Nhìn chung, thị trường DeFi gần đây vẫn có khả năng phục hồi nhanh sau những đợt điều chỉnh lớn. Trên thực tế, trong tuần qua, các token DeFi giao dịch cao hơn, quay trở lại các mức hồi đầu tháng 6.
Tuy nhiên, SUSHI, một trong những token DeFi nổi bật nhất của thị trường, vẫn tiếp tục giảm đến nay. Trước khi giải mã lý do, chúng ta hãy phân tích trạng thái của một vài chỉ số chính.
Biểu đồ giá SUSHI | Nguồn: Tradingview
Khả năng giữ chân và người dùng mới
Về mức độ tiếp cận của người dùng, dự án khá thua kém các nền tảng DeFi khác. Trung bình, gần 1.800 người dùng mới được liên kết với giao thức mỗi ngày. Số liệu nói trên tăng đột biến kể từ tháng 9 năm ngoái. Tuy nhiên, số lượng hàng tháng kể lại một câu chuyện hơi khác.
1.800 người dùng hàng ngày sẽ tạo ra khoảng 54.000 người dùng hàng tháng. Nhưng biểu đồ cho thấy số liệu chỉ đạt 42.000, có nghĩa là tăng không đồng đều. Trên thực tế, trong vài tháng qua, số lượng người dùng (cả cũ và mới) đã giảm xuống.
Hơn nữa, bất cứ khi nào người dùng mới tham gia mạng, giá SUSHI đều sẽ tăng. Hiện tại, vì số lượng địa chỉ đang hoạt động không thực sự tăng nên giá SUSHI cũng đang giảm.
Người dùng mới của Sushiswap (tím) | Nguồn: Glassnode
Ngoài ra, giao thức không thể giữ chân người dùng hiện tại trong thời gian dài hơn. Số lượng địa chỉ mới tăng vọt ở cấp độ vĩ mô là tốt, nhưng không có khả năng giữ chân người dùng lại là một trở ngại về lâu dài.
Số dư trên sàn giao dịch
Số dư của SUSHI trên các sàn giao dịch tăng 23% kể từ đầu năm nay. Điều này ngụ ý HODLer đang có ý định bán coin của họ. Đây rõ ràng là một dấu hiệu không hề thuận lợi chút nào.
Ở giai đoạn này, cần lưu ý rằng các token SUSHI được trao cho nhà cung cấp thanh khoản trong thời gian khóa. Tuy nhiên, vào đầu tháng 4 năm nay, lịch trình khóa đã được điều chỉnh. Kể từ thời điểm đó, tất cả sàn giao dịch đều chứng kiến số dư gia tăng mạnh mẽ. Trên thực tế, một báo cáo của Glassnode gần đây đã nhấn mạnh:
“Tỷ lệ phần thưởng SUSHI đang khóa tiếp tục được gửi đến các sàn giao dịch tăng cao theo thời gian, có khả năng tăng áp lực bán đối với token cho đến tháng 10”.
Phần trăm số dư trên sàn giao dịch | Nguồn: Glassnode
Tuy nhiên, trong tổng nguồn cung lưu hành của SUSHI, khoảng 40% được stake và HODLer kiếm được thu nhập từ phần thưởng staking. Gần đây, tỷ lệ chấp nhận SUSHI đang gia tăng. Nguồn cung còn lại được giữ trong ví (37%) hoặc trên các sàn giao dịch tập trung (23%).
Những điều tích cực
Giữa tình trạng không mấy hấp dẫn của các chỉ số nói trên, thanh khoản của SUSHI vẫn mạnh kể từ khi ra mắt vào tháng 8 năm ngoái. Báo cáo của Glassnode cũng nhấn mạnh cứ 1 đô la thanh khoản trên Ethereum hoặc Polygon, SUSHI đạt khối lượng giao dịch 2 đô la trên các chuỗi tương ứng. Ngoài ra, đà tăng trưởng hàng năm và sản phẩm của SushiSwap cũng vẫn mạnh mẽ.
Nhu cầu tìm kiếm rủi ro với SUSHI không còn lạ lẫm với mọi người trong cộng đồng. Các phát triển tập trung vào hệ sinh thái của giao thức có khả năng kéo token ra khỏi giai đoạn trì trệ này. Khi SUSHI bắt đầu xâm nhập không gian DeFi vào năm ngoái, mọi người dự đoán token sẽ không mấy nổi bật. Tuy nhiên, SUSHI đạt được nhiều thành công và duy trì cách tiếp cận táo bạo đối với đổi mới cũng như thử nghiệm, do đó triển vọng dài hạn của token dường như nằm trong tầm an toàn.
- 8 altcoin giảm mạnh nhất trong tuần: SLP, COMP, SHIB, FLOW, MDX, KCS, SUSHI, STX
- Đây là những gì có thể mong đợi từ UNI, AAVE, SUSHI
- ADA có thể tăng vọt 400% so với mức hiện tại, theo KOL Michaël van de Poppe
Minh Anh
Theo AMBCrypto