Hãng Shell Oil đang có dự định tiếp tục rót một khoản đầu tư vào công nghệ blockchain, sau khi đã đầu tư vào dòng crypto phổ biến là bitcoin.
Công ty dầu khí lớn thứ năm trên thế giới trị giá 262 tỷ USD, đang đầu tư một khoản tiền chưa được tiết lộ vào nền tảng LO3, một startup ở New York sử dụng phiên bản cải tiến từ blockchain Ethereum để giúp các cá nhân dễ dàng mua và bán năng lượng sản xuất tại địa phương sử dụng mạng cáp điện hiện có.
Nếu công nghệ blockchain của bitcoin cho phép người dùng theo dõi dòng giá trị mà không cần hệ thống kiểm toán của ngân hàng, thì nền tảng của LO3 còn có tên gọi là Exergy, được thiết kế để theo dõi dòng năng lượng khi được thêm vào mạng năng lượng địa phương dùng chung, cung cấp cho khách hàng thông tin đã mua năng lượng từ hệ thống năng lượng từ cối xay gió hay năng lượng mặt trời.
Nếu thành công, nền tảng LO3 và các đối thủ mới nổi khác sẽ thay đổi vai trò của các công ty phân phối và truyền tải điện truyền thống như Con Edison tại Hoa Kỳ và Western Power Distribution tại Anh, chuyển từ dịch vụ chuyên lắp đặt cáp ngầm, nhanh chóng trở thành nhà quản lý phân phối lưới năng lượng địa phương với hiệu suất tốt hơn.
Theo Giám đốc đầu tư của Shell Ventures là Kirk Coburn cho biết”
“Chúng tôi mong muốn một xã hội sẽ sớm hòa mình vào môi trường có hàm lượng carbon cực thấp. Và nền tảng LO3 sẽ biến giấc mơ đó thành hiện thực”.
Theo đó, gói đầu tư vừa mới được công bố chỉ là một phần nhỏ của khoản đầu tư lớn được tài trợ bởi Tập đoàn Sumitomo có trụ sở tại Nhật Bản. Tất nhiên, khoản đầu tư chi tiết đều được giữ bí mật. Thêm vào đó, Coburn sẽ tham gia LO3 với tư cách là Giám sát viên Hội đồng quản trị, đây là một phần của thương vụ đàm phán và nhiều khả năng Coburn sẽ sớm trở thành viên Hội đồng quản trị chính thức trong khi chờ đợi các khoản đầu tư trong tương lai.
Ngoài ra, các kế hoạch trước đây để tăng vốn bằng cách bán token dựa trên nền tảng ICO đã bị hoãn lại. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin khẳng định, token XRG vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền tảng khi chính thức ra mắt vào năm 2020.
Các token sẽ dùng để khuyến khích khách hàng tương tác với nền tảng và được quyền yêu cầu truy cập vào lưới năng lượng phân tán. Theo đại diện Shell cho biết, khách hàng có quyền tùy chọn chuyển đổi khoản đầu tư của mình thành token XRG ngay tại thời điểm ra mắt. Đáng chú ý, công ty còn đang thiết kế thêm một token khác, có tên gọi là Anergy, sẽ cho phép người tiêu dùng bán dữ liệu về việc sử dụng năng lượng của họ cho các công ty bên thứ ba.
Hiện tại, công ty đang xây dựng Exergy dựa trên công nghệ blockchain Ethereum và sẽ sớm phát hành token trong thời gian tới. Điểm thú vị là Exergy đang được thiết kế để cho phép tích hợp dễ dàng với đổi thủ blockchain cạnh tranh khác là EOS. Nền tảng EOS sở hữu crypto riêng và cũng cho phép tạo ra các token mới và được quảng cáo là hỗ trợ khối lượng giao dịch lớn hơn.
Theo Giám đốc LO3 là Ben Conte cho biết:
“Chúng tôi hướng đến xây dựng một blockchain tương thích, giúp kết hợp những ưu điểm mà cộng đồng blockchain hiện đã đạt được”.
Nói về startup LO3 hiện có đến 35 nhân viên, với hầu hết các kỹ sư đến từ Portland, Oregon và một số nhân viên khác từ Úc và Tokyo. Công ty hiện có kế hoạch sẽ rót vốn đầu tư để chuẩn bị cho sự kiện ra mắt vào năm 2019. Kể từ khi dự án còn là bản thử nghiệm beta, người dùng sẽ có thể đặt tùy chọn trên ứng dụng dành cho smartphone, tùy chọn cách thức và thời điểm sử dụng tài nguyên năng lượng địa phương và biết chính xác nguồn năng lượng sẽ giao dịch.
Về cơ bản, nền tảng blockchain là một sổ cái giao dịch minh bạch, được chia sẻ mà không chịu khiểm soát trung gian bởi kiểm toán, người dùng vì thế sẽ đảm bảo nguồn gốc năng lượng mà họ tùy chọn mua.
Như vậy, đây chính là khoản đầu tư công khai thứ tư của Shell vào công nghệ blockchain. Các danh mục đầu tư khác của công ty bao gồm:
- Sàn giao dịch dầu mỏ Vakt, trong đó Shell đã giao dịch vào năm 2018;
- Xây dựng nền tảng phái sinh Shell dựa trên ứng dụng Blockchain, đã bắt đầu thử nghiệm vào năm ngoái;
- Nền tảng hàng hóa Komgo, được xây dựng trên blockchain ethereum mã nguồn mở.
Hiện nay, hầu hết người tiêu dùng năng lượng ít có sự lựa chọn về nguồn năng lượng của họ và bị giới hạn bởi các công ty lắp đặt và cơ sở hạ tầng khác trong khu vực của họ. Nếu một cá nhân muốn tìm kiếm giải pháp thay thế thân thiện với môi trường, lựa chọn tốt nhất của họ thường là mua “chứng chỉ năng lượng tái tạo” (REC) để hỗ trợ sản xuất năng lượng thân thiện với môi trường.
Vì vậy vào năm 2016, LO3 đã tiến hành một trong những thí nghiệm đầu tiên sử dụng công nghệ của mình cho các hàng xóm ở phía bên kia đường phố ở Brooklyn bán năng lượng mặt trời cho một người hàng xóm ở phía đối diện, hoặc xa hơn trong khu phố. Mặc dù bản demo chưa được triển khai rộng rãi, nhưng nó cho thấy một hệ thống dựa trên blockchain có thể tạo thành khối xây dựng của một nền kinh tế năng lượng đa dạng, cạnh tranh và có nguồn gốc truy xuất từ địa phương rõ ràng.
Kể từ đó, LO3 đã huy động vốn từ Braemar Energy Ventures ở New York, Energy Centrica ở Vương quốc Anh và Siemens có trụ sở tại Munich. Khi được mở rộng lên quy mô lớn hơn, Coburn hy vọng nền tảng LO3 sẽ tạo ra một thị trường năng lượng khép kín, nơi các nhà sản xuất năng lượng địa phương có thể kết nối trực tiếp với các nước láng giềng.
Trong giai đoạn đầu, những thị trường hiện đang được thử nghiệm gồm Anh, Colombia, Nhật Bản và Úc, sau đó sẽ thúc đẩy tạo doanh thu mới cho người dân địa phương và khuyến khích mua hàng hiệu quả hơn về năng lượng. Theo nhà sáng lập LO3 và Giám đốc điều hành Lawrence Orsini cho biết:
“Nếu tôi mua REC từ một nhà máy ở Montana và sống ở New York, tôi không hít thở không khí từ Montana mà hít thở không khí từ New York, thay vì trả tiền cho không khí sạch ở New York chứ không phải không khí sạch ở Montana”.
Ngoài ra, trên thị trường cũng xuất hiện những đối thủ cạnh tranh khác như Power Ledger dùng blockchain ethereum mã nguồn mở và Veridium dùng blockchain stellar của IBM. Như vậy, điểm chung của họ đều hướng tới việc sử dụng blockchain để theo dõi các khoản tín dụng năng lượng.
Theo Trung tâm Giải pháp Khí hậu & Năng lượng Toàn cầu cho biết từ năm 2010 đến 2016, việc sử dụng năng lượng tái tạo đã tăng 67% tại Mỹ. Nhưng tính đến năm ngoái, chỉ có 11% năng lượng của Mỹ đến từ các nguồn tài nguyên tái tạo.
Theo Hiệp hội Thông tin Năng lượng cho biết để đẩy nhanh tốc độ đó, một số công ty của Mỹ bao gồm Apple và Bank of America đã tham gia nhóm RE100, là nhóm quốc tế gồm 185 doanh nghiệp cam kết chuyển sang năng lượng tái tạo 100% chậm nhất vào năm 2050.
Theo Orisini để đáp ứng nhu cầu đó của các doanh nghiệp và những công ty khác, vì nhiều lý do, không muốn phụ thuộc vào năng lượng được cung cấp bởi các công ty năng lượng truyền thống. Lý do quan trọng nhất là chi phí vận chuyển than và nguyên liệu thô từ khoảng cách xa, đã làm hao hụt năng lượng khi điện truyền tải từ dây cáp, dẫn đến chi phí đầu vào tăng cao.
Vì vậy, khi thị trường công nghiệp xanh phát triển và mọi người sẽ chuyển sang xu hướng công nghệ năng lượng tái tạo, họ sẽ chọn mua nguồn cung năng lượng gần hơn để tiêu thụ năng lượng tái tạo cho các hoạt động sản xuất.
- Gã khổng lồ Fidelity International bắt đầu khám phá blockchain
- SEC muốn sử dụng dịch vụ dữ liệu Blockchain để hỗ trợ việc giám sát rủi ro
Hòa Phạm
Tạp chí Bitcoin | Forbes