt đầu thì chúng ta cần xác định rằng hầu hết tiền kỹ thuật số không thể mở rộng. Chúng ta thậm chí không thể đến gần việc tấn công vào quy trình xử lý giao dịch trên chuỗi (on-chain) của Visa – thứ được mệnh danh là Chén thánh của hệ thống Crypto và đối trọng của nhiều tranh luận cũng như ý kiến trái chiều. Ở mức tối đa, Bitcoin có thể thực hiện 7 giao dịch mỗi giây.
Một số người đã đi quá xa khi xem đây là một đức hạnh của đồng tiền này khi nó khuyên khích mọi người tiết kiệm và tích trữ hơn là chi tiêu sử dụng.
Điều này thật vô lý.
Chúng ta nên luân chuyển những đồng tiền này càng nhanh, càng xa càng tốt khi chúng ta muốn.
Hãy đối mặt với điều này, giới hạn 1 MB không là gì cả. Cơ bản Bitcoin không có giới hạn. Nhưng sau đó Satoshi đã lén lún bỏ đi trong đêm, không thèm quan tâm đến đồng tiền này và không có lời giải thích rõ ràng về mã nguồn của đồng Bitcoin. Hầu như không có gì ngoại trừ một cách ngăn chặn sơ sài các cuộc tấn công DDoS.
Chúng ta có thể và sẽ đi đến việc tạo ra những biện pháp bảo vệ tốt hơn.
Bạn có phải là một người tuân thủ theo quy tắc 1MB? Thế còn SegWit2X 2MB thì sao? Có thể bạn nên đi đào khối 078MB?
Hoàn toàn sai. Tất cả chúng đều hoàn toàn sai lầm và ngớ ngẩn.
Theo Lightning Network, nếu 7 tỷ người trên Trái Đất thực hiện chỉ 2 giao dịch trong một ngày thì sẽ tốn hết:
- 24 GB khối
- 3.5 TB/ngày
- 1.27 PB mỗi năm
Chúng ta cần nghĩ khác đi và phát triển vượt lên trên sự vô nghĩa để thiết kế nên những giải pháp thực tế. Để tồn tại, Bitcoin và Crypto cần phải thay đổi. Sẽ không mấy khó khăn khi tích hợp những hệ thống phòng thủ và các thuật toán kỹ thuật số mới khi máy tính lượng tử xuất hiện với tốc độ xử lý nhanh hơn và sáng tạo hơn.
Chúng không thể chỉ ăn mừng trên vòng nguyệt quế từ tầm nhìn của Satoshi và giả định rằng ông ta sẽ nghĩ ra mọi thứ.
Ông ấy đã không làm vậy.
Và thành thật mà nói, làm gì có ai quan tâm Satoshi nghĩ gì? Ông đã rời cuộc chơi. Nếu ông ta thật sự muốn tiếp tục thì có lẽ ông sẽ bị rơi vào lòng luẩn quẩn như Linus đã làm với Linux. Nhưng ông đã không làm vậy. Satoshi phó thác phần còn lại cho chúng ta xử lý.
Vậy hãy bắt đầu thực hiện công việc này vì hệ thống hiện tại sẽ không trụ vững hoặc sẽ trở nên bị chi phối bởi các bộ vi xử lý thanh toán mạnh mẽ hơn như hệ thống chúng ta đang sở hữu bây giờ.
Một cách để làm được việc này là thâu tóm tất cả những giao thức và chạy những coin cũ hơn như là một thứ có giá trị ngang hàng với các cỗ máy hoặc thiết bị chứa ảo. Sau đó các quy định sẽ phân chia các đồng tiền với nhau.
Đây mới chỉ là một cách nhưng để thật sự trở nên một công nghệ đột phát hứa hẹn thì blockchain cần một sự đổi mới thật sự.
Nếu không, mọi người sẽ nghĩ một cách thoáng qua hoặc chúng ta vẫn sẽ tranh luận với nhau giữa 1 MB và 2 MB trong khi đồng tiền CryptoRuble và CruptoYan sẽ thôi qua chúng ta.
Chúng ta cũng cần làm việc này vì nó sẽ trở nên cần thiết khi phòng thủ chống lại diễn biến thù địch và các đợt tấn công APT (advanced persistent threat). Hãy tưởng tưởng lửa của Trung Quốc tấn công hay ngăn chặn các giao dịch bằng cách làm rối các gói thông tin và các tiêu đề với một người thuộc cấp bộ nhà nước trong các cuộc tấn công tầm trung. NEMarchitecture là một bước đầu tiên thật sự tốt khi nó bao gồm tường lửa như một sự bảo hộ cho các node.
Nhưng hệ thống này cần phát triển hơn nữa để ngăn chặn các cuộc tấn công quy mô và tinh xảo hơn như và sẽ không mất đến hơn 4 năm và một hard fork để triển khai thực hiện giải pháp.
Giải pháp tốt nhất sẽ trông như các chuỗi quy tắc an toàn đã được mở rộng sau đó sẽ tải về tất cả các node trong hệ thống hoạt động để phát hiện sự xâm nhập, tường lửa và các kiểm tra các giao thức và AI dựa trên các quy trình tự phát triển và biện pháp trả đũa. Hãy xem xét ICE của Neuromancer
8) Chúng ta sẽ có 4 coin chi phối chính, 50 đến 100 coin nhỏ hơn, vô số biến thể của những coin này và loại tiền tệ cơ bản của chính phủ.
Ngay bây giờ chúng ta đang tạo ra các coin cho mọi thứ.
Bạn có biết một nền tảng nhận dạng như Civic không? Hãy mua một coin từ họ.
Hay tạo nên một DNS (Hệ thống phân giải tên) được phi tập trung hóa? Hãy tạo nên một coin và cho lên sàn ICO!
Hay đầu tư đến “mòn cả mông” để xây dụng nên một ứng dụng blockchain? Bạn cần phải có một coin bạn hiền à!
Thật ra bạn không cần phải sở hữu một coin.
Các đồng tiền sẽ bắt đầu chuyển thành những loại khác nhau. Ở điểm này tôi chỉ có thể thấy 4 loại coin, với một blockchain của những blockchain (hoặc công nghệ hậu blockchain) trao đổi liền mạch khi cần thiết để cung ứng dịch vụ.
1. Deflationary Saver Coin (tạm dịch: Đồng tiền tiết kiệm giảm phát)
2. Inflationary Spender Coin (tạm dịch: Đồng tiền chi tiêu lạm phát)
3. Action Token (Token hoạt động)
4. Reward Token (Token trao thưởng)
Các đồng tiền tiết kiệm giảm phát dành cho tích trữ và đầu tư. Chúng sẽ tăng giá trị theo thời gian và tiết kiệm lợi ích. Mọi người quan tâm đến hình thức đầu tư này và đó là lý do Bitcoin là khởi nguồn của tất cả.
Một đồng tiền lạm phát phản chiếu đồng Đôla ngày nay. Không ai thích chi Bitcoin để mua một TV màn hình phẳng chỉ để nhận ra rằng họ vừa bỏ ra tương đương 175.000$ giá trị ở một vài năm sau đó khi giá của Bitcoin leo lên đỉnh. Chúng ta cần những đồng tiền ổn định và có thể chi tiêu được. Hãy tưởng tượng đây là ví dụ về “Tích trữ giá trị” mà Paul Kruman vẫn thường càu nhàu và biết rằng chúng ta thật sự cần làm vậy để mua và bán hàng hóa thường ngày.
Action token (Token hoạt động) dành cho các hoạt động trong hệ thống mà cần có sự tự do như là bỏ phiếu bầu chọn hoặc đơn giản như việc gửi một tin nhắn. Đây không gọi là những giao dịch vi mô. Cài đặt lại mật khẩu hoặc việc gì đó tương tự không nên mất phí tương đương với 2 xu. Như một người ở EOS từng nói “Nếu bạn đến Amazon và tốn hết 3 cent để tải một trang web thì có lẽ không có ai muốn làm việc này.”
Reward token (Token trao thưởng) được thiết kế để xuất hiện trong hệ thống như là một hình thiasc kỹ thuật số của karma, khuyến khích các hành động tốt đẹp và trừng phạt những hành động xấu.
Bạn thực sự có thể xây dựng một hệ thống cuối cùng chỉ với 4 loại coin này. Những coin khác có thể hoạt động một cách đơn giản như là một tiểu hợp phần của 4 loại coin chính kể trên với lượng dữ liệu khác nhau.
9) Chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta không biết khỉ gì về các nền kinh tế
Bạn có phải là một người luôn có kế hoạch như Keynes hay là một người theo chủ nghĩa thị trường tự do của Áo không?
Câu trả lời: Ai mà quan tâm cơ chứ?
Tất cả các lý thuyết kinh tế của chúng ta đề dựa trên các nghiên cứu được thực hiện với sự hạn chế về dữ liệu ở thời đại đó. Những lý thuyết kinh tế hiện tại sẽ chứng minh cho những tiến bộ như các bức tranh trong hang động khi chúng ta thử nghiệm những hệ thống kinh tế mới trong những năm tới đây.
Đó chính là định nghĩa về những đồng tiền mới: Hệ thống kinh tế vi mô đang ở bờ vực sụp đổ.
Đó là kinh tế học của Darwin.
Có thể một số định luật kinh tế học cơ bản vẫn còn đúng nhưng nhiều trong số chúng đơn giản sẽ sụp đổ ra khỏi đường đi. Đó chính là vì với hệ thống blockchain, chúng ta sẽ có những dữ liệu kinh tế thực tế ở mức độ toàn cầu chứ không phải chỉ là một mớ những giả thuyết được viết ra bằng bút chì hàng trăm năm trước.
Khi trí thông minh nhân tạo theo dõi được các con số trong thực tế thì chúng ta sẽ có thể thấy những tác động thực tế của biểu thuế hoạt động trong một quốc gia khi giá tăng lên cho việc xây dựng ở một quốc gia khác phục thuộc vào thép. Chúng ta sẽ theo dõi sản xuất và chế biến ở quy mô toàn cầu với sự chính xác đang kinh ngạc và những gì chúng ta học được từ đây sẽ làm cho chính ta cảm thấy bỡ ngỡ theo nhiều cách kỳ diệu khác nhau.
Phần 2: Tương lai của Bitcoin 20 năm sau?
Tác giả: Daniel Jeffries
Dịch giả: Flynn
Theo Tapchibitcoin