Trước sự ngạc nhiên của hầu hết mọi người, đồng tiền kỹ thuật số vốn hóa lớn có vốn hóa thị trường tăng nhanh nhất trong năm nay là Tether (USDT), không phải Bitcoin hay Ethereum.
Vào năm 2020, tổng giá trị thị trường của các loại tiền kỹ thuật số đã tăng 106,74% theo CoinMarketCap. Trong số 5 loại tiền kỹ thuật số hàng đầu theo vốn hóa thị trường, USDT đã tăng trưởng mạnh nhất. Tốc độ tăng trưởng từ đầu năm đến nay (YTD) của nó là gần 300%, khiến nó trở thành tiền điện tử lớn thứ ba thế giới, với định giá hơn 16 tỷ đô la.
USDT đang điều hành một hoạt động ngách “ổn định” trong một thị trường không ổn định.
1. Nhu cầu mạnh mẽ đến từ giao dịch phái sinh và thị trường mới nổi
USDT là một loại tiền kỹ thuật số được gắn với đồng đô la Mỹ. Nó được tạo ra bởi Bitfinex để ổn định tỷ giá hối đoái trong các giao dịch tiền kỹ thuật số. Kể từ khi ra đời, stablecoin đã đóng một vai trò rất quan trọng trên thị trường.
Giao dịch đã trở thành nguồn cầu chính đối với USDT. Theo dữ liệu từ Chainalysis, gần 97,9% USDT đã phát hành được phân phối trực tiếp từ kho bạc Tether đến các sàn giao dịch dựa trên mức trung bình 180 ngày.
Theo dữ liệu dòng chảy USDT của sàn giao dịch từ Chainalysis, dòng chảy của USDT đến các sàn giao dịch chỉ phái sinh hiện đang tăng mạnh nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng tuần so với 180 ngày là 248,1%, cho thấy nhu cầu ngày càng tăng gần đây đối với USDT từ sàn giao dịch phái sinh.
Năm 2020, với sự tham gia của các quỹ đầu cơ và các tổ chức tài chính truyền thống, nhu cầu về các sản phẩm phái sinh cũng ngày càng tăng. Trong cấu trúc thị trường của các sản phẩm phái sinh tiền điện tử, loại sản phẩm phổ biến nhất là “hợp đồng hoán đổi ngược” (với Bitcoin làm tiền tệ cơ bản). Nhưng với sự gia tăng của các nền tảng giao dịch phái sinh mới nổi (chẳng hạn như FTX, Binance Futures), trọng tâm đã chuyển sang việc phát hành “phái sinh tuyến tính của USDT” và các sản phẩm này dần dần được các trader bán lẻ công nhận.
Trên một nền tảng giao dịch, cả nhà tạo lập thị trường và trader đều cần một lượng USDT khổng lồ để đạt được mức độ tiếp cận. Theo dữ liệu hợp đồng mở (OI) phái sinh Bitcoin từ Coingecko, OI của các giao dịch hoán đổi vĩnh viễn Bitcoin dựa trên USDT trên nền tảng Binance Futures đã tăng hơn 300% từ đầu năm 2020 đến nay, trong khi OI tổng hợp của nền tảng phái sinh nghịch đảo lớn nhất thế giới BitMEX giảm khoảng 38% so với đầu năm theo TheBlockData. Thị trường phái sinh bằng USDT ngày càng trở nên sôi động hơn.
Những người sử dụng nhiều tiền kỹ thuật số đến từ các quốc gia EM (thị trường mới nổi), nhiều người trong số họ thường đến từ các thị trường mới nổi như Đông Âu, Châu Phi, Nam Mỹ và Đông Á. Theo Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu của Chainalysis, 3 quốc gia có tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử cao nhất là Ukraine, Nga và Venezuela.
Có lẽ do những bất ổn của năm 2020, sự chú ý của thị trường toàn cầu đối với USDT đã tăng hơn 2 lần trong năm qua và nhu cầu về xuất vốn ra nước ngoài đã tăng nhanh.
Theo Chainalysis, việc sử dụng USDT nhiều nhất (hơn 5 tỷ đô la Mỹ) được xếp vào loại non-liquid (một tài sản không dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt theo giá thị trường). Ngoài việc là một phương tiện để giao dịch, nó còn được thị trường coi là một cách để lưu trữ giá trị.
2. Phát hành trên nhiều chain có thể giảm chi phí
Hầu hết các token Tether hiện đang nằm trên mạng Ethereum. Trong những năm gần đây, USDT cũng được phát hành trên nhiều chain công khai khác (TRON, EOS, Algorand, v.v.) sidechains (liquid) và mạng mở rộng layer-2 (OMG).
Paolo Ardoino, CTO của Tether tuyên bố rằng, việc chuyển USDT sang OMG sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng tắc nghẽn Ethereum và phí gas với tốc độ giao dịch được cải thiện.
Ethereum là chain công khai hiện đang nắm giữ nhiều USDT nhất. Việc các blockchain khác nhau tích hợp stablecoin đã trở nên phổ biến hơn. Hệ sinh thái Tether ngày càng trở nên đa dạng hơn, đáp ứng các nhu cầu phân khúc khác nhau và mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn hơn khi họ muốn tránh phí cao.
3. Cạnh tranh thị trường và tuân thủ
Các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của USDT là USDC và DAI. USDC có quy mô lớn nhất trong số các stablecoin thay thế, trong khi DAI là một stablecoin phi tập trung được sử dụng để thế chấp vượt mức. Hiện tại, các stablecoin thay thế chiếm hơn 32% giá trị thị trường lưu hành của USDT theo skew và con số đó vẫn đang tăng lên. Mặc dù không có đối thủ thực sự nào cho Tether, nhưng đối tượng tham gia vào lĩnh vực stablecoin ngày càng trở nên đa dạng hơn.
Với sự mở rộng ở bối cảnh stablecoin, thách thức lớn nhất mà stablecoin phải đối mặt có thể là sự tuân thủ và giám sát xuyên biên giới. Sau vụ rò rỉ “Paradise Papers” và các cuộc tấn công của hacker vào năm 2017, một số người có thể gọi USDT là “thiên nga đen” lớn nhất trong ngành tiền điện tử. Vào năm 2019, các công tố viên của Bang New York đã đưa các công ty mẹ của Tether là Ifinex Inc. và Bitfinex ra tòa.
Vào tháng 9 năm 2020, Văn phòng Tổng chưởng lý New York tiếp tục tiến hành một cuộc điều tra sâu về trường hợp Ifinex sử dụng Tether để bù đắp khoản lỗ 850 triệu đô la của Bitfinex vào năm 2019. Trong khi stablecoin đã phát triển thành nền tảng của ngành công nghiệp blockchain, nó cũng gặp nhiều thách thức.
- JP Morgan ra mắt dự án blockchain mới Onyx khi JPM Coin lần đầu tiên được sử dụng cho mục đích thương mại
- Các nhà phân tích tăng giá khi tỷ lệ tài trợ Bitcoin của Binance chuyển sang âm
- Phe bò sẵn sàng bảo vệ Bitcoin ở mức 13,000 đô la khi 450 triệu đô la BTC futures sẽ hết hạn vào thứ Sáu
Ông Giáo
Theo Longhash